Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Phí LSS là gì? Thông tin quan trọng của phụ phí đường biển

Tác giả: Hồng Nhung Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Ngành Logistic xuất nhập khẩu và đường thủy luôn có những mối liên quan nhất định với nhau bởi ngày nay chúng ta giao dịch và chuyển đổi hàng hóa không chỉ trong nước mà còn có nhu cầu giao dịch thương mại, giao lưu buôn bán giữa các nước với nhau để thu về nguồn kinh tế lớn, trao đổi hàng hóa độc đáo tới các nước bạn. Trong bất kể một “cung đường” hay một cách giao hàng hóa nào dù là đường hàng không, đường bộ hay đường biển trong vận tải hàng hóa cũng sẽ sinh ra những phụ phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả để tuân theo quy định của các Tổ chức vận tải quốc tế. Đường biển cũng như vậy, sẽ luôn có những khoản phụ phí được ngành xuất nhập khẩu và vận tải hàng hóa yêu cầu. Bạn có từng nghe tới phí LSS chưa? Phí LSS là gì vậy nhỉ? Ở bài viết hôm nay hãy cùng với tôi giải đáp các thắc mắc của bạn về phí LSS nhé!

 

1. Định nghĩa của phí LSS – LSS là gì?

Phí LSS là một cụm từ viết tắt Tiếng Anh, tên đầy đủ được viết là “Low Sulfur Surcharge”.  Bạn có thể dịch từng từ để hiểu rõ LSS nghĩa là gì nhé. “Low” nghĩa là thấp, “sulfur” nghĩa là chất lưu huỳnh, “surcharge” là phụ phí. Vậy thì cả cụm từ “Low Sulfur Surcharge” có nghĩa đầy đủ là phụ phí đảm bảo cho khí thải lưu huỳnh đạt mức thấp an toàn.

LSS là gì bạn biết chưa?
LSS là gì bạn biết chưa?

Nếu bạn chưa biết thì chất lưu huỳnh là một chất hóa học cực kỳ độc hại có màu vàng nhạt, dạng rắn. Chất này nếu chẳng may nhiễm và hòa vào nước có thể khiến cho các sinh vật sống dưới nước biển, sông, ao, hồ như tôm, cua, cá, ghẹ, mực,… bị ngộ độc và tử vong. Loài người nếu đánh bắt phải những loại hải sản hoặc những sinh vật sống dưới nước như tôm, cua, cá,… có nhiễm lưu huỳnh sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc. Hiện nay Bộ Y Tế chưa ghi nhận trường hợp nào con người bị tử vong khi ăn phải lưu huỳnh. Chất này được khuyến cáo nghiêm trọng và bị cấm sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm, đồ ăn vì tính độc tố của nó. Con người nếu trong thời gian dài tiếp xúc với lưu huỳnh sẽ mắc phải các chứng như khó thở, chảy nước mắt, hệ hô hấp suy yếu, giảm thị lực, ảnh hưởng tới nhịp tim. Ở những giai đoạn nghiêm trọng bệnh nhân nhiễm lưu huỳnh sẽ cảm thấy tức ngực, ngạt mũi, đau đầu.

Tuyển chuyên viên Logistics

Khái niệm của phí LSS
Khái niệm của phí LSS

Trong đời sống hàng ngày, người ta có dùng bột lưu huỳnh để có thể diệt bọ cho vật nuôi như mèo hoặc chó bởi lưu huỳnh sẽ gây tổn thương mạnh tới các động vật, ký sinh trùng không xương sống. Thế nhưng dù sao đi nữa, lưu huỳnh gây ô nhiễm môi trường, tạo cho môi trường một không khí bẩn và độc hại cho nên mọi người không được phép để cho lưu huỳnh ngấm vào đất, nước và không đốt lưu huỳnh lên vì sẽ tạo ra khí SO2 khi bị hít thở phải khí này sẽ gây khó thở, tức ngực, ảnh hưởng tới hệ hô hấp.

Biết được những thông tin ở trên chắc hẳn bạn đã “vỡ lẽ” ra lý do tại sao lại sinh ra loại phí đảm bảo khí Sulfur hay còn gọi là lưu huỳnh ở mức độ thấp an toàn rồi phải không nào?

Khi tàu thuyền di chuyển trên các đường biển để phục vụ cho các doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải khối lượng lớn hàng hóa tới nhiều nơi, vô tình tàu thuyền sẽ thải ra lượng lớn khí độc Sulfur (lưu huỳnh) và điều đó sẽ khiến hủy hoại không những môi trường sống mà còn gây cho con người một thế giới độc hại từng ngày, từng ngày một. Vì vậy, một tổ chức có tên là Tổ chức hải quan quốc tế (IMO) đã đề ra phụ phí LSS để khiến cho các hãng tàu thuyền ý thức được việc phải dùng lưu huỳnh cho vận hành tàu ít tới một mức độ nhất định đảm bảo an toàn cho Trái Đất có môi trường an toàn, ngăn chặn việc khí thải lưu huỳnh tăng cao bởi những tàu chở hàng trên biển.

Phụ phí LSS được hiểu như thế nào?
Phụ phí LSS được hiểu như thế nào?

Phụ phí này thu với mỗi hãng tàu là khác nhau và với mỗi cung đường di chuyển khác nhau (đường dài hay ngắn) tùy vào lượng hàng hóa mà tàu đó vận chuyển. Và phụ phí này mỗi năm lại tăng lên khiến cho không ít doanh nghiệp rơi vào cảnh “đau đầu” vì cân nhắc, tính toán làm sao để đóng phí mỗi năm. Các hãng tàu có thể chọn cách dùng các loại xăng dầu khác chứa ít lưu huỳnh hơn để giảm chi phí LSS nhưng điều đó cũng kéo theo hệ quả là loại xăng dầu đó cũng đắt đỏ hơn. Bên cạnh đó những tàu chở hàng có thể chọn giải pháp thứ hai là chi tiền ra để nâng cấp tàu, khiến cho lượng lưu huỳnh từ đó giảm xuống bởi tàu đã được nâng cấp. Vậy nhưng, chi phí dành cho nâng cấp mỗi tàu tương đương 10 triệu USD. Đó là bài toán lớn mà mỗi tàu đều cần cân nhắc làm sao cho lượng lưu huỳnh giảm xuống rõ rệt.

2. Các loại phụ phí khác trong vận tải đường biển

Bạn đã biết về tổ chức IMO chưa? Đây là một tổ chức quốc tế thuộc Liên hiệp quốc. Chức năng của tổ chức này là đề ra và ban hành những điều luật, những loại phí thu đảm bảo cho an ninh và môi trường hàng hải sạch, đẹp, an toàn. Trong những năm gần đây khi các quyết định được thành viên các nước phê chuẩn thì tổ chức IMO đã hướng tới giảm lưu huỳnh thải ra bởi các tàu vận chuyển hàng hóa. Vậy ngoài LSS thì còn những phụ phí gì khác? Chúng ta hãy nên tìm hiểu hết những phụ phí đó nhé để mở rộng tầm hiểu biết của mình:

Các loại phụ phí khác bạn cần biết
Các loại phụ phí khác bạn cần biết

+ Phí THC (viết tắt của cụm từ Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng biển: Phụ phí này sẽ do những người chuyển hàng, giao hàng trả cho hãng tàu. THC ở mỗi cảng sẽ có cách tính riêng, nhưng sẽ không có sự chênh lệch quá nhiều giữa các hãng với nhau. Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí mà một container chứa hàng sẽ phải đóng để bù lại những hoạt động xảy ra ở cảng như xếp hàng, dỡ hàng, tập kết container ra tàu,… Minh bạch mà nói thì cảng sẽ thu của hãng tàu phí xếp hàng, dỡ hàng và các phí có liên hệ khác và người chủ của hàng (người gửi hoặc nhận) sẽ phải đóng cho hãng tàu phí THC.

+ Phí CIC (Viết tắt cho cụm từ Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container: Đây là một khoản phí mà hãng tàu thu để bù lại container rỗng về kho khi đã rỗng hàng hoặc vận chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu có nhu cầu chuyển hàng.

Những loại phụ phí khác của vận tải đường biển
Những loại phụ phí khác của vận tải đường biển

+ Phí Seal (hay còn gọi là Fee Seal): Đây gọi là phí niêm chì. Khi bạn sử dụng kẹp chì để niêm phong những hàng hóa, những thùng container để gửi đi ra các nước ngoài.

+ Phí Telex: Phí điện giao hàng, đây là một loại phụ phí trong giao chuyển hàng giúp hàng hóa chuyển đi nhanh hơn vì người nhận sẽ không yêu cầu bill (hóa đơn) gốc

+ Phí Handling charge (hay Handling fee): phí này là do các công ty giao nhận hàng hoặc các hàng tàu đặt ra để thu phí từ shipper/consignee nhằm mục đích lấy chi phí take care lô hàng đó ví dụ như phí điện thoại, khấu hao, giao dịch với hãng tàu, chi phí D/O,…

+ Phí AFR (Advance Filing Rules): Đây là loại phụ phí chỉ được thu khi chuyển các lô hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc. Chỉ có những container hàng hóa chuyển đi Trung Quốc mới liên quan tới phụ phí này. Có một điểm đặc biệt là phụ phí này không cấp số nhân theo số lượng, khối lượng hàng mà tính theo tùy hàng tàu từ 30 đến 40 USD mỗi chuyến hàng.

+ Phí ENS (Entry Summary Declaration): Phí truyền dữ liệu hải quan cho hàng đi Châu Âu

+ Phí CFS (Container Freight Station Fee): Phí xếp dỡ và quản lý của kho tại cảng, loại phí này là kho thu trên mỗi CBM cho các chi phí xếp dỡ, quản lý, đóng hàng vào container (hàng xuất), dỡ hàng ra khỏi container (hàng nhập) cho các lô hàng lẻ

+ Cleaning fee: Phí vệ sinh container sau mỗi lần vận chuyển, container sẽ được rửa và phơi khô nhằm đảm bảo tình trạng tốt của container.

+ Phí Bill (Bill of Lading): Phí làm bill hóa đơn, chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu

+ Phí D/O (Delivery Order): Phí lệnh giao hàng, khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì Consignee để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ), làm phiếu EIR (hàng nguyên container) thì mới được lấy hàng.

+ Phí Dem (Demurrage): Phí lưu container tại bãi (cảng)

+ Phí Det (Detention): Phí lưu container tại kho riêng của khách hàng

Những phụ phí do IMO đề ra
Những phụ phí do IMO đề ra

+ Phí ISF (Importer Security Filing): phí truyền dữ liệu hải quan đi Mỹ cho consignee

+ Phí ISPS (International Ship and Port Facility Security): Phụ phí an ninh

+ Phí Lift on/off: Phí nâng/hạ container

+ Phí Courier fee: Phí chuyển phát nhanh bằng DHL hay FedEx hay UPS.

+ Phí PSS (Peak Season Surcharge):Phụ phí mùa cao điểm, phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị

+ Phí chỉnh sửa B/L: (Amendment fee): áp dụng khi cần chỉnh sửa B/L, khi phát hành một bộ B/L cho shipper, sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sửa một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu, forwarder chỉnh sửa thì sẽ phát sinh chi phí.

Việc làm Xuất - Nhập khẩu tại Hồ Chí Minh

3. Vì sao tàu thải nhiều Sulfur nhưng vẫn luôn là phương tiện ưu tiện vận chuyển hàng hóa?

Lưu huynh rõ ràng sẽ mang lại những tác hại lớn tới môi trường và sức khỏe của con người nhất là những cư dân sống gần cảng biển và các bãi để tàu thuyền. Ước tính nếu không giảm thiểu lượng lưu huỳnh thải ra ở mức giới hạn an toàn thì thế giới sẽ phải gánh một hậu quả khủng khiếp số ca tử vong sớm trong vòng 5 năm từ 2024 đến 2024 là 570000 trường hợp. Bởi vậy tổ chức hàng hải quốc tế mới luôn cần đề ra những chế tài chặt chẽ để ngăn chặn những trường hợp xấu xảy ra. Tổ chức đã thắt chặt quản lý lượng sulfur thải ra môi trường bằng cách mỗi năm tăng đáng kể phụ phí LSS để bảo vệ con người.

Tàu là phương tiện chở hàng năng suất nhất
Tàu là phương tiện chở hàng năng suất nhất 

Biết rõ tác hại của khí thải này như vậy nhưng tại sao con người vẫn tiếp tục coi tàu là phương tiện vận chuyển hàng hóa hiệu quả và tiếp tục sử dụng cho tới ngày nay? Đó là lý do gì vậy?

Dẫu nhìn thấy tận mắt những ảnh hưởng của tàu nhưng tàu vẫn là phương tiện ít gây tác hại hơn các phương tiện vận chuyển khác, thêm nữa tàu có thể “đảm đương” được khối hàng hóa lớn trên khắp các đại dương, bãi biển quốc tế, khiến cho thương mại và kinh tế phát triển mạnh mẽ. Trong năm 2024 thế giới đã công nhận tàu có thể chở hơn 10 tỷ tấn hàng hóa thương mại.

Cần có những phương pháp hiệu quả để hạn chế lưu huỳnh
Cần có những phương pháp hiệu quả để hạn chế lưu huỳnh

Bởi lý do đó cho nên tới nay người ta vẫn bảo tồn và sử dụng phương thức này nhiều như vậy vì sự tiện dụng cũng như năng suất mà nó đem lại. Song song là những “đề phòng” và phương pháp giảm thiểu lượng khí thải ra mỗi ngày trên các tàu vận chuyển hàng hóa.

Theo quy định hiện hành hiện nay về khí thải lưu huỳnh đã giảm đáng kể, cụ thể là từ 3,5% m/m xuống còn 0,5% m/m (khối lượng trên khối lượng). Giới hạn mới này đã được áp dụng gần nửa năm nay (từ tháng 1/2024). Theo như quy định hiện hành từ ngày 1/2024 thì bất kể tàu lớn hay nhỏ đều cần phải hạn chế xuống mức 0,5%.

Việc làm Logistic tại Hà Nội

4. Những ai sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi tổ chức IMO và phụ phí vận tải đường biển?

Với tình hình phụ phí LSS ngày một tăng cao, tỷ lệ phần trăm các hãng tàu được phép thải chất lưu huỳnh ra môi trường ngày một thấp hơn, cộng với dịch bệnh Covid 19 vừa đi qua khiến các doanh nghiệp, các hãng tàu “lao đao” vì phụ phí. Vậy cụ thể những ai sẽ chịu cảnh “đau đầu” vì các phụ phí đường biển này?

Những ai sẽ bị ảnh hưởng?
Những ai sẽ bị ảnh hưởng?

+ Chủ tàu và nhà khai thác tàu

+ Người thuê tàu

+ Bên cung cấp và buôn bán nhiên liệu cho tàu

+ Những công ty bảo hiểm và định chế tài chính

Tìm kiếm việc làm

Có lẽ sau các thông tin như trên mà timviec365.vn cung cấp bạn đã có cho mình những thông tin cụ thể nhất về phụ phí trong lĩnh vực giao thông vận tải đường biển cũng như biết rằng phí LSS là gì rồi phải không? Bạn có thể truy cập timviec365.vn để tìm kiếm những thông tin về nghề nghiệp cũng như những thuật ngữ bạn chưa biết nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;