Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Roadshow là gì?] Những điều cần biết về việc tổ chức Roadshow

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Bạn có thể chưa biết Roadshow là gì? Nhưng chắc chắn bạn đã từng bắt gặp hình thức quảng cáo này trên đường, Roadshow cực kỳ phổ biến và quen thuộc ở nước ta. Một dòng người mang đồng phục đi bộ, hay những đoàn xe thương hiệu chạy quanh các tuyến đường thành phố,... Đó là tất cả khi nói về Roadshow, hình thức quảng cáo thương hiệu này thường được sử dụng trong các chiến dịch khai trương, khánh thành, ra mắt sản phẩm, lễ Tết, triển lãm hội chợ,... Để hiểu rõ hơn về Roadshow, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết của Hạ Linh nhé!

Việc quảng bá thương hiệu có thể khẳng định là một trong những hoạt động chủ chốt, được đầu tư kỹ càng về hình thức, cách triển khai,... trong doanh nghiệp. Khi thế giới quảng cáo đang ngày một phát triển, chúng lại càng chứng minh về tỷ lệ cạnh tranh khá khốc liệt của một nền kinh tế thị trường. Nhiều ý kiến cho rằng quảng cáo theo hình thức Roadshow khá tốn kém, và tốn nhiều công sức. Nhưng cũng khá nhiều người cho rằng Roadshow không quá khó như chúng ta thường nhìn thấy bên ngoài. Vậy hình thức này cụ thể được định nghĩa ra sao? Được tổ chức như thế nào và chúng có thực sự khả thi?

Roadshow
Roadshow

1. Thuật ngữ Roadshow là gì?

Roadshow là một thuật ngữ trong tiếng Anh thuộc về chuyên ngành Marketing. Dịch nghĩa tiếng Việt, có thể hiểu nôm na đó là biểu diễn lưu động. Hình thức quảng bá theo kiểu Roadshow là một trong những xu hướng được khá nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng. Bởi trên thực tế, Roadshow mang lại cho các tổ chức khá nhiều lợi ích thiết thực.

Mục đích của Roadshow là xây dựng độ nhận diện thương hiệu. Do đó, chúng ta thường thấy những gì gắn liền với Roadshow thường là đoàn phương tiện sử dụng màu sắc và đồng phục giống nhau, với đội ngũ PG - PB trực tiếp triển khai. Họ có thể thực hiện các hoạt động như phát tờ rơi, giơ băng rôn, khẩu hiệu,... nhằm thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.

Thuật ngữ Roadshow là gì?
Thuật ngữ Roadshow là gì?

Như đã nói, Roadshow rất dễ nhận biết bởi chúng hầu như mang những đặc trưng cụ thể như sau:

- Thứ nhất, thành phần con người trực tiếp thực hiện Roadshow phải mang đồng phục đại diện của tổ chức thương hiệu cụ thể. Thông thường đồng phục sẽ thể hiện hình ảnh sản phẩm mới, logo thương hiệu hay slogan,... mà tổ chức doanh nghiệp muốn quảng bá.

- Thứ hai, Roadshow có đặc trưng là tính lưu động, do đó người thực hiện Roadshow cần di chuyển khá nhiều nơi, trong khoảng thời gian khá dài. Do đó, Roadshow thường được tổ chức bằng các phương tiện chung màu sắc, giống chủng loại,... chẳng hạn như xe máy, xe đạp,....

- Thứ ba, Roadshow có thể kết hợp với một vài hoạt động nổi bật, chẳng hạn như hát, nhảy, phát âm thanh,... để dễ dàng hấp dẫn người xem.

- Thứ tư, có những mascot dễ thương, cao lớn để gây chú ý.

- Thứ năm, kết hợp với những hoạt động như phát mẫu thử, tờ rơi để người dùng thuận tiện trong việc trải nghiệm miễn phí.

Đặc trưng về khâu tổ chức của Roadshow khá đặc biệt. Thời gian diễn ra Roadshow không quá dài, trung bình chỉ trong khoảng 2 - 5 ngày để hấp dẫn và thu hút khách hàng từ những ấn tượng đầu tiên. Bên cạnh đó, chi phí và công sức để tổ chức Roadshow không hề nhỏ, thậm chí là đắt đỏ cộng với khâu xin phép chính quyền địa phương khá khắt khe.

Tuyển nhân viên tiếp thị

2. Các hình thức tổ chức Roadshow phổ biến hiện nay

Các hình thức tổ chức Roadshow phổ biến hiện nay
Các hình thức tổ chức Roadshow phổ biến hiện nay

Khi hiểu được khái niệm Roadshow là gì? Bạn có thể chưa biết được Roadshow có một vài hình thức triển khai khá độc đáo mới mẻ. Điều này cho thấy hình thức quảng cáo Roadshow đang ngày được các doanh nghiệp ưa chuộng và phát triển một mạnh mẽ hơn.

2.1. Roadshow đi bộ

Roadshow đi bộ hay thường được gọi là hình thức náo động tại chỗ. Trong hình thức này, một nhóm hoặc nhiều nhóm người đứng ngay tại điểm hoặc di chuyển, mặc đồng phục để giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu. Tuy nhiên việc họ di chuyển không quá xa, họ có thể kết hợp sử dụng kết hợp phát mẫu thử, phát tờ rơi, sử dụng mascot,...

Trong quá trình đoàn người di chuyển, có thể triển khai thêm một số hoạt động như tặng sản phẩm dùng thử, hoạt náo viên triển khai nhiều trò chơi, game tương tác, chụp ảnh, hát,... nhằm tạo được độ thú vị và gia tăng mức độ thu hút những người dùng đang đi đường. Nhìn chung, hình thức Roadshow này không quá đắt đỏ và đơn giản về cách thực hiện. Bởi không cần phải triển khai khâu lắp đặt, thuê xe,... Chi phí duy nhất là thuê PG và làm một số khâu in ấn tờ rơi, banner,...

2.2. Roadshow lưu động

Roadshow lưu động
Roadshow lưu động

Phương tiện giao thông là một yếu tố và thành phần chính để tạo ra các Roadshow lưu đồng. Chẳng hạn như xe đạp, xe máy, thậm chí là ô tô, xe tải,...

2.2.1. Roadshow bằng xe đạp

Theo đó, Roadshow bằng phương tiện xe đạp tiết kiệm chi phí nhất. Hơn cả, xe đạp là loại phương tiện dễ trang hoàng bên ngoài, thuận tiện trong lúc di chuyển. Mặc dù vậy, tại một vài thời điểm cao điểm trên các tuyến đường lớn, Roadshow bằng xe đạp có thể bị ảnh hưởng về tốc độ để đảm bảo an toàn và không làm ảnh hướng đến tình trạng lưu thông trên đường.

2.2.2. Roadshow bằng xe máy

Tất nhiên, khác với xe đạp, xe máy được triển khai trong Roadshow sẽ phải chi ngân sách nhiều hơn. Nhưng ngược lại, nhìn vào đoàn Roadshow xe máy, toát lên được độ đẳng cấp và thượng lưu hơn, lại còn tiết kiệm về sức người. Dòng xe máy nào được chọn cho Roadshow tùy thuộc vào kế hoạch ngân sách của thương hiệu tổ chức. Thông thường, những dòng xe ga sẽ được ưu tiên bởi chúng mang lại cảm giác thẩm mỹ cao, ít khói bụi và dễ điều khiển.

Có thể khẳng định, Roadshow bằng những phương tiện thân quen và phổ biến như xe đạp, xe máy chính là hình thức triển khai quốc dân, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu ứng thương hiệu tốt so với các hình thức khác. Trung bình mất khoảng 100 triệu để triển khai một chiến dịch Roadshow nếu tính cả ngân sách thuê PG/PB, thuê xe và xin giấy phép.

2.2.3. Roadshow bằng xe ô tô

Roadshow bằng xe ô tô
Roadshow bằng xe ô tô

Roadshow bằng ô tô có thể thấy là hình thức cao cấp và thượng lưu nhất. Chúng được triển khai thông qua việc dán quảng cáo lên thân của những phương tiện này và cho chúng di chuyển xung quanh thành phố trong một khoảng thời gian nhất định. Các loại phương tiện ô tô đa dạng có thể được sử dụng trong Roadshow tùy vào ngân sách, chẳng hạn như xe 4 chỗ, 7 chỗ, thậm chí là xe 32 chỗ, 45 chỗ. Bên cạnh đó, có những loại phương tiện được độ xe, nhằm gây hiệu ứng phá cách, độc lạ, thu hút được ánh nhìn của người đi đường. Với hình thức này, các tổ chức có thể thuê PG hoặc không.

Trong các chiến dịch ra mắt dịch vụ, sản phẩm mới hay tạo dựng độ nhận diện thương hiệu trong một thời điểm nhất định, thì các tổ chức lớn thường chạy Roadshow bằng loại phương tiện này.

Việc làm Tiếp thị - Quảng cáo tại Hồ Chí Minh

3. Đánh giá về hình thức quảng cáo Roadshow

Tất nhiên, khi so sánh với nhiều hình thức quảng cáo thương hiệu đa dạng như ngày nay. Người ta thường đưa Roadshow ra bàn cân, và nhìn nhận những lợi ích cũng như một vài tồn tại hay hạn chế của hình thức Marketing truyền thống này.

3.1. Roadshow có những ưu điểm gì?

Roadshow có những ưu điểm gì?
Roadshow có những ưu điểm gì?

Ưu điểm của Roadshow là gì?

- Thứ nhất: Nhờ vào tính linh động, Roadshow có thể được triển khai ở bất kỳ thời điểm nào mà một thương hiệu cảm thấy cần. Miễn là chúng hợp lý, phục vụ cho mục đích và mục tiêu đã được lên kế hoạch của các chiến dịch quảng bá.

- Thứ hai, mọi ngành hàng có thể sử dụng Roadshow, đó là tính thông dụng. Roadshow hoàn toàn có thể sử dụng để làm thương hiệu cho bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, từ các dịch vụ thẩm mỹ, tổ chức sự kiện cho đến các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.

- Thứ ba, Roadshow khá thích hợp cho hai nhiệm vụ. Một là xây dựng độ nhận diện thương hiệu, hai là quảng cáo cho dịch vụ, sản phẩm mới ra lò. Bởi công dụng chính của Roadshow là gây sự chú ý, thu hút cao từ khách hàng, người đi đường, làm họ dễ dàng ghi nhớ.

3.2. Một số hạn chế của quảng cáo Roadshow

Một số hạn chế của quảng cáo Roadshow
Một số hạn chế của quảng cáo Roadshow

Mặc dù mang lại khá nhiều những lợi ích vô cùng thiết thực, tuy nhiên khi triển khai hình thức quảng bá này, các tổ chức doanh nghiệp đôi khi cần cân nhắc vì chúng tồn tại một vài hạn chế như sau:

- Thứ nhất, ngân sách để triển khai Roadshow tương đối đắt đỏ, khiến các tổ chức cần thống nhất về thời gian, phương tiện, số lượng, tuyến đường cần tổ chức,... Bên cạnh đó, các công ty cũng cần chuẩn bị một khoảng chi phí gọi là “lobby” nhằm đảm bảo các chiến dịch Roadshow sẽ không bị gián đoạn hay dừng lại giữa chừng.

- Thứ hai, Roadshow dễ bị chịu tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh. Chẳng hạn như tình trạng giao thông, thời tiết,... nếu không được dự báo và lên kế hoạch kỹ lưỡng.

- Thứ ba, tỷ lệ rủi ro về giao thông tương đối cao khi các phương tiện được điều khiển khá gần nhau để tạo thành đoàn.

- Thứ tư, xin giấy phép là một trong những thủ tục hành chính khá phức tạp và khó khăn khi triển khai các chiến dịch Roadshow. Bạn sẽ dễ gặp các rủi ro như bị phạt do phạm luật,... nếu không được bên thứ ba hỗ trợ về mặt quan hệ.

Việc làm Tiếp thị - Quảng cáo tại Hà Nội

4. Đối tượng nào nên chọn hình thức quảng cáo bằng Roadshow?

Đối tượng nào nên chọn hình thức quảng cáo bằng Roadshow?
Đối tượng nào nên chọn hình thức quảng cáo bằng Roadshow?

Hình thức quảng bá này hầu như dành cho đa phần các lĩnh vực dịch vụ, sản phẩm. Bên cạnh đó, trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm mới, Roadshow thường được sử dụng để thu hút người dùng. Điều đó cũng đơn giản để lý giải, bởi Roadshow thực sự tạo được hiệu ứng tốt về mặt hình ảnh, thương hiệu. Thông qua chúng, người dùng cảm thấy tò mò và ấn tượng hơn về sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra, trong các chiến dịch gây lại tiếng vang cho những sản phẩm và dịch vụ không còn mới mẻ, Roadshow cũng được sử dụng để nhắc nhở và gợi nhớ người dùng hãy quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm đó cũng như thương hiệu.

Để khẳng định ngành hàng nào chạy chiến dịch Roadshow nhiều nhất, hẳn đó là một khó khăn. Có thể nói, Roadshow áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, từ những mặt hàng truyền thống cho đến các lĩnh vực lớn như ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, viễn thông,... Roadshow không chỉ phục vụ cho hoạt động quảng bá thương hiệu, mà chúng còn được sử dụng trong những chiến dịch tuyên truyền, gây hiệu ứng cho cộng đồng. Chẳng hạn như chiến dịch bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, tệ nạn ma túy, kế hoạch hóa gia đình,...

5. Tuyệt chiêu để triển khai Roadshow hiệu quả

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương thức tổ chức hay triển khai Roadshow. Những chia sẻ sau đây chắc chắn sẽ giúp được bạn.

5.1. Cách tổ chức một Roadshow thành công

Cách tổ chức một Roadshow thành công
Cách tổ chức một Roadshow thành công

Các nội dung cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào việc tổ chức một Roadshow như sau:

- Thứ nhất, xây dựng kế hoạch cho Roadshow chi tiết nhất có thể. Từ khâu idea cho đến lộ trình triển khai, thời gian, địa điểm, số lượng,...

- Thứ hai, xin giấy phép hoạt động từ cơ quan chức năng. Cụ thể là Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.

- Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho Roadshow, bao gồm cả PG/PB.

- Chuẩn bị sẵn các phương tiện và vật dụng đi kèm như trang trí phương tiện, đồng phục, phụ kiện, ấn phẩm truyền thông,...

- Cần có điều phối viên theo sát hành trình của đoàn khi diễn ra Roadshow. Điều này là để ứng phó và hỗ trợ kịp thời đối với những tình huống không lường trước,...

5.2. Mẹo quảng cáo Roadshow nên biết

Mẹo quảng cáo Roadshow nên biết
Mẹo quảng cáo Roadshow nên biết

Roadshow đi kèm với công dụng làm thu hút ánh nhìn của người đi đường. Do đó những yếu tố tạo nên nó là sự mới lạ, thẩm mỹ, độc đáo. Có thể triển khai hình thức quảng bá thông qua mạng xã hội, internet để tăng tính khả thi cho chiến dịch. Việc ứng dụng internet làm kênh quảng bá vô cùng hiệu quả, bởi chúng giúp mang về lượng tương tác, chú ý, quan tâm nhiều hơn của khách hàng, thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu.

Bên cạnh đó, Roadshow là một loại hình quảng cáo ngoài trời. Tất cả những tác nhân như con người, phương tiện, luật lệ có thể tác động đến diễn biến và kết quả của một Roadshow. Do đó, cần hết sức cẩn trọng trong từng khâu chuẩn bị nhé.

Tìm việc

Những thông tin trên đây đã khép lại bài viết về Roadshow là gì? Nếu đang tìm hiểu về loại hình Marketing này, hẳn bạn đã được cung cấp được phần lớn kiến thức!

PG PB là gì? Bí quyết hay trở thành một PG, PB

PG và PB là nhân sự không thể vắng mặt trong những chiến dịch Roadshow. Vậy họ là ai? Công việc cụ thể của họ như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để khám phá về nghề hấp dẫn này!

PG PB là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;