Tác giả: Nguyễn Loan
Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 06 năm 2024
OBD khi mới nhắc đến cái tên này có vẻ nhiều người sẽ lắc đầu vì không biết nó là gì? đặc biệt đối với các chị em phụ nữ thì có vẻ vấn đề này sẽ còn khó hơn nhiều. vậy OBD là gì mà nó lại khiến cho nhiều người lắc đầu vì khó đến như vậy. Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu ngay trong bài dưới đây nhé.
OBD thực ra là những chữ cái viết tắt của cụm từ sau: On Board Diagnostic. Nếu như nó được dịch sang nghĩa tiếng Việt thì có nghĩa là “chẩn đoán trên bảng”. Thế nhưng liệu đây có phải là câu trả lời khiến bạn hài lòng hay không?
On Board Diagnostic có thể hiểu đơn thuần chính là một hệ thống tự phát hiện các lỗi trên xe ôtô và nó có nghĩa là ECU. Là một động cơ có thể tự phát hiện ra các lỗi hư hỏng trong hệ thống ban đầu đang chạy, hoặc đơn giản có hiểu nó là hệ thống động cơ đang hoạt động chưa được tốt lắm. ECU giống như một động cơ thông minh nhân tạo, nó sẽ tự động lưu lại các lỗi trong hệ thống của mình khi mà nó phát hiện ra.
Sau khi đã phát hiện ra lỗi thì ECU sẽ điều khiển bộ phận đèn MIL (hay còn gọi là đèn check Engine), đèn này sẽ sáng lên và để báo cho chủ xe hoặc người kỹ thuật viên đang thực hiện sửa chữa biết lỗi đó là nó đang hoạt động không bình thường. Đương nhiên để biết được là hệ thống báo lỗi gì thì có những người nhiều kinh nghiệm và họ thực sự giỏi thì có thể nhìn là biết lỗi gì? Thế nhưng phần lớn để chắc chắn thì chủ xe và kỹ thuật viên sửa xe cần phải đọc lỗi báo về trên chuẩn đoán của DLC được lắp trên xe.Việc đọc này diễn ra khá thủ công, tức là người đọc cần phải làm các thao tác bằng tay thì mới có thể đọc được, và đó cũng là cách để đọc được các lỗi báo về trên hệ thống xe. Tuy nhiên cũng có thể dùng máy chuẩn đoán nhưng đối với những chiếc “xế hộp” hiện đại ngày này thì mới cho phép đọc lỗi bằng máy.
Như vậy với những thông tin cơ bản trên đây thì bạn cũng đã hiểu và biết thêm về OBD rồi đúng không nào? đối với một chiếc xe thì chủ xe càng cần phải có hệ thống này trên xe để đảm bảo an toàn cho chính bản thân của mình và những người khác nữa. Có thể nói OBD là một hệ thống được thiết kế vô cùng hiện đại và thông minh nhằm giúp cho con người tìm ra những lỗi, những vấn đề của một chiếc xe.
Những ngành kỹ thuật mà trường đại học công nghệ kỹ thuật cần thơ giảng dạy:
Nếu như đối với một hệ thống thông minh như vậy thì điều khiến cho nó luôn khiến người khác choáng ngợp lại là các bộ phận hợp thành một chức năng. Thế nhưng đối với hệ thống như OBD thì nó lại hoàn toàn đơn giản. Các bộ phận của OBD bao gồm 5 bộ phận cơ bản là: ECU, Sensors, Actuators, MIL, DLC. Cụ thể trong đó:
- Hộp ECU (được viết tắt từ Electronic Control Unit) là hộp dùng để điều khiển động cơ của xe. Hộp ECU này sẽ nhận cảm biến từ các tín hiệu khác nhau như ở cảm biến trục cơ, cảm biến trục cam, cảm biến oxy hóa,…và nhiều bộ phận cảm biến khác. Dùng để điều khiển các bộ phận như là kim phun, bô bin,…và nó dùng để tối ưu sự vận hành của các động cơ máy.
Trong những trường hợp mà động cơ nào có trục trặc thì hệ thống ECU cũng sẽ tự chuẩn đoán và cài đặt vào bộ nhớ mã lỗi đã được thiết kế từ trước.
- MIL (được viết tắt từ Malfunction Indicator Light) hay còn được biết đến với bộ phận đèn. Phần đèn này sẽ sáng lên cũng là phát tín hiệu cho chủ xe biết hệ thống đang bị lỗi hoặc bị trục trặc gì đó và cần phải sửa chữa.
- Phần DLC của hệ thống (là từ viết tắt của Diagnostic Link Connector), để chủ xe hay người kỹ thuật viên sửa được xe muốn biết lỗi đó hỏng gì thì cần phải thông qua các bộ phận của hệ thống ECU gắn trên DLC đối với các xế hộp đời mới như hiện nay. Hoặc có thể với chiếc xe đời cũ thì bạn cũng có thể đọc được lỗi của nó thông qua các biện pháp thủ công như là việc đến số lần nháy của đèn MIL (đèn check).
Đó chính là những bộ phận cơ bản của hệ thống OBD, với khi tìm hiểu về các bộ phận này thì cũng gần như là bạn đã biết cách và phương thức hoạt động và báo lỗi của OBD rồi đúng không nào? Có thể nói các bộ phận của hệ thống OBD này vô cùng đơn giản, nó cũng hoạt động một cách đơn giản giúp cho quá trình sử dụng của chủ xe và kỹ thuật viên sửa xe được diễn ra một cách dễ dàng hơn.
Nếu như ban đầu chúng ta tìm hiểu và đã biết nó ra đời và hoạt động và phát triển để nhằm báo lỗi về hệ thống trên xe thì chắc chắn tất cả chúng ta đều đang nghĩ theo hướng đó đúng không nào?
Nó không hoàn toàn sai, khi mà hiện nay tai nạn giao thông ngày càng nhiều, nó khiến cho con người ngày càng thấy sợ hãi. Thấy việc giao thông trên đường là những mối nguy hiểm đang rình rập đối với chính bản thân họ và gia đình của họ. Thật chẳng khó để thấy những vụ tai nạn, có thể là nguyên nhân chủ quan nhưng cũng có thể là nguyên nhân khách quan. Chính vì thế mà OBD ra đời với mục đích báo lỗi về cho hệ thống vá cảnh báo với chủ phương tiện xe biết rằng nó đang trục trặc và gặp phải vấn đề nào đó. Điều này khiến cho những lần tham gia giao thông và lái xe của họ an toàn hơn, ít nhất họ cũng có thể biết trước phần nào nguy hiểm để tìm cách giải quyết ngay lúc đó.
Đó chính là đối với các chủ xe, thế còn đối với các kỹ thuật viên sửa xe thì sao, liệu nó có giúp cho công việc của họ hay không? Không còn phải tự kiểm tra hay tìm các lỗi trên ôtô nữa, cũng không còn phải tự tìm ra các lỗi nữa. Với những hệ thống này thì quá trình làm việc của kỹ thuật viên sẽ được giải quyết nhanh chóng. Bởi vì họ chỉ cần phải đọc các thông số báo về trên hệ thống hoặc là đếm những số lần nháy máy của đèn check là được. Với cách này thì các vấn đề lỗi không còn là khó khăn với các kỹ thuật viên nữa đúng không?
Có lẽ với mục đích bảo vệ môi trường như vậy thì có thể bạn sẽ rất khó tin đúng không nào? thế nhưng đó chính là một hướng mục đích đầu tiên mà khi hệ thống OBD ra đời nhằm hướng đến đó.
Để đáp ứng đúng các quy định về chất khí thải ra môi trường mà OBD đã ra đời. Bắt đầu từ năm 1966, ở Mỹ có một vấn nạn chính tự nhiên chính là nạn sương mù, để đối phó với vấn đề này thì nơi đây đã yêu cầu về khí thải ra môi trường và bắt đầu kiểm soát vấn đề khí thải ra môi trường. Sau đó đến năm 1968 thì đã mở rộng lệnh này và có hiệu lực rộng khắp.
Cho mãi đến năm 1970 thì quốc hội Mỹ mới thành lập viện bảo vệ môi trường viết tắt là EPA. Chính các cơ quan này đã đặt ra hàng loạt các tiêu chuẩn quy định về khí thải cà các yêu cầu quy định về bảo dưỡng xe để nó có thể đạt được các hàm lượng khí thải tiêu chuẩn trong các phạm vi cho phép.
Đối với các tiêu chuẩn này để bảo vệ môi trường thì nó càng ngày càng khắt khe hơn rất nhiều. Đòi hỏi những tiêu chuẩn vô cùng nghiêm ngặt chính vì thế mà các nhà sản xuất ô tô bắt buộc phải ứng dụng công nghệ điện điện tử vào việc điều khiển hoạt động của động cơ bởi vì nó có dữ liệu đưa vào ECU do có hệ thống cảm biến sẽ rất xác thực. Cũng chính vì theo xu hướng đó mà tất cả các hãng ô tô đều ứng dụng điện từ vào để điều khiển động cơ của họ. Trong quá trình ứng dụng đó thì hệ thống OBD đã ra đời và phát triển đến tận bây giờ.
Như vậy có thể thấy thì mục đích ban đầu mà OBD ra đời nhằm bảo vệ môi trường bởi lượng khí thải của các phương tiện giao thông. Thế nhưng sau đó với xu thế phát triển mạnh hơn thì nó lại trở thành hệ thống hữu ích cho con người trong khi tham gia giao thông.
Phân loại về hệ thống OBD, sẽ có rất nhiều tiêu chuẩn được đặt ra nhằm phục vụ cho hệ thống phát triển và đạt được mục đích, phù hợp với quy chuẩn của nhiều quốc gia thì nó sẽ có các quy chuẩn dành cho Châu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản,…thế nhưng hai loại mà chúng ta thường gặp nhất chính là OBD I và OBD II.
Đối với hệ thống OBD thì OBD I chính là tiêu chuẩn đầu tiên mà các hãng xe đã sử dụng trong việc chẩn đoán xe. Đối với loại OBD I này thì nó có thể sử dụng hoàn toàn thiết bị chuẩn đoán để đọc mã lỗi, thế nhưng thông thường thì người sử dụng lại hay đọc bằng cách thủ công hơn. Đương nhiên cho đến tận bây giờ thì hệ thống OBD I này vẫn được sử dụng với các hãng xe như: Toyota, Zace, Mazda,…
Khi OBD I phát triển mở rộng hơn thì nó đã tạo nên một bước ngoặt thật sự lớn đối với việc sửa chữa xe, nó giúp cho việc chẩn đoán xe một cách hiệu quả hơn và tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí của người thực hiện cũng như khách hàng.
Đối với OBD II ra thực sự ra đời vào năm 1994 và đến 2 năm sau thì nó chính thức trở thành một tiêu chuẩn riêng của tất cả các loại xe du lịch và các xe tải nhẹ hiện nay.
Phát triển hệ thống của OBD lên đối với các hệ thống khác cũng tạo điều kiện phát triển và tiết kiệm chi phí thời gian cho con người. Từ những hoạt động giám sát để nhằm mục đích giảm thiểu khí độc thì hệ thống OBD đã phát triển và nâng cấp dần lên các hệ thống khác nữa như: hệ thống phanh ABS, lái điện, điều khiển từ xa,…
Như vậy có thể nói từ một hệ thống với mục đích bảo vệ môi trường mà nó đã phát triển lên các hệ thống khác nữa. Sự phát triển mở rộng này sẽ khiến cho công việc cũng như cuộc sống của con người thêm phần hoàn thiện hơn và hữu ích hơn.
Bạn đọc tìm hiểu thêm về thuật ngữ ngành kỹ thuật qua câc bài viết: cae là gì, cat là gì, vdc là gì nếu thấy hữu ích nhé.
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi đem đến cho bạn trong bài viết trên đây thì bạn đã hiểu OBD là gì? và sự cần thiết của nó với chính bạn.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc