Tác giả: Nguyễn Loan
Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 06 năm 2024
Đối với mỗi một doanh nghiệp hiện nay thì đều cần đến bộ phận kế toán để tổng hợp những nội dung kế toán theo kỳ kế toán của doanh nghiệp để đảm bảo làm đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy kỳ kế toán là gì? Nếu bạn đang học chuyên ngành này thì hãy cùng theo dõi xem kỳ kế toán là gì nhé!
Đối với mỗi một doanh nghiệp hiện nay thì không thể thiếu bộ phận kế toán, đó chính là những người giúp doanh nghiệp thực hiện việc tổng hợp kế toán để đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo hoạt động thường xuyên cho doanh nghiệp. Không để các bạn phải đợi lâu nữa, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về kỳ kế toán là như thế nào nhé!
Kỳ kế toán được hiểu là những quy định về chu kỳ hoạt động của kế toán doanh nghiệp, kỳ kế toán được bắt đầu từ thời điểm doanh nghiệp kế toán bắt đầu thực hiện ghi sổ kế toán cho đến thời điểm kết thúc hoạt động ghi sổ kế toán, nghĩa là lúc này doanh nghiệp phải khóa sổ kế toán để làm báo cáo tài chính tổng hợp. Nếu đúng như quy định của pháp luật Việt Nam thì kỳ kế toán sẽ được phân chia thành 3 loại chính là kỳ kế toán năm, kỳ kế toán tháng và kỳ kế toán quý. Tuy nhiên pháp luật cũng không ép buộc tất cả các doanh nghiệp phải dập khuôn với kỳ kế toán như vậy. Mà với các doanh nghiệp hiện nay có thể dựa vào đặc điểm kinh tế và đặc điểm, quy mô của công ty mình mà phân chia kỳ kế toán sao cho phù hợp.
Sau khi đã hiểu được thế nào là kỳ kế toán thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu sâu hơn về các loại kỳ kế toán mà đã nói ở trên nhé.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam và cũng dựa theo tính chất hoạt động của các công ty thì kỳ kế toán được phân chia thành 3 loại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Kỳ kế toán năm: Kỳ kế toán năm được tính là tròn 1 năm, tức là 12 tháng và được bắt đầu tính từ ngày 1 tháng 1 đầu năm cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó, và ngày này thường được tính theo ngày dương lịch chứ không tính theo âm lịch của nước. Đơn vị kế toán được tính theo đặc thù riêng của về tổ chức cũng như hoạt động của doanh nghiệp, và phải thông báo cho cơ quan tài chính biết.
Tuy nhiên đối với những cơ sở giáo dục sẽ có những thay đổi và khác hơn so với doanh nghiệp, vì hoạt động của cơ sở giáo dục là giảng dạy và thường không bắt đầu từ tháng 1 như các doanh nghiệp khác. Mặc dù có sự khác biệt về thời gian thì kỳ kế toán năm của doanh nghiệp này cũng phải tròn 12 tháng, và sẽ được tính từ ngày 1/7 năm nay cho đến hết ngày 30/6 năm sau để được tròn đúng 1 năm theo quy định của pháp luật. Khi cơ sở giáo dục thực hiện kỳ kế toán thì phải báo cho cơ quan tài chính biết và đến cuối năm cơ sở giáo dục vẫn phải lập báo cáo tài chính.
- Kỳ kế toán quý: Kỳ kế toán quý được tính là 3 tháng, và kỳ kế toán này được bắt đầu từ ngày 1 của tháng đầu quý cho đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối của quý.
- Kỳ kế toán tháng được tính là một tháng tròn, bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.
Đó chính là kỳ kế toán của đơn vị kế toán đã được thành lập lâu, thế còn với những đơn vị doanh nghiệp mới được thành lập thì kỳ kế toán của họ sẽ như thế nào?
Xem thêm: Chuẩn mực kế toán. Những kiến thức cơ bản của nhân viên kế toán.
Việc làm kế toán - kiểm toán tại Hồ Chí Minh
- Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới thành lập
+ Kỳ kế toán đầu tiên đối với những doanh nghiệp mới được thành lập chưa có thời gian hoạt động dài để tính kỳ kế toán theo năm hay theo quý như các doanh nghiệp khác. Chính vì thế mà doanh nghiệp mới thành lập sẽ được tính từ ngày mới cấp phép chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đến hết ngày cuối của kỳ kế toán năm, quý và tháng.
+ Còn đối với kỳ kế toán của các đơn vị kế toán khác được bắt đầu tính từ ngày hiệu lực được ghi trên quyết định thành lập đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm , tháng và quý.
- Kỳ kế toán với các doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động thì sẽ được tính là ngày kỳ kế toán năm, tháng, quý, cho đến hết ngày được ghi trên quyết định chia cắt hoặc hợp nhất,...
- Đối với trường hợp của kỳ kế toán của năm đầu hoặc kỳ kế toán của năm cuối ít hơn 90 ngày thì doanh nghiệp được phép công với kỳ kế toán tiếp theo, tuy nhiên cũng có thể cộng với kỳ kế toán của năm trước đó để tròn một năm. Điều kiện ở đây là kỳ kế toán của năm đầu tiên và năm cuối phải ít hơn 15 tháng.
Như bạn cũng đã thấy, kỳ kế toán đối với mỗi một doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết, nó không những đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật mà còn giúp doanh nghiệp của mình đang trong tình trạng tài chính như thế nào để tiếp tục hay phải thay đổi phương án kinh doanh. Có vai trò quan trọng như “ngọn hải đăng” soi đường cho doanh nghiệp thì người thực hiện công việc này chính là yếu tố để tạo nên thành công đó.
Xem thêm: Deferred tax là gì? hé lộ cách xác định Deferred tax chuẩn hiện nay
Với những hoạt động của kỳ kế toán, mục đích chính là giúp cho doanh nghiệp thực hiện đúng với những quy định của pháp luật, chính vì thế mà cũng có một số nguyên tắc nhất định như sau:
Thực hiện theo đúng nguyên tắc này, yêu cầu bạn cần phải thực hiện đúng, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp có liên quan đến tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu,...tất cả những chi phí này tại thời điểm phát sinh phải được ghi vào sổ kế toán, chứ không được căn cứ vào những khoản thu thực tế. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích sẽ phản ánh rõ ràng cho doanh nghiệp thấy hình ảnh của mình ở thời điểm hiện tại, quá khứ và trong tương lai.
Theo đúng với nguyên tắc này, thì doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính trên cơ sở giả định hoặc tiếp tục thực hiện kinh doanh bình thường trong tương lai. Nghĩa là đối với các doanh nghiệp không được có ý định dừng hoạt động hay thu hẹp quy mô hoạt động của công ty mình.
Với nguyên tắc này thì bạn chỉ cần hiểu đơn giản là sau khi tính toán kỳ kế toán xong thì doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục và không thu hẹp hoạt động kinh doanh của mình.
Đối với nguyên tắc này sẽ thực hiện khi doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến vấn đề mua tài sản cố định, CCDC, NVL,...thì giá cả của chúng sẽ được dựa trên theo giá gốc của chúng chứ không phải giá hiện hành của thị trường (giá này không bao gồm VAT).
Bạn có thể theo dõi ví dụ sau để hiểu hơn về nguyên tắc này: Công ty B mua một điều hòa hòa có giá trị là 5 triệu đồng (khi mua chưa có tính phí giá trị gia tăng là 10%). Trong đó phi vận chuyển là 1 triệu đồng, chi phí lắp đặt là 5 trăm nghìn đồng.
Vậy theo nguyên tắc giá gốc thì máy điều hòa này sẽ có giá là: 4.000.000 + 1.000.000 + 500.000 = 5.500.000 đồng.
Với nguyên tắc phù hợp này, khi mà ghi nhận doanh thu thì đương nhiên phải có một khoản chi phí phù hợp, tương ứng với số tiền đó tạo ra doanh thu đó. Các chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc các chi phí phải trả có liên quan đến doanh thu của kỳ kế toán đó.
Ví dụ như: Đối với doanh nghiệp thuê nhà làm văn phòng trong thời hạn hợp đồng là 12 năm một, và theo thỏa thuận của hai bên thì doanh nghiệp sẽ phải trả tiền thuê nhà đó trong 12 tháng. Kế toán chỉ thực hiện tổng hợp và phản ánh doanh thu của từng tháng và chia đều các chi phí đó trong 12 tháng như thế nào?
Thực hiện theo nguyên tắc này nghĩa là các phương pháp hay cách thức thực hiện kỳ kế toán của doanh nghiệp phải thống nhất từ đầu kỳ kế toán cho đến cuối kỳ, chứ không được thực hiện lộn xộn giữa các phương pháp khác nhau. Trong trường hợp doanh nghiệp có thay đổi về phương pháp thì phải báo cáo, trong báo cáo đó phải ghi rõ lý do và giải thích sự ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần báo cáo tài chính.
Như vậy để chu kỳ kế toán không bị thay đổi thì các doanh nghiệp trước khi thực hiện cần phải nghiên cứu và lựa chọn phương pháp trước, rồi sau đó phải thống nhất các phương pháp với nhau. Chứ không được thay đổi nhiều, đó chính là đảm bảo sự nhất quán của nguyên tắc.
Đối với công việc của kế toán thì phương pháp này rất quan trọng và có thể nói nó là nguyên tắc xuyên xuất quá trình thực hiện kỳ kế toán của doanh nghiệp. Kế toán là phải làm việc với những con số, chính vì thế mà nguyên tắc này lại cần phải thực hiện một cách nghiêm túc. Nguyên tắc này đòi hỏi những điều sau:
Thứ nhất, doanh nghiệp phải lập các khoản dự phòng trước, tuy nhiên khoản dự phòng này không được quá lớn.
Thứ hai, không đánh giá cao các giá trị tài sản và các khoản thu nhập của doanh nghiệp.
Thứ ba, không được đánh giá thấp hơn các khoản nợ và chi phí phát sinh
Thứ tư, đối với doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có những thông tin, bằng chứng chính xác về khả năng thu về lợi ích kinh tế. Còn đối với chi phí phải được ghi nhận khi có những thông tin chính xác về khả năng phát sinh chi phí.
Các thông tin sẽ được coi là thiếu chính xác và là thông tin trọng yếu là những thông tin trong trường hợp nào đó nó sẽ làm thiếu hoặc sai lệch thông tin, điều đó làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của người làm báo cáo tài chính. Tính trọng yếu lớn hay nhỏ, quan trọng nhiều hay ít sẽ được đánh giá trong những hoàn cảnh cụ thể, và tính trọng yếu của một yếu tố sẽ được nhìn nhận và xem xét trên các phương diện định lượng và định tính.
Với 7 nguyên tắc trên đây thì doanh nghiệp cần phải thực hiện tuân theo 7 nguyên tắc này với kỳ kế toán. Tuy nhiên, các nguyên tắc này không được thực hiện từng cái một mà nó phải đảm bảo thực hiện song song cùng lúc, như vậy mới đảm bảo được độ chính xác và khách quan của kỳ kế toán cho doanh nghiệp.
Trong bất kỳ một doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng đều có nhân viên kế toán, thực hiện các công việc sổ sách. Giúp cho các doanh nghiệp có những báo cáo tài chính đúng quy định và đúng với tình hình của công ty. Vậy bạn có tò mò với công việc của nhân viên kế toán không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem công việc của nhân viên kế toán trong một ngày sẽ làm công việc gì nhé?
Công việc của mỗi nhân viên kế toán tại doanh nghiệp là không giống nhau, nó sẽ tùy thuộc vào từng cấp bậc và nhiệm vụ khác nhau thì nhân viên kế toán sẽ có những công việc cụ thể khác nhau. Tuy nhiên thì công việc của nhân viên kế toán có thể nói đến chính là:
- Ghi chép các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, kiểm tra sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- Lập các chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan đến doanh nghiệp
- Xử lý các dữ liệu về kế toán của doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp và gửi lên cấp trên.
- Phân tích các tình hình tài chính, ngân sách, doanh thu và tham mưu cho ban giám đốc công ty.
Ngoài những công việc chính này ra thì nhân viên kế toán còn phải thực hiện các công việc do cấp trên giao xuống.
Là một công việc khá vất vả, bên cạnh đó còn phải gặp rất nhiều áp lực, chính vì thế mà đòi hỏi ở nhân viên kế toán khá nhiều những kỹ năng đi kèm với trình độ chuyên môn của mình. Kế toán viên phải biết sử dụng phần mềm kế toán, thông thạo tin học văn phòng,... Ngoài ra nên chau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm bằng các chứng chỉ kế toán quốc tế để có thể thăng tiến trong sự nghiệp.
Nhân viên kế toán đối với một doanh nghiệp là rất quan trọng, họ sẽ quyết định xem doanh nghiệp có đi được tiếp hay không?
Thứ nhất, bộ phận kế toán giúp cho doanh nghiệp có thể theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhờ vào những quá trình đó mà người quản lý có thể điều hành xuân sẻ những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, với những báo cáo mà bộ phận kế toán làm, đã cung cấp cho doanh nghiệp những cơ sở để định hướng cho chương trình hoạt động của doanh nghiệp trong từng giai đoạn khác nhau. Dựa vào những báo cáo đó thì doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả công việc.
Thứ ba giúp doanh nghiệp điều hòa tình hình tài chính của doanh nghiệp theo từng giai đoạn khác nhau.
Thứ tư với những báo cáo, kế hoạch và giấy tờ mà bộ phận kế toán làm sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể đảm bảo vững chắc trong giao dịch buôn bán.
Thứ năm cung cấp cho doanh nghiệp những kết quả tài chính rõ ràng theo đúng thực trạng của công ty, để từ đó sẽ có những bước đi tiếp theo.
Thứ sáu phát hiện ra những rủi ro trong tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận ra vấn đề của mình trong giai đoạn phát triển.
Với những vai trò của nhân viên kế toán như thì đối với những các doanh nghiệp thì càng cần đến bộ phận này. Nếu như bạn cũng đang tìm công việc kế toán mà chưa biết tìm đến đâu để có cơ hội việc làm tốt nhất thì giờ đây bạn có thể tìm đến timviec365.vn bạn sẽ nhận được những tin tức việc làm kế toán tại tp HCM và các tỉnh thành khác mới nhất. Timviec365.vn sẽ là cầu nối giúp cho bạn và nhà tuyển dụng tìm được nhau nhanh chóng nhất mà lại hoàn toàn miễn phí.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc