Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Psychometric Test là gì? Tìm hiểu bài test tâm lý trong tuyển dụng

Tác giả: Hạ Linh

Ngày cập nhật: 21/07/2021

Psychometric Test là gì? Đây là một khái niệm thường thấy trong hoạt động tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, Psychometric Test chính là thuật ngữ chỉ những bài kiểm tra tâm lý, chúng thường được sử dụng trong công tác tuyển dụng để sàng lọc và phát hiện sớm những ứng viên tiềm năng. Trong bài viết này, độc giả hãy cùng Hạ Linh khám phá những điều thú vị xoay quanh khái niệm Psychometric Test nhé!

Việc làm nhân sự

1. Khái niệm Psychometric Test là gì?

Psychometric Test vẫn được sử dụng phổ biến cho các những bài test về cá tính, năng lực và tư cách. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp với tư cách nhà tuyển dụng đã sử dụng Psychometric Test như một giải pháp, một thang đo để cho điểm những ứng viên ứng tuyển vào một vị trí cụ thể nào đó. Psychometric Test được dùng như cách để nhà tuyển dụng có thể dựa vào nhằm đánh trượt hoặc chấp nhận một ứng viên ứng tuyển vào tổ chức của mình. Bên cạnh đó còn bài aptitude test cũng là một dạng kiểm tra năng lực, thái độ ứng viên.

Psychometric Test được phân thành nhiều loại. Trong đó, bài kiểm tra năng lực thường được thể hiện dưới hình thức luận (viết) hoặc đôi khi chúng còn có cả những phân về phân tích biểu đồ, hàm số hay lý giải logic,... Psychometric Test có thể được cho phép triển khai trực tiếp trên giấy thi hoặc cũng có thể thực hiện trực tuyến thông qua hệ thống internet. Đó là những bài test đánh giá năng lực của ứng viên về việc lý giải, phân tích khoa học những trường hợp hay tình huống cụ thể.

Psychometric Test là gì?
Psychometric Test là gì?

Bên cạnh đó, các bài kiểm tra cá tính hay tính cách thường thể hiện các thông tin liên quan đến cá tính hay năng lực ra quyết định của ứng viên. Nội dung trong bài kiểm tra được xây dựng nhằm mục đích xem xét mức độ phù hợp của ứng viên với môi trường làm việc, có khả năng trở thành nhân viên chính thức cũng như những yêu cầu khác của công việc và cân nhắc xem ứng viên đó có sở hữu những phẩm chất để tạo nên thành công trong tương lai hay không?

Tựu chung, Psychometric Test là gì? Đó chính là một công cụ đắc lực được các nhà tuyển dụng sử dụng trong mục đích đánh giá tính cách, hành vi và cả năng lực của các ứng viên.

Tham khảo chuyên mục: Kỹ năng tuyển dụng

2. Các hình thức test tâm lý trong hoạt động tuyển dụng

Các hình thức test tâm lý trong hoạt động tuyển dụng
Các hình thức test tâm lý trong hoạt động tuyển dụng

Psychometric Test được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể đó là các bài kiểm tra về năng lực, cá tính và thành tích. Tuy mỗi hình thức khác nhau của Psychometric Test đều có những đặc trưng riêng. Nhưng tất cả những bài kiểm tra đều hướng chung một mục đích, đó là nhìn nhận, đánh giá những giá trị mà ứng viên đang sở hữu, cuối cùng kết luận ứng viên đó có tiềm năng cho công ty và cả vị trí công việc hay không?

2.1. Bài kiểm tra năng lực

Bài kiểm tra năng lực được triển khai phổ biến dưới hình thức trắc nghiệm. Ứng viên có thể điền câu trả lời hay đáp án vào biểu mẫu được in sẵn trên giấy hoặc cũng có thể điền trên biểu mẫu trực tuyến. Trong tuyển dụng, các dạng kiểm tra năng lực thường được dùng bao gồm:

- Test viết: Chẳng hạn như kỹ năng viết, trình tự và phân tích.

- Test số: Chẳng hạn như kiểm tra và logic, phân tích và kỹ năng lý giải.

- Test không gian và đồ thị: Chẳng hạn như kiểm tra và đánh giá mức độ xử lý hình thể hay tính nhạy trong logic khoa học.

- Test cụ thể: Chẳng hạn như kiểm tra kỹ năng cơ khí, kiểm tra cú pháp trong lĩnh vực việc làm IT, kiểm tra dữ liệu,...

 Bài kiểm tra năng lực
 Bài kiểm tra năng lực

Trước bài kiểm tra, ứng viên sẽ phải điền mẫu thông tin ứng viên tức là các thông tin cá nhân tránh nhầm lẫn với người khác. Khi thực hiện bài kiểm tra, ứng viên sẽ được hướng dẫn làm quen trước khi bắt tay vào thực hiện. Chẳng hạn như sẽ có những câu hỏi mang tính thử nghiệm, làm quen mà không tiêu tốn về thời gian làm bài chung cho bài test. Ứng viên nên lưu ý và ghi nhớ những thông tin mang tính chỉ dẫn, có thể hỏi những cán bộ hay nhân viên nhân sự trong phòng thi nếu có thắc mắc.

Ngoài ra, nếu bạn là người có khiếm khuyết nào đó, chẳng hạn như cận thị. Ứng viên có thể trình bày sự khó khăn này cho nhà tuyển dụng. Trong tuyển dụng, không có sự phân biệt hay đối xử, và những khiếm khuyết nên được cân nhắc để tạo điều kiện. Việc ứng viên chủ động trao đổi với nhà tuyển dụng về những khó khăn của mình chắc chắn sẽ giúp bạn được đánh giá năng lực công bằng với những ứng viên còn lại. Để làm tốt những bài Psychometric Test, ứng viên có thể tra cứu hay thử nghiệm những bài kiểm tra tương tự trên mạng hay một nguồn tham khảo nào khác.

2.2. Bài kiểm tra cá tính

Bài kiểm tra cá tính
Bài kiểm tra cá tính

Khi tìm hiểu Psychometric Test là gì? Chúng ta đã nhận ra chúng không chỉ được triển khai theo một mô típ với một hình thức nhất định. Và ngoài bài kiểm tra về năng lực, Psychometric Test còn thể hiện trên phương diện kiểm tra cá tính hay tính cách của ứng viên. Đó là bài kiểm tra bao gồm những câu hỏi liên quan đến quyết định - lựa chọn cá nhân hay phản ứng về một hành vi, tình huống cụ thể.

Mặc dù trên thực tế, test tính cách gây khá nhiều tranh cãi vì cho rằng chúng không tối ưu về kết quả. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý vẫn khuyên rằng nên sử dụng các bài test cá tính như là một giải pháp để đánh giá, nhìn nhận về phản ứng và hành vi của các ứng viên khi đối diện với môi trường làm việc có phát sinh những tình huống cụ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, con người là kết quả của môi trường xung quanh và mỗi chúng ta để có thể chủ động điều khiển hành vi và quyết định của mình theo kinh nghiệm hay nhận thức cụ thể ở một tình huống. Với sự hỗ trợ của công nghệ, các nhà tuyển dụng đa phần đều nhìn thấy được những tình huống mà các nhân viên của họ trong tương lai có thể gặp phải.

Tìm hiểu thêmCó cần phải đưa bài test EQ vào tuyển dụng việc làm không?

Khác với những bài test được tính điểm bằng cách cho thông qua hay không trên cơ sở các đáp án trung bình mà ứng viên tham gia. Thì hình thức kiểm tra cá tính của Psychometric Test lại không có câu trả lời sai hay đúng. Mặc dù vậy, dựa trên sự phù hợp với văn hóa công ty hay những giá trị của doanh nghiệp đã được đúc kết qua từng thời kỳ, các nhà tuyển dụng đưa ra những tiêu chí về cá tính mà họ mong muốn thấy được ở nhân viên tương lai của họ.

Những bài Psychometric Test
Những bài Psychometric Test

Mặc dù thị trường lao động không hề khan hiếm nhưng để tuyển được nhân viên thích hợp với công ty thì không hề dễ dàng. Do cơ chế tuyển dụng cạnh tranh cao, và việc sở hữu một công việc mơ ước không còn quá dễ dàng khiến cho những bài test về cá tính ngày càng được sử dụng nhiều trong quá trình tuyển dụng. Nhưng, đừng để chúng trở thành nỗi lo sợ của bạn. Trên thực tế, những bài Psychometric Test là gì? Đó chỉ là một công cụ, một hình thức hay một phần nhỏ trong quá trình đánh giá hay xét tuyển. Các chuyên viên nhân sự có thể sử dụng Psychometric Test trong vòng phỏng vấn hay những quy trình ứng tuyển khác của ứng viên. Nhiều phương thức khác sẽ được vận dụng để chọn lựa hay đánh giá một ứng viên tiềm năng, do đó kết quả bài test cuối cùng không được xem là duy nhất.

Khi được nhà tuyển dụng thông báo rằng bạn sẽ phải thực hiện các bài kiểm tra này, hãy dành thời gian để tìm kiếm, nghiên cứu trước các câu hỏi có thể được sử dụng trong bài test. Thực hành thường xuyên là một trong những điều bạn cần làm. Hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp, tự tin và trung thực với cá tính của mình có thể giúp bạn vượt qua bài test dễ dàng hơn. Những bài kiểm tra cá tính không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được những ứng viên tiềm năng, mà ngược lại, chúng còn giúp bạn nhìn nhận được mong muốn về một môi trường làm việc trong tương lai của mình.

CV xin việc

2.3. Bài kiểm tra thành tích

Bài kiểm tra thành tích
Bài kiểm tra thành tích

Kiểm tra thành tích là một trong những hình thức kiểm tra rất chú trọng vào mục đích đánh giá kỹ năng nhận thức, kiến thức, mức độ am hiểu của một ứng viên trong một ngành hay một lĩnh vực cụ thể.

Những hình thức kiểm tra có thể được áp dụng linh hoạt tùy vào bộ phận nhân sự của nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như hình thức kiểm tra tổng quát đối với các chức danh việc làm sơ cấp, hình thức kiểm tra chuẩn đoán thành tích nhằm tập trung vào thành tích theo mức độ cao thấp của một ứng viên và bài khảo sát thành tích ứng viên nhằm nhìn nhận một lĩnh vực chuyên ngành cụ thể.

3. Tại sao Psychometric Test được nhiều nhà tuyển dụng tin tưởng?

Tại sao Psychometric Test được nhiều nhà tuyển dụng tin tưởng?
Tại sao Psychometric Test được nhiều nhà tuyển dụng tin tưởng?

Lý do để các nhà tuyển dụng lựa chọn sử dụng Psychometric Test là gì?

Trước hết, phải khẳng định rằng việc lựa chọn nhân sự phù hợp trong quá trình tuyển dụng không phải là một nhiệm vụ giản đơn, thậm chí chúng khó khăn hơn những gì chúng ta tưởng tượng. Những hệ quả khôn lường sẽ tác động lên sự sống còn của một tổ chức nếu có một sai lầm trong quá trình tuyển dụng. Chẳng hạn như doanh thu, tập thể nhân viên, kết quả công việc,... và nhiều vấn đề khác.

Bên cạnh đó, Psychometric Test mang lại giá trị nhiều hơn so với hình thức phỏng vấn thông thường. Tại sao ư? Bởi trên thực tế, thông qua Psychometric Test, có thể dự đoán được hiệu suất làm việc của những ứng viên. Cuối cùng, bài Psychometric Test có công dụng thúc đẩy mô hình hiệu suất cho các công ty. Ứng dụng Psychometric Test đúng cách sẽ giúp các công ty chiêu mộ thành công những nhân tài ở tương lai.

3.1. Phát hiện ứng viên tiềm năng

Phát hiện ứng viên tiềm năng
Phát hiện ứng viên tiềm năng

Thông qua Psychometric Test, các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về tư duy hay cá tính của ứng viên. Ngoài ra, Psychometric Test còn có thể giúp doanh nghiệp tìm ra những những ứng viên cử viên sáng giá nhất, do dự đoán được năng suất làm việc trong tương lai của họ. Vì trên thực tế, một ứng viên có kỹ năng phỏng vấn không tốt không có nghĩa họ làm việc kém năng suất trong tương lai.

Xem thêm: Bạn đã biết cách tạo mẫu quảng cáo tuyển dụng ấn tượng chưa

3.2. Tiết kiệm chi phí và thời gian

Thay vì thông thường, các nhà tuyển dụng phải lên kế hoạch cụ thể để triển khai nhiều vòng phỏng vấn khác nhau. Việc triển khai các bài kiểm tra Psychometric Test sẽ giúp doanh nghiệp và cả ứng viên tiết kiếm được cả ngân sách và thời gian của mình. Nhà tuyển dụng có thể chỉ sử dụng một vòng phỏng vấn duy nhất sau khi đã tham khảo kết quả từ bài kiểm tra. Những ứng viên được sàng lọc từ mức độ thấp đến cao dần. Bạn cũng biết chi phí tuyển dụng mà công ty bỏ ra không hề nhỏ, mặc dù có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí nhưng hiệu quả từ các kênh tuyển dụng trả phí vẫn cao hơn. Vì vậy để tiết kiệm tối da thì các bài test này cũng là một phương án hữu hiệu.

3.3. Tối ưu sự gắn kết và giảm trừ tiêu hao

Tối ưu sự gắn kết và giảm trừ tiêu hao
Tối ưu sự gắn kết và giảm trừ tiêu hao

Nhiều nhà tuyển dụng đã phản hồi rằng, kể từ lúc ứng dụng Psychometric Test trong quá trình tuyển dụng cho những vị trí của công ty, chất lượng ứng viên đã gia tăng một cách đáng kinh ngạc. Ngoài ra, Psychometric Test còn giúp các nhà lãnh đạo nhìn thấu được nhu cầu, mong muốn của các nhân viên mới, nhằm có quyết định hay chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển họ tốt hơn.

Psychometric Test là gì? Nếu đã hiểu được tầm quan trọng của Psychometric Test, chắc chắn công tác tuyển dụng tại các công ty sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Mong rằng thông tin này hữu ích với bạn.

Phương pháp làm bài test IQ tuyển dụng

IQ có lẽ là một chỉ số không thể quan trọng hơn trong cuộc sống. Bên cạnh những chỉ số khác, IQ thường là chỉ số được xây dựng thành những bài đánh giá trong tuyển dụng việc làm. Vậy làm thế nào để vượt qua những bài kiểm tra IQ?

Phương pháp làm bài test IQ tuyển dụng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý