Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 07 năm 2024
Nội chính là gì? Khái niệm chỉ về một đơn vị cơ quan nhà nước. Vậy nội chính có những tác động như thế nào trong đời sống nhân dân? Đọc và tìm hiểu nhé.
Dựa theo cuốn Từ điển tiếng Việt, từ nội chính chỉ những công việc liên quan đến mảng chính trị ở trong một quốc gia. Ở góc nhìn nhỏ hẹp hơn thì nội chính lại chỉ riêng một lĩnh vực hoạt động của nhà nước, gồm có công tác quản lý kinh tế - văn hóa, quân sự, quản lý trật tự, trị an,…
Tổng kết lại, nội chính là một cụm từ có hàm ý nói đến các công tác chính trị ở trong phạm vi của một quốc gia. Những công việc này sẽ do Đảng trực tiếp chỉ đạo, các tổ chức cá nhân bao gồm Nhà nước, tổ chức thuộc chính trị - xã hội, người dân chấp hành thực hiện.
Nếu đem cụm từ nội chính gắn liền vào trong mọi hoạt động của Nhà nước thì nghĩa của nó sẽ được hiểu theo phạm vi rộng hơn, tức chỉ tất cả mọi việc dưới sự quản lý bên trong Nhà nước trong toàn bộ lĩnh vực của xã hội và đời sống.
Thực tế, thuật ngữ này cũng thường được hiểu ở phạm vị hẹp chỉ những hoạt động thuộc lĩnh vực bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia được thực hiện bởi cơ quan nhà nước. Nội chính được xác định là trách nhiệm của Đảng, các cơ quan chính trị - xã hội.
Tìm hiểu: Cấp ủy là gì?
Những cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước sau đây đóng vai trò là lực lượng thực hiện các công tác nội chính: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan tư pháp, cơ quan công an, các cơ quan Quân sự, Thanh tra,…
Có một số tổ chức nghề nghiệp hoạt động liên quan đến chính trị xã hội cũng tiến hành các hoạt động liên quan chặt chẽ đến nội chính đố như Liên đoàn Luật sư và Hội Luật gia.
Cơ quan nội chính, tổ chức nội chính là cụm từ để gọi chung cho những đơn vị vừa nêu vì giữa chúng có mối quan hệ khá chặt chẽ.
Việc được vào biên chế chính là mục tiêu mà biết bao người đã phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều để thực hiện được. Có vẻ như vị trí này, chức danh này vô cùng giá trị khi trở thành mục tiêu to lớn trong con đường sự nghiệp của bất cứ ai. Để nắm bắt hiệu quả những cơ hội việc làm biên chế thì bản thân chúng ta cần phải hiểu rõ Biên chế Nhà nước là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Khái niệm nội chính dường như rất ít được dùng trong những văn bản pháp luật. Tại những văn bản của Đảng, khái niệm nội chính cũng được sử dụng ở từng giai đoạn khác nhau và có cách thể hiện khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệm vụ chức năng tên của cơ quan và dựa theo từng giai đoạn thực hiện công tác Nội chính.
Theo như quyết định số 48 được ban hành bởi Ban Bí thư với nội dung chính của quyết định là quy định về nhiệm vụ chức năng hay cách tổ chức của ban Nội chính cấp Trung ương thì thuật ngữ Nội chính có nội dung như sau: Ban nội chính TW là một đơn vị có chức năng làm tham mưu cho Trung ương Đảng. Các nội dung tham mưu đều thuộc về việc thực hiện các công tác nội chính của những cơ quan bao gồm Tòa án, Thanh tra, Công an, Trọng Tài kinh tê,s Kiểm sát, Hải quan.
Tại Quyết định 17 ban hành vào tháng 12/1991, Ban Nội chính cấp TW tiếp tục được xác định về Nhiệm vụ, chức năng tại mục 1, Khoản 3 Điều 17 như sau: Ban nội chính sẽ hỗ trợ công tác lãnh đạo trong những ngành gồm: Tòa án, Kiểm sát, Hội Luật gia, Tư pháp, Trọng tài Kinh tế, Hải Quan.
Trong quá trình tìm hiểu, làm rõ thuật ngữ Nội chính thì bạn cũng cần lưu ý một điều thuật ngữ cơ quan nội chính được phân biệt giữa 2 cấp trung ương và địa phương do không có sự thống nhất tại các văn bản của Đảng. Việc nhận diện các cơ quan nào thuộc cơ quan nội chính tại các cấp địa phương cũng chưa thống nhất.
Tại Quyết định 158 ban hành vào tháng 12 năm 2024 bàn về nội dung này, cơ quan nội chính được xác định như sau: Cơ quan nội chính trung ương sẽ thực hiện việc phối hợp hoặc chủ trì về mặt tổ chức đối với các cơ quan nội chính khác.
Nhìn chung, các cơ quan nội chính cấp khi đi vào sử dụng tại các địa phương cũng không được thống nhất với nhau. Nhiều nơi cho rằng, cơ quan nội chính sẽ gồm các tổ chức nhất định như chúng ta đã nêu nhiều ở trên nhưng có những cơ quan khác lại quan niệm khác về cơ quan nội chính, tức cơ quan này có nhiều tổ chức hơn phạm vi phổ biến chúng ta đã nhắc tới như có thêm cả Ban Dân tộc, Chi cục Kiểm lâm, Ban quản lý cửa khẩu và các sở ban ngành khác,... Điều này cho thấy một điều rằng, thuật ngữ nội chính chưa thực sự bị gò bó trong một phạm vi, khuôn khổ nhất định nào. Nó có thể có nhiều đơn vị công tác trực thuộc hơn những gì chúng ta biết tới.
Quan trọng hơn cả, khi xác định được đâu là cơ quan nội chính thì liệu rằng bạn có biết được chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đó là gì, chẳng hạn như bạn cũng đang làm việc tại một cơ quan được xác định là đơn vị nội chính. Thông tin dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn biết cụ thể hơn nữa về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình hay bất kỳ tổ chức nào được nhận định là cơ quan nội chính.
Tham khảo: Một cửa liên thông là gì? Bàn về cơ chế một cửa liên thông hiện nay
Nội dung này được xác định cụ thể trong quy định 2684 được Ban Thường Vụ Tỉnh ủy ban hành vào tháng 3/2024 như sau:
Là một cơ quan có chức năng tham mưu của Tỉnh ủy về các công tác liên quan đến vấn đề nội chính, tức các hoạt động chính trị ở bên trong cơ quan. Bên cạnh đó còn đảm đương công tác phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp. Ở phương diện khác, ban nội chính Tỉnh ủy chính là một cơ quan thực hiện chức năng chuyên môn, nghiệp vụ đối với các hoạt động nội chính của Đảng.
Ban nội chính cấp Tỉnh ủy thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu và đề xuất các nội dung bao gồm:
+ Xây dựng các văn bản của Tỉnh ủy có liên quan đến các hoạt động nội chính, phục vụ cho quá trình phòng, chống tham nhũng, cải cách về tư pháp đạt được hiệu quả. Ngoài ra, còn tiến hành cụ thể hóa những nội dung thuộc công tác nội chính.
+ Xây dựng chương trình, đề án liên quan đến nội chính. Sau đó báo cáo lên cấp Tỉnh ủy, Ban thường vụ tỉnh để xét duyệt và đưa ra quyết định.
+ Phối hợp cùng những cơ quan liên quan hoặc đứng ra chủ trì đề xuất chủ trương đánh giá hoạt động thực hiện nhiệm vụ của cơ quan nội chính theo định kỳ hàng năm.
+ Đề xuất chủ trương xử lý các vấn đề bất cập, phức tạp có liên quan tới an ninh trật tự tại khu vực.
+ Xử lý các văn bản tố cáo, khiếu nại được gửi tới sau đó trình kiến nghỉ lên Ban thường vụ tỉnh giải quyết. Theo dõi quá trình giải quyết các đơn thư được giao.
- Hướng dẫn việc giám sát, kiểm tra các công tác đối với hoạt động nội chính của các đơn vị.
- Thẩm định các văn bản, đề án về các hoạt động nội chính.
- Phối hợp cùng các đơn vị có liên quan để xây dựng chương trình, giám sát mọi lĩnh vực thuộc về nội chính.
Nhìn chung, một số thông tin trong bài viết đã giúp bạn tóm lược hiệu quả nội dung liên quan đến thuật ngữ Nội chính. Qua bài viết này bạn không chỉ hiểu biết rõ nội chính là gì mà còn nắm bắt được những thông tin cơ quan nhất liên quan tới chức năng, nhiệm vụ của Ban nội chính các cấp, đặc biệt bài viết có giới thiệu tới chức năng, nhiệm vụ cơ bản của ban Nội chính cấp Tỉnh Ủy. Nếu cần, bài viết này sẽ trở thành nguồn thông tin hữu ích cho bạn tham khảo đấy nhé.
Đối nội là gì?
Đối nội là gì? Thuật ngữ đối nội vốn dĩ rất quen thuộc với nhiều người thế nhưng dường như vẫn có những thắc mắc được đặt ra. Có thể bạn giải nghĩa được đối nội là gì những lại không nắm bắt tốt các thông tin nội dung ẩn phía sau nó. Ngay trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ đối nội nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc