Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 07 năm 2024
Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều mối liên kết hợp tác với nhau trong nhiều phương diện như hợp tác làm ăn, thuê nhà, mua bán, vay mượn,… Để đảm bảo an toàn cho các giao dịch đó thì các chủ thể đều xác lập rõ ràng nội dung trên cơ sở hợp đồng. Tính pháp luật về hợp đồng sẽ là căn cứ bảo vệ mọi quyền lợi cho tất cả các bên tham gia.
Vậy pháp luật về hợp đồng bao chứa những nội dung quan trọng nào? Khám phá chi tiết điều đó thông qua bài viết này các bạn nhé.
Trong bất kỳ bản hợp đồng nào thì chủ thể của hợp đồng cũng được ghi nhận thông tin đầy đủ của các bên liên quan xuất hiện trong hợp đồng. Điều kiện đầu tiên để xác lập hợp đồng đó chính là phải có sự tham gia của hai bên, cả hai bên đều phải được minh bạch về thông tin. Chính vì thề mà nội dung đầu tiên bắt buộc phải xuất hiện trong hợp đồng đó chính là Chủ thể của hợp đồng.
Vậy chủ thể của hợp đồng là ai? Họ có thể là một cá nhân, một cơ quan hay cả tổ chức pháp nhân nào đó.
Việc xác lập rõ ràng nội dung chủ thể hợp đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng vì không chỉ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề có thể sẽ phát sinh trong quá trình hợp tác hay trong chính việc xác lập nội dung cho bản hợp đồng mà nó còn liên quan tới chính tư cách của người chủ thể ký kết hợp đồng. Sức ảnh hưởng ấy có khả năng đi đến quyết định tuyên hợp đồng vô hiệu.
Chủ thể sẽ là người chịu trách nhiệm với mọi điều khoản, quy định được thỏa thuận ở trong hợp đồng. Vậy cho nên khi chủ thể là một cá nhân thì cá nhân đó sẽ ký tên, nếu chủ thể là pháp nhân, người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật, hoặc người đã được ủy quyền người đại diện (có văn bản ủy quyền kèm theo) sẽ ký kết vào hợp đồng.
Bên cạnh ý nghĩa trên, xác định chủ thể cho hợp đồng sẽ giúp cho đối tượng hợp đồng được xác định rõ ràng, làm cơ sở để xác định quyền hạn cũng như trách nhiệm căn bản nhất mà chủ thể đó cần đáp ứng.
Mỗi một bản hợp đồng đều có những đối tượng được xác định cụ thể dù bạn làm hợp đồng cho lĩnh vực nào đi chăng nữa. Chẳng hạn như bản hợp đồng mua bán thì đối tượng được xác định trong hợp đồng chính là nguồn hàng hóa được mua bán đó.
Nhiệm vụ của người xây dựng hợp đồng đó chính là ghi nhận một cách chính xác đối tượng được giao dịch. Bên cạnh đó, muốn đảm bảo điều khoản cho hợp đồng đáp ứng đúng quy định pháp luật thì các bên tham gia hợp đồng cần phải đưa ra một cách rõ ràng đối với các quy định ở các hạng mục như: loại đối tượng là gì? số lượng bao nhiêu?, chất lượng như thế nào?,… Mọi hạng mục đều liên quan đến đối tượng của hợp đồng được xác định.
Nội dung bên trong hợp đồng chính là điều khoản được trình bày ở dạng khái quát và tổng hợp về những điều được đôi bên thỏa thuận và nêu trong hợp đồng. Nội dung này rất quan trọng vì nó sẽ được lấy để làm căn cứ giúp những bên tham gia có thể xác định được trách nhiệm hiển nhiên cần thực hiện. Thêm vào đó, thông qua nội dung, các bên có thể nắm bắt được đối tượng của bản hợp đồng là gì? là ai để thực hiện hợp đồng cho đúng quy định.
Mỗi loại hợp đồng sẽ có những quy định riêng về cách thể hiện nội dung, nhưng pháp luật về hợp đồng của một số loại như hợp đồng mua bán, dịch vụ, hợp đồng thương mại thường sẽ được quy định thể hiện nội dung chi tiết hơn so với các loại hợp đồng của lĩnh vực khác.
Giá cả trong kinh doanh được hiểu là giá trị của đối tượng, khi giá cả được đưa vào trong hợp đồng thì mặc nhiên, nó chính là yếu tố thể hiện giá trị của bản hợp đồng. Chẳng hạn như, hai bên cùng làm bản hợp đồng về việc mua bán đối tượng là điện thoại. Khi đó, chủ thể của hợp đồng sẽ đưa ra thỏa thuận thống nhất về giá của điện thoại sẽ là 5 triệu đồng. Đây sẽ là giá cần đưa vào hợp đồng để ký kết.
Thế nhưng ở trong một vài trường hợp khác, điều khoản về giá sẽ không tồn tại trong hợp đồng, lý do đơn giản là những bên lập hợp đồng đã xây dựng bản Hợp đồng khung hay Hợp đồng cơ bản, giá trị của các hợp đồng này thì không được xác định qua yếu tố giá mà thông qua các chứng từ, hóa đơn.
Những trường hợp như vậy vẫn đảm bảo cho hợp đồng được xem xét đến giá trị dựa vào giấy tờ mà các bên đưa ra mà không phải chỉ dựa vào nội dung giá trị nêu trong mỗi bản hợp đồng. Còn một số trường hợp Hợp đồng khác thì pháp luật lại đưa ra quy định về phương thức xác định giá.
Khi lập hợp đồng ở khoản mục giá, điều khoản được đưa ra thường sẽ có kèm theo nội dung thỏa thuận nêu rõ các phương thức thanh toán. Những bên tham gia ký kết hợp đồng cũng có thể tùy chọn một phương thức phù hợp để tiến hành thanh toán khi kế hoạch được thực hiện. Một số phương thức đó có thể là chuyển khoản ngân hàng, trả tiền mặt trực tiếp, nhờ thu hộ,… Chọn phương thức nào thì cả đôi bên đều phải thống nhất ngay từ đầu dựa trên những cơ sở của sự phù hợp.
Dựa trên những điều khoản liên quan tới nội dung hợp đồng cũng như xác định xong giá trị của bản hợp đồng đó thì chúng ta còn cần phải dựa vào yếu tố về quyền lợi hợp pháp các bạn đã thỏa thuận và đi đến thống nhất cùng với nhau. Khi đã thống nhất thì hợp đồng sẽ ghi rõ cả những quyết định về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
Lưu ý, đối với điều khoản này thì chúng ta cũng có thể viết lặp lại những nghĩa vụ cũng như những cam kết của đã nêu ở điều khoản trước đó đồng thời có nêu thêm những điều khoản mang tính chất ràng buộc trong trường hợp cả đôi bên xem xét và thấy cần thiết để đưa vào.
Yếu tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đưa hợp đồng vào thực tế áp dụng, tức là quá trình thực hiện của các bên theo đúng điều khoản nêu ra trong hợp đồng. Họ cần phải đưa ra những mốc thời gian cụ thể cho việc thực hiện hợp đồng như: thời gian bắt đầu tính hiệu lực cho hợp đồng, Thời gian hợp đồng được thực hiện (tùy vào nội dung của hợp đồng là gì, đối tượng của hợp đồng để xác định thời gian chi tiết ví dụ như thời gian giao hàng, thời gian tiến hành dịch vụ,…), hợp đồng sẽ kết thúc ở thời điểm cụ thể nào?
Việc làm Luật - Pháp lý tại Hà Nội
Để quyền lợi của những bên tham gia ký kết hợp đồng sẽ được đảm bảo thì những bên tham gia ký kết cũng cần phải tuân thủ đúng toàn bộ các thỏa thuận đã nêu rõ ở bên trong hợp đồng và được sự đồng ý của cả đôi bên. Nếu như có bất cứ sai phạm nào trong việc thực hiện quy định thỏa thuận đó thì người vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, do đó bản hợp đồng cũng cần phải đưa rõ cả thỏa thuận về điều kiện phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hợp đồng để sẵn áp dụng một cách minh bạch, công khai khi bất cứ bên nào thực hiện không đúng.
Tại Luật Thương mại ban hành vào năm 2024 liên quan đến nội dung này, mức phạt đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng sẽ không vượt quá 8% so với giá trị của nghĩa vụ hợp đồng, và chỉ bị phạt nếu như có điều khoản quy định đã nêu rõ trong hợp đồng. Ngoài ra, nếu như có thỏa thuận về nội dung phạt khi vi phạm hợp đồng thì đồng nghĩa với đó bên còn lại cũng có thể áp dụng để yêu cầu được bồi thường thiệt hại từ bên vi phạm.
Nếu như quả thực trong hợp đồng đã đưa ra thỏa thuận đối với việc phạt vi phạm hợp đồng thế nhưng không có sự thỏa thuận đối với việc bên vi phạm sẽ vừa phải chịu phạt vì vi phạm lại vừa chịu cả hình thức bồi thường thì bên vi phạm này chỉ cần chịu phạt vi phạm mà thôi, thay vì phải chịu cả bồi thường thiệt hại. Bởi vậy mà khi soạn hợp đồng ở điều khoản này thì tốt nhất cả hai bên hãy vạch ra rạch ròi 2 khoản mục này để quyết định đưa điều khoản nào vào hay đưa cả hai. Giấy trắng mực đen sẽ là cơ sở để chúng ta thực thi khi có vấn đề xảy ra.
Mặc dù có vi phạm xảy ra nhưng không đồng nghĩa với việc hợp đồng sẽ bị kết thúc. Theo pháp luật về hợp đồng thì việc phạt vi phạm cũng vẫn được áp dụng đồng thời với việc tiếp tục thực hiện hợp đồng khi sự vi phạm không nằm trong điều khoản cho phép bên còn lại quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Chấm dứt hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng chính là một điều khoản quan trọng không thể bỏ qua trong việc xây dựng nội dung cho hợp đồng. Pháp luật về hợp đồng cũng đưa ra những yêu cầu rõ ràng cho vấn đề này như sau:
Hợp đồng sẽ được chấm dứt khi một trong những bên tham gia ký hợp đồng có vi phạm đã được nêu rõ trong hợp đồng và làm cho các bên còn lại không thể đạt được mục đích ban đầu nữa. Hoặc sự vi phạm đó có thể gây ảnh hưởng tới quá trình thực hiện công việc của bên thứ ba hoặc tác động tiêu cực tới tiến độ làm việc thì cũng có quyền chấm dứt hợp đồng. Thông thường điều khoản này có mối liên quan mật thiết đến từng vấn đề được tiến hành thực hiện ở từng giai đoạn khác nhau, cũng có thể dựa vào kết quả của hợp đồng để thực hiện, chẳng hạn như Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn,… thường là những hợp đồng thiết yếu cần phải có điều khoản rõ ràng ở vấn đề này.
Ngoài vấn đề chấm dứt hợp đồng tính cả hai bên thì mỗi bên đều có quyền đề xuất thỏa thuận đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trong hợp đồng nên có điều khoản này và phải thông báo rõ ràng thông qua văn bản mới được tính là hợp quy định.
Các bên tham gia hợp đồng có hai phương án lựa chọn nếu trường hợp có tranh chấp xảy đến, đó là Tòa án hoặc trọng tài. Những loại hợp đồng mang tính quốc tế, cần phải lưu ý điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn trước khi đặt bút chính thức ký kết để tránh tối đa nguy cơ gặp phải rắc rối sau này do sự tác động từ những sự thay đổi, điều chỉnh của các quốc gia mà bạn ký kết.
Như vậy, với những chia sẻ ở trên, bạn đã có hiểu biết rõ ràng hơn các vấn đề liên quan tới pháp luật về hợp đồng. Mong rằng, bạn sẽ vận dụng được chúng vào trong thực tiễn để đảm bảo được tốt nhất quyền lợi của mình trong khi hợp tác cùng các đơn vị khác.
Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Bổ sung thêm hiểu biết về hợp đồng nguyên tắc là điều cần thiết để chúng ta tự tin tham gia vào các giao dịch quan trọng. Hợp đồng nguyên tắc sẽ giúp ích trong việc bảo vệ quyền lợi của bạn như thế nào, cùng tìm hiểu để làm sáng tỏ điều đó cũng như có thêm hiểu biết sâu rộng hơn nữa về các loại hợp đồng nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc