Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ganh ghét và đố kỵ khiến tài năng thành “lỗi” ở công sở

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Tài năng là một “gia tài” riêng của mỗi người thế nhưng đôi khi gia tài ấy lại là lý do khiến cho bạn bị ganh ghét, cô lập thậm chí là hãm hại ở trong một môi trường cạnh tranh không công bằng. Và một ngày nào đó, bạn nhận ra rằng tài năng mà mình có lại là một “lỗi” lớn nơi công sở, nơi mà đáng nhẽ ra tài năng là thứ giúp bạn phát triển, cùng phục vụ cho một lợi ích chung. 

Xem ngay: Tin tuyển dụng việc làm hành chính văn phòng

1. Chuyện không của riêng ai 

Chuyện không của riêng ai

Mặc dù mới vào làm việc không lâu nhưng Hồng (22 tuổi, sinh viên mới tốt nghiệp, TP HCM) đã được sếp rất trọng dụng và giao cho một dự án tầm cỡ. Điều này khiến nhiều nhân viên cũ cảm thấy khó chịu và ganh ghét. Vậy là họ tìm mọi cách để bóc bách lỗi của Hồng trong dự án mà cô trình lên mặc cho trước đó cô đã liên tục hỏi ý kiến của mọi người nhưng ai nấy đều lắc đầu từ chối. Điều này khiến cho Hồng cảm thấy mất dần tự tin và không thể tiếp tục dự án đó nữa. 

Một trường khác, Trung, 24 tuổi, du học sinh mới trở về nước và đang làm việc ở vị trí coder cho một công ty tư nhân tại Việt Nam. Một lần nọ, khi Trung nảy ra một ý tưởng code mới và tính trình thử lên sếp xem sao thì vô tình một người đồng nghiệp bắt gặp. Anh ta cảm thấy tức giận và nói rằng Trung đang quá cố gắng để thể hiện mình và code của Trung không phù hợp với công ty. Vì tự tin với dòng code mới của mình nên Trung vẫn tiếp tục trình lên sếp và nhận được lời khen. Và cũng từ đó trở đi, Trung bị mọi người trong nhóm cô lập và không muốn nói chuyện hay làm việc cùng. 

Ngỡ tưởng chỉ có chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới” nên mới có những gièm pha tài năng “mới nhú” như vậy. Hóa ra kể với những người đã làm việc thâm niên vài năm cũng  gặp phải chuyện tương tự khi “vô tình” có tài năng.  

Hằng, 28 tuổi, một phóng viên của một tờ báo in ở Hà Nội đã phải nghỉ làm sau gần 4 năm cống hiến với tòa soạn vì đồng nghiệp ganh ghét, phá rối. Hằng đã phải chịu sự đả kích rất lớn về tinh thần suốt gần một tháng dù là trước đó, Hằng và đồng nghiệp không có bất kỳ xung đột nào. Nguyên nhân chỉ vì trước kia, Hằng là một cô gái có thực lực kém hơn mọi người nhưng một thời gian chăm chỉ cố gắng, năng lực của Hằng đã được nâng cao hơn nhờ vậy giúp Hằng được chú ý và liên tục được thưởng, bỏ lại đằng sau những người trước kia vốn có xuất phát điểm tốt hơn. NƠI CÔNG SỞ

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng tại Hà Nội

Những câu chuyện như của Hồng, Trung và Hằng không hề khó gặp ở bất kỳ môi trường công sở nào

Những câu chuyện như của Hồng, Trung và Hằng không hề khó gặp ở bất kỳ môi trường công sở nào. Nó xảy ra với cả những mới, những người làm lâu năm, những người cấp dưới và cả cấp trên, không ngoại trừ ai. Nhiều người đủ can đảm để vượt qua, nhiều người lựa chọn và sống chung như “sống với lũ”, nhưng cũng nhiều người không thể chịu đựng được mà tìm cách để rời đi. Tuy nhiên dù có chuyển đi đâu thì khó mà tránh khỏi cảnh ganh ghét, đố kỵ đó vì nó tồn tại ở khắp mọi công sở dù là nhà nước hay tư nhân như một món đặc sản công sở. 

2. Đối phó với đồng nghiệp hay ganh ghét, đố kỵ

Không phải ngẫu nhiên mà người ta có cả hàng nghìn bí kíp để có thể tồn tại nơi công sở. Bạn đương nhiên có thể chọn cách trốn tránh, tuy nhiên đây là nơi để bạn đi làm, để phát triển sự nghiệp chứ không phải là một cuộc vui mà có thể chọn bỏ hoặc tiếp tục. Hơn nữa bạn nên nhớ rằng sự cạnh tranh luôn là một động lực không thể thiếu để giúp ai đó có thể đột phá bản thân. Vì vậy mà môi trường công sở cần những sự cạnh tranh để phát triển, dù cho đôi khi sự cạnh tranh đó là một điều gì đó từ cái tính xấu của con người. Bạn có nhiều cách để đối phó với đồng nghiệp hay ganh ghét, độ kỵ với bạn 

2.1. Gây dựng mối quan hệ hòa đồng với đồng nghiệp 

Chúng ta có thể thừa nhận rằng, sự ganh ghét nơi công sở đối với tài năng của bạn hoàn toàn xuất phát từ sự ích kỷ của mỗi cá nhân. Thế nhưng chúng ta hãy đặt ngược lại giả thiết rằng nếu như chúng ta có những mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, thì có lẽ những sự ganh ghét sẽ hạn chế hơn rất nhiều. Nếu bạn là một nhân viên mới, đừng quá vội vàng thể hiện bản thân mà có thể bắt đầu bằng việc hỏi han những kinh nghiệm của các nhân viên đã làm ở đó lâu năm. Những câu chuyện về công việc vừa là cách để bạn làm quen với họ, cũng vừa là cách giúp bạn hiểu hơn về môi trường làm và công việc của bạn. 

Tham khảo thêm: Việc làm hành chính văn phòng tại Hồ Chí Minh

Gây dựng mối quan hệ hòa đồng với đồng nghiệp

Quay lại câu chuyện của Trung, rõ ràng ở đây bản thân Trung đã chưa làm tốt được điều này bởi vì Trung đã quá vội vàng, thậm chí là bỏ ngoài tai những ý kiến của mọi người xung quanh. Điều này khiến đồng nghiệp nghĩ Trung là một kẻ cơ hội, thích thể hiện, và đương nhiên nó trở thành một cái gai trong mắt của mọi người. Bạn không nhất thiết phải là một người “thảo mai” ở công sở, nhưng cư xử khéo léo mà giúp bạn làm việc thuận lợi hơn thì là một việc bạn nên làm. 

2.2. Luôn công khai những nỗ lực của bạn 

Có một thực tế rằng, đa số những người tỏ ra ganh ghét với tài năng của bạn đều bắt nguồn từ việc họ nghi ngờ công sức và năng lực của bạn không hề có mà thường nghĩ rằng bạn có được thành quả là do chiêu trò nào đó của bạn. Chính vì thế mà giải pháp dành cho bạn đó là luôn công khai những gì bạn làm được cũng như quá trình mà bạn đã vất vả để đạt được điều đó. Đương nhiên muốn vậy thì trước hết bạn phải thực sự chăm chỉ. Sự cần mần luôn là cái đầu tiên để người ta nhìn vào và biết được bạn đã khó khăn như thế nào chứ không phải đột nhiên mà đạt được một thành quả lớn. 

Suy nghĩ “áo gấm đi đêm” chính là sai lầm nhất của những kiệt xuất nơi công sở, đặc biệt là ở môi trường công sở ở Việt Nam. Bởi khi ai đó đã quá mệt mỏi vì những ganh ghét, đố kỵ họ sẽ thường không quan tâm đến những gì ai đó nói nữa, mà nghĩ rằng chỉ cần “Mình biết, đất biết, trời biết và không hổ thẹn với lương tâm là được”. Thế nhưng thực sự, nếu như bạn cũng cho tất cả cùng biết về nỗ lực ấy của bạn, rõ ràng những nghi ngờ của họ cũng tan biến và một phần nào đó họ sẽ nể phục bạn hơn.

Xem nhiều hơn: Chủ đề góc công sở

2.3. Phát triển kỹ năng teamwork 

Phát triển kỹ năng teamwork

Nếu bạn nghĩ rằng, người giỏi thì sẽ luôn cô đơn trên đỉnh cao, thì việc bạn luôn bị những thị phị bủa vây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Những người giỏi thì ở trên đỉnh cao nhưng không có nghĩa là những người giỏi sẽ luôn cô đơn và bị rèm pha. Đó là do bạn đã tập trung quá nhiều vào kỹ năng độc lập và bỏ qua teamwork, là một yếu tố quan trọng để bạn phát triển và tồn tại lâu dài trong một môi trường công sở. Trên thực tế rất nhiều người thường chăm chăm ôm đồm mọi việc mà bỏ quên đi những người xung quanh. Chính điều đó nó đã tạo ra một khoảng cách nhất định của các mối quan hệ đồng nghiệp nơi công sở. 

Thay vì điều đó tại sao bạn không thử làm một dự án hay ho, hay thực hiện một ý tưởng đột phá với một vài người khác. Bạn nên nhớ rằng mỗi người đều có những điểm mạnh riêng của họ, một việc mà bạn làm tốt chưa chắc những việc khác bạn đã làm tốt bằng họ. Cho nên khi bạn phát triển kỹ năng teamwork nhiều hơn, áp lực công việc cũng giảm tải, hiệu quả công việc cũng tăng lên. Và quan trọng nó, khi thành quả được chia đều theo đúng công sức sẽ giúp bạn tránh khỏi cái hoàn cảnh bị ganh ghét đố kỵ hơn. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắ như này “Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình, còn nếu muốn đi đường dài hãy đi cùng nhau”. 

3. Đố kỵ, ganh ghét là động lực để một tài năng được phát hiển hơn

Tôi nhớ lại một câu chuyện của ca sỹ trẻ Sơn Tùng M-TP. Tại thời điểm mà cái tên Sơn Tùng mới rầm rộ trên các trang báo, mạng người ta thường tỏ những thái độ ghét bỏ, tẩy trang thậm chí là tìm mọi cách để dìm tài năng của một chàng trai mới chỉ đôi mươi xuống. Lúc đó, antifan của Sơn Tùng M-TP còn đông đảo hơn cả FC của chàng ca sỹ này. Người ta phủ nhận mọi nỗ lực, thành quả mà anh đã đạt được dù cho mỗi sản phẩm mà anh mang đến đều có chất lượng tốt lên theo thời gian. Kết quả là những MV của Sơn Tùng trong hơn 3 năm đầu của mình đều có lượng dislike lớn hơn cả lượng like, người ta sẵn sàng chửi rủa cũng như phỉ báng mọi sản phẩm cũng như công sức của anh.

Đố kỵ, ganh ghét là động lực để một tài năng được phát hiển hơn

Trong hoàn cảnh ấy, rõ ràng Sơn Tùng M-TP một chàng ca sỹ trẻ chưa từng va chạm đời, có thể gục ngã, thậm chí tìm đến những điều tiêu cực bởi những áp lực quá sức như vậy. Nhưng cách anh chọn là gì? Bỏ ngoài tai mọi lời dèm pha, ganh ghét đó để tiếp tục ra đời những sản phẩm chất lượng hơn, hoàn thành hình ảnh bản thân hơn trong mắt công chúng. Và kết quả là, đến thời điểm này, Sơn Tùng M-TP đã trở thành niềm tự hào của ngành âm nhạc giải trí Việt Nam để xưng danh trên thị trường quốc tế. 

Công sở cũng vậy, thực chất nó cũng chỉ là một xã hội thu nhỏ, một nơi mà người ta có thể tự do phán xét cho dù bạn là người có tài năng. Thế nên những gì mà bạn đang phải chịu đựng cũng không phải những gì quá lạ lẫm đối với những người khác. Quan trọng là cách bạn lựa chọn để đối mặt hay vượt qua nó thế nào. Bạn sẽ là một người hèn nhát, trốn tránh hay sẽ là một Sơn Tùng M-TP tiếp theo ở nơi công sở?

Đố kỵ, ganh ghét trong sự nghiệp của mỗi người đều là một phép thử, một thử thách để giúp con người ta trưởng thành hơn, phấn đấu vươn lên. Và những người đã thực sự vượt qua được những điều đó bằng chính tài năng của mình được chứng minh theo thời gian đều có được sự tôn trọng cũng như nể phục của mọi người xung quanh. Đố kỵ là bản chất của con người, chúng ta không thể tìm cách để triệt tiêu nó, hay luôn chạy theo người khác để khuyên nhủ họ “Đừng ghét tôi”. Bạn chỉ có duy nhất một cách đó là chấp nhận nó, và thực sự luôn cố gắng và trau dồi không ngừng năng lực của mình.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;