Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bỏ túi quy trình thu hồi công nợ hiệu quả nhất từ trước đến nay!

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 08 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Quy trình thu hồi công nợ, là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp cần phải vượt qua được. Bởi vấn đề liên quan đến công nợ luôn khiến cho các ông chủ doanh nghiệp “đau đầu”, công việc của kế toán công nợ cũng không hề nhẹ nhàng gì. Nếu một doanh nghiệp quản lý cũng như có quy trình thu hồi công nợ chính xác thì chắc chắn bộ máy hoạt động kinh doanh cũng sẽ được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên Doanh nghiệp của bạn đã có quy trình quản lý và thu hồi công nợ hiệu quả hay chưa? Hãy tham khảo ngay bài viết để thấy được những một quy trình quản lý và thu hồi công nợ tiêu chuẩn và mang lại hiệu quả cao!

1. Quy trình thu hồi công nợ là gì?

Công nợ là một thuật ngữ quá quen thuộc với đời sống của chúng ta, đặc biệt là đối với những bạn đang theo đuổi ngành kế toán. Công nợ trong doanh nghiệp được chia thành hai loại, đó là công nợ phải thu và công nợ phải trả, mỗi loại sẽ có đặc điểm cũng như tính chất khác nhau. Công nợ phải thu là những khoản nợ chưa thu được từ khách hàng, thông qua việc bán dịch vụ/ sản phẩm hoặc đầu tư tài chính. Còn công nợ phải trả là các khoản mà doanh nghiệp chưa thanh toán sau khi sử dụng những dịch vụ/ sản phẩm. Vậy quy trình thu hồi công nợ là gì?

Quy trình thu hồi công nợ là gì?
Quy trình thu hồi công nợ là gì?

Các bạn có thể liên hệ với khái niệm của công nợ phải thu để có được lời giải đáp. Là quá trình mà doanh nghiệp sẽ tiến hành thu hồi lại những khoản nợ chưa thu được. Mỗi doanh nghiệp đều có quy trình chuẩn để thực hiện nghiệp vụ này khác nhau. Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia đầu ngành thì các doanh nghiệp nên áp dụng 7 bước: Hạn chế công nợ khó đòi; Xác định số tiền tối thiểu cần đòi từ mỗi khách nợ; Phân loại khách nợ; Chọn người thu hồi nợ; Nhắc khách nợ thanh toán trước khi nợ đến hạn; Đàm phán với khách nợ; Nhờ đến toà án để đòi nợ.

Xem thêm: Hóa đơn trực tiếp là gì? Đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp

2. Nội dung chính về quy trình thu hồi công nợ

Với 8 bước trong quy trình như đã chia sẻ ở trên thì các bạn cũng có thể thấy rằng đây không phải là việc làm gì dễ dàng cả. Cần cả một quá trình dài để thực hiện được nghiệp vụ này. Đó cũng là lý do vì sao mà nhiều doanh nghiệp còn tồn tại rất nhiều nợ xấu, nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như kết quả của việc hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau đây sẽ là nội dung chi tiết về quá trình thu hồi công nợ tiêu chuẩn đầy đủ nhất mà các bạn nên biết.

2.1. Hạn chế công nợ khó đòi

Có thể các bạn cũng đã biết thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có những khoản nợ khó đòi, vì đó là điều không thể tránh được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có khoản nợ thu khó đòi như nhau, có doanh nghiệp biết cách hạn chế được điều này, có doanh nghiệp vẫn chưa thực sự thắt chặt vấn đề từ khâu bán hàng. Bởi những khoản nợ xấu đó giống như quả bom nổ chậm, mà nó có thể tác động đến hiệu quả kinh doanh.

Trên thực tế, khi mà hạn chế được khoản công nợ khó đòi thì bạn đã phần nào giúp cho quy trình thu hồi công nợ của doanh nghiệp được giảm thiểu khó khăn phần nào. Vì không thể nào tránh được hoàn toàn việc có nợ xấu. Thường thì mỗi doanh nghiệp đều có 20% đến 30% là các khoản nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, để hạn chế được những rủi ro về khoản nợ thì trong quy trình bán hàng các doanh nghiệp cần phải nghiêm khắc hơn, nên đưa ra những điều kiện phù hợp trong việc bán chịu dựa trên khả năng trả nợ của khách hàng đó (mức vốn, tình hình công nợ, tình hình kinh doanh...).

2.2. Xác định số tiền tối thiểu cần thu hồi từ khách nợ

Có lẽ đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà kế toán công nợ cần phải làm, và là công việc cần làm đầu tiên khi bắt đầu thực hiện quá trình thu hồi nợ. Để làm tốt được nhiệm vụ này, thì các bạn cần phải nghiên cứu cũng như tìm hiểu về ngân sách.Từ đó sẽ tìm ra được mức ngân sách tối thiểu, và việc lên kế hoạch thu hồi được thuận lợi.

2.3. Chọn người thu hồi nợ

Chọn người thu hồi nợ
Chọn người thu hồi nợ

Nhiều doanh nghiệp đặt ra câu hỏi nên để nhân viên hay chính ông chủ doanh nghiệp đi đòi nợ, vì không phải ai cũng có khả năng đòi được nợ. Dù bộ phận kế toán là những người trực tiếp quản lý cũng như nắm rõ được các con số trong danh sách thu hồi. Và là người có quan hệ làm việc bền vững với khách hàng. Nhưng, các doanh nghiệp nên lựa chọn chính những người trực tiếp với khách hàng nợ đó, để tiến hành thu hồi nợ. Vì họ chính là:

- Người hiểu rõ nhất về khoản nợ, nên không mất thời gian vào việc nghiên cứu về khách hàng nợ (Tâm sinh lý, sở thích, tính cách, thói quen) hay hồ sơ công nợ đó.

- Không tạo lên nhiều sức ép cho khách hàng nợ, vì người đòi nợ không thường xuyên tương tác được để đòi nợ.

Ngoài ra cũng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn tuyển riêng một nhân sự chỉ để thu hồi nợ (bạn tham khảo tin tức tuyển dụng trên timviec365.vn để rõ hơn). Nhằm đảm bảo các khoản công nợ phải thu được thu hồi đúng hạn.

2.4. Nhắc khách nợ thanh toán nợ khi đến hạn

Thông thường thì các doanh nghiệp đều có quy định về thời gian thu hồi các khoản nợ, nhưng trước khi đến hạn thanh toán nợ khoảng 10 ngày thì doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện nhiệm vụ nhắc nhở khách hàng để họ có thời gian chuẩn bị tiền. Đối với công đoạn này thì bạn có thể liên hệ trực tiếp hoặc gửi qua Email để nhắc nhở.

Trong trường hợp, khách hàng nợ là một đối tượng đặc biệt hoặc khoản nợ lớn thì nên đưa ra một cuộc hẹn để trao đổi trực tiếp. Tuy nhiên trong quá trình gặp mặt thì không nên đưa ra những lời nói đả kích, mà chỉ cần nói lịch sự và chân thành. Nếu họ tỏ ý có vài vấn đề chưa thể thanh toán được khoản nợ thì tìm hiểu nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng mà doanh nghiệp để tìm cách đòi nợ khác.

2.5. Đàm phán với khách nợ

Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi xác định được những khoản nợ xấu khó thu hồi được thì đều phải có cách đàm phán và làm việc với khách nợ để làm sao thu được khoản đó nhanh nhất. Đây cũng là một trong những bước vô cùng quan trọng trong quy trình thu hồi nợ. Và nó đòi hỏi sự khôn khéo cùng với kỹ năng đàm bán của người thu hồi nợ. Và các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, không nên sử dụng đến pháp luật thu hồi nợ, vì khá là tốn kém mà đôi khi lại làm hỏng hết mối quan hệ với khách hàng.

Các bạn có biết nghệ thuật trong đàm phán là rất cần thiết không, nó không chỉ mang lại cho bạn hiệu quả trong quá trình kinh doanh mà nó còn giúp cho doanh nghiệp bạn thu hồi được các khoản nợ nhanh chóng hơn. Công thức đặc biệt, giúp bạn có thể hoàn thành tốt được bước này là:

Đàm phán với khách nợ
Đàm phán với khách nợ

- Vạch ra kế hoạch trả nợ cho khách hàng: Khả năng thu hồi nợ của bạn sẽ lớn hơn nếu như bạn biết cách tạo điều kiện cho khách nợ, có thể là trả theo từng đợt. Tuy nhiên bạn cũng nên nhắc nhở với khách nợ rằng, cho đến khi khách nợ thanh toán được hết các khoản nợ thì sẽ không tiến hành bất cứ một giao dịch mua bán nào. Hoặc chỉ giao dịch khi khách hàng đó thanh toán tiền ngay.

- Chấp nhận thanh toán bằng hàng: Đôi khi vai trò của khách hàng và người bán được trao đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nên có thể sản phẩm/ dịch vụ mà khách hàng nợ là thứ mà doanh nghiệp đang cần mua thì người thu hồi nợ vẫn có thể linh động để khách nợ thanh toán nợ bằng cách quy đổi chúng thành tiền hoặc bán thành tiền. Như vậy vừa tăng được tốc độ lưu chuyển của dòng vốn vừa thu hồi được phần nào khoản nợ phải thu.

2.6. Nhờ đến sự can thiệp của tòa án

Đối với những trường hợp khách nợ là những đối tượng cứng đầu, không thể thu hồi hiệu quả; thì nhờ vào sự can thiệp của tòa án chính là giải pháp cuối cùng mà người thu hồi nợ phải áp dụng. Mặc dù đây là một trong những cách thức mà ít doanh nghiệp sử dụng. Vì nó khá mất thời gian và tiền bạc.

Xem thêm: Định khoản kế toán là gì? Mẹo làm nhanh và hiệu quả như thế nào

3. Quy trình quản lý công nợ đạt tiêu chuẩn

Bên cạnh quy trình thu hồi công nợ thì nghiệp vụ quản lý công nợ cũng rất quan trọng đối với bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Trên cơ bản thì có 4 bước, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách thức cũng như xây dựng quy trình sao cho phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh riêng.

3.1. Thiết lập bộ phận chuyên môn

Nói chi tiết hơn thì các doanh nghiệp có quy mô lớn hay có những khoản công nợ lớn thì nên thiết lập bộ phận chuyên môn quản lý chặt chẽ công nợ và xây dựng chính sách chi trả rõ ràng để đảm bảo được quy trình quản lý công nợ đạt hiệu quả. Bởi khi đã thiết lập được rồi thì những rủi ro phát sinh từ bên ngoài tầm kiểm soát thì sẽ có hộ phận chịu trách nhiệm hạn chế được tối đa việc đó. Hoặc bộ phận đó cũng có thể nghiên cứu để đưa ra được những quy định về mức phạt nếu khách nợ vi phạm vào quy chế thanh toán của doanh nghiệp.

Quy trình quản lý công nợ đạt tiêu chuẩn
Quy trình quản lý công nợ đạt tiêu chuẩn

3.2. Thiết lập một quy trình quản lý công nợ bám sát mục tiêu

Khi đã xác định rõ được người chịu trách nhiệm làm việc với khách nợ thì quy trình sẽ dễ thực hiện hơn. Những quy định về thời gian nhắc nhở khách hàng (Email, gọi điện thoại, đặt lịch hẹn...). Và sẽ có trách nhiệm xử lý và giải quyết khoản công nợ phải thu.

3.3. Gửi hóa đơn kèm theo phương thức thanh toán nhanh nhất

Mục đích của bước này là để tối giản được phần nào về quá trình thu hồi, vì hóa đơn nên kèm theo thông tin cụ thể về thời gian tối đa mà khách hàng cần chi trả công nợ với doanh nghiệp.

3.4. Thúc giục khách hàng một cách tế nhị khi đến kỳ hạn

Nhiều trường hợp khách nợ bỏ ngoài tai những nhắc nhở về việc thanh toán công nợ, nên người thu hồi nợ cũng không thể tránh được những tình huống chớ trêu đó. Và cách giải quyết trước mắt ngay lúc này đó là thường xuyên nhắc nhở và thúc giục khách nợ hơn nữa. Nếu vẫn có dấu hiệu không quan tâm, không có phản hồi về việc sẽ thanh toán công nợ thì cần phải có biện pháp nghiêm khắc hơn, thậm chí là sự can thiệp của pháp luật.

Nghe có vẻ đây cũng là một công việc khó nhằn đúng không nào? Công việc của kế toán là hạch toán, theo dõi số tiền khách hàng thanh toán qua chứng từlập biên bản đối chiếu công nợ khi được yêu cầu hoặc vào mỗi kỳ kế toán,... 

Mỗi doanh nghiệp đều có công nợ và có cách xây dựng công cụ quản lý riêng biệt, phần mềm kế toán. Hiện nay không ít các công ty tuyển dụng kế toán công nợ, các bạn có thể tìm kiếm trên Timviec365.vn và tham khảo các mẫu cv mới nhất. 

Như vậy, các bạn đã nắm hết được nội dung Quy trình thu hồi công nợ và Quy trình quản lý công nợ tiêu chuẩn rồi chứ? Nếu cần tham khảo thêm nhiều thông tin khác thì đừng ngại truy cập vào timviec365.vn nhé!

Xem thêm: Mẫu bảng kê chứng từ thanh toán và cách xây dựng nội dung

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý