
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Dù hàng hóa được vận chuyển theo hình thức hay phương thức vận tải đường sắt, đường bộ hay đường biển đều có những rủi ro nhất định. Những rủi ro này khiến quá trình giao nhận hàng hóa bị ảnh hưởng. Các doanh nghiệp vận tải cần nắm được các rủi ro xảy ra khi vận chuyển hàng hóa và có phương hướng giải quyết kịp thời, đẩy nhanh tiến độ hàng hóa. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết được những rủi ro trong vận chuyển hàng hóa thường gặp nhé!
Trong vận tải hàng hóa quốc tế, quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ xảy ra những rủi ro nhất định như hàng hóa đến không đúng với thời gian đã quy định, dịch vụ chuyển hàng kém chất lượng hoặc hàng hóa xảy ra các sự cố khác.
Rủi ro thường gặp nhất trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là chuyển phát quốc tế, là hàng hóa đến không đúng thời gian so với những quy định mà hợp đồng trước đó đã ký kết thỏa thuận mà đến muộn hơn. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này có thể là do điều kiện thời tiết, giao thông hư hỏng, tai nạn giao thông hay một số nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, hàng hóa hư hỏng trong quá trình vận chuyển cũng khiến các công ty kéo dài thời gian vận chuyển.
Hàng hóa hay dịch vụ sẽ bị thiệt hại không nhỏ và không được chuyển phát theo đúng kế hoạch nếu khách hàng lựa chọn những đơn vị vận chuyển kém chất lượng. Ngoài sự chậm trễ trong việc chuyển giao hàng hóa, đơn vị vận chuyển kém chất lượng còn thể hiện ở chỗ nhân viên không tận tâm, chu đáo, không tôn trọng khách hàng, hàng hóa bị mất mát, hư hỏng hay việc kết nối với khách hàng kém…
Rủi ro hàng hóa xảy ra sự cố cũng thường gặp phải trong quá trình chuyển giao hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng dễ hỏng hóc, dễ vỡ như thủy tinh, kính, gốm, sứ… Một số nguyên nhân này khiến cho hàng hóa bị rơi vỡ, hư hỏng, thất lạc hoặc trầy xước…
Các lỗi này thông thường sẽ do bên đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm, do đó bạn nên tìm kiếm những đơn vị vận chuyển an toàn và tin để tránh được những rủi ro không mong muốn, giúp hàng hóa thuận lợi và diễn ra đúng thời gian quy định.
Hiện nay, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong hoạt động vận tải ngoại thương chiếm 90% số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, vận tải đường thủy phát triển mạnh nhất bằng việc chở hàng hóa với số lượng lớn.
Đặc biệt, ở hai cảng lớn tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến vận tải Bắc Nam đang được đẩy mạnh khai thác tối đa. Tuy đường biển ít xảy ra va chạm và khá rộng nhưng lại bị ảnh hưởng bởi điều kiện thiên nhiên, thời tiết, thiên tai…
Đặc biệt, Việt Nam là nước thường xuyên xảy ra bão lũ và thiên tai. Do đó, khi thời tiết quá xấu, các hoạt động vận chuyển hàng hóa đều bị ngưng lại. Bên canh đó, nếu tàu biển xảy ra trên tàu thuyền sẽ khiến hàng hóa bị ảnh hưởng bởi đây là phương tiện vận chuyển cần đảm bảo độ an toàn cực kỳ cao. Nếu chẳng may gặp phải, rủi ro này khiến hàng hóa bị thiệt hại rất lớn.
Hàng không được xem là một hình thức vận chuyển tối ưu, giúp hàng hóa đến nơi nhanh chóng chỉ trong vài giờ đồng họ, và nó có thể chở cả hàng hóa trong nước và quốc tế.
Hiện nay, ở nước ta đang có hai cảng phục vụ cho nhu cầu vận tải Bắc Nam là Sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất. Để hạn chế mọi rủi ro trong quá trình di chuyển, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không diễn ra theo một quy trình vô cùng nghiêm ngặt.
Tuy hình thức vận chuyển này có tỷ lệ xảy ra an toàn thấp và được đánh giá là hình thức an toàn nhất trong các hình thức vận tải, tuy nhiên đôi khi nó vẫn có rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển. Yếu tố thời tiết chính là yếu tố tác động lớn nhất đến quá trình vận chuyển hàng hóa như mưa giông, sương mù khiến chuyến bay hoãn hoặc hủy chuyến. Khi đó, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không sẽ bị ngưng trệ.
Do các tiêu chuẩn hàng không nghiêm ngặt nên chỉ cần máy bay có vấn đề hoặc thông số kỹ thuật trục trặc cũng khiến lịch trình bay bị ảnh hưởng và hàng hóa bị trì hoãn theo. Đồng thời, các mặt hàng vận chuyển qua đường hàng không cũng bị hạn chế và những mặt hàng mang tính rủi ro sẽ không được vận chuyển qua hình thức này.
Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ so với những phương thức vận chuyển hàng hóa đi xa, được xem là phương pháp nhanh chóng và linh hoạt nhất, tuy vậy rủi ro trong hình thức này cao hơn các hình thức vận chuyển hàng hóa khác.
Do di chuyển hàng hóa trên tuyến đường xa hoặc lưu lượng xe di chuyển dày đặc, các phương tiện trong quá trình vận chuyển đường bộ trên trục đường Bắc Nam dễ xảy ra tai nạn hay va chạm khiến hàng hóa có thể bị hư hỏng.
Quốc lộ 1A là tuyến đường chính để vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam hoặc từ Nam ra Bắc. Tuy vậy, mỗi ngày tuyến đường này thường xảy ra tình trạng lư thông chậm và quá tải do quá nhiều phương tiện di chuyển dẫn đến hàng hóa bị chậm so với thời gian giao hàng dự kiến. Chính vì điều này nên nhiều công ty lo ngại khi vận chuyển hàng hóa qua đường bộ bởi đây là tuyến đường trọng yêu, bắt buộc các đơn vị vận tải đường bộ đều phải đi qua.
Rủi ro trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng thường xảy ra làm cho hàng hóa bị thiệt hại nghiêm trọng, khiến chủ hàng và phía cung cấp dịch vụ vận tải phải chịu sự tổn thất về hàng hóa, tài sản và uy tín chất lượng.
Để tuyến đường trên biển được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, thời tiết được xem như một yếu tố quyết định đến quá trình vận tải trên biển. Nhiều yếu tố thời tiết xả ra như sóng lớn, bão, biển động khiến tàu bị gãy, hàng hóa bị rơi vỡ, rò rỉ hoặc vỡ nát.
Bên cạnh đó, khi di chuyển trên biển trong thời gian dài, nếu tàu thuyền chẳng may bị đánh trúng sẽ khiến hàng hóa bị hư hại, hỏng hóc, bốc cháy và tổn thất đáng kể. Hoặc đôi khi Trái Đất bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi, vỏ bị biến dạng hay chỗ cao chỗ thấp khiến hiện tượng sóng thần xảy đến, hàng hóa có thể bị mất mát hoặc trôi dạt.
Rủi ro khác đến từ con người khiến quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bị ảnh hưởng như mất trộm, mất cắp, thiếu hụt tài sản hay hàng hóa do hành động của một thuyền viên nào đó.
Tai nạn cũng là một rủi ro ảnh hưởng không nhỏ tới hàng hóa trên biển, các tình trạng như chìm đắm, mắc cạn, chạy nổ hoặc va quệt đều có thể khiến tàu bị tổn hại, hàng hóa có thể bị hư hỏng hoặc mất mát. Khi đó, quá trình vận chuyển hàng hóa sẽ bị hưởng bởi những rủi ro này.
Xem thêm: Quy trình vận hành kho hàng
Để quá trình vận chuyển hàng hóa giảm thiểu được những rủi ro, đơn vị vận chuyển cần có các điều kiện về giao dịch tiêu chuẩn tốt; nhờ sự can thiệp và hỗ trợ của công ty bảo hiểm trong trường hợp vận chuyển các mặt hàng nặng và cồng kềnh; đảm bảo các điều kiện về giao dịch được khách hàng chấp thuận; tìm hiểu kỹ các hợp đồng trước khi ký kết.
Bên cạnh đó, các đơn vị vận chuyển cần thường xuyên cập nhật các thông tin về phương tiện vận chuyển như tên, vị trí, số hiệu... Nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào về hàng hóa, bạn cần nắm được kịp thời các thông tin và báo cho khách hàng, đối tác về sự chậm trễ của hàng hóa. Từ đó, tránh được sự khó chịu của khách hàng khi không được nhận hàng hóa đúng hẹn.
Một giải pháp giúp các doanh nghiệp quản lý quá trình vận chuyển dễ dàng là phần mềm quản lý vận tải 365. Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí, cung cấp cho bạn cách quản lý hàng hóa hiệu quả, cập nhật thông tin đơn hàng trên phần mềm nhanh chóng và tiện lợi, giúp khách hàng dễ dàng theo dõi đơn hàng của mình.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những rủi ro trong vận chuyển hàng hóa. Khi vận chuyển hàng hóa không thể tránh khỏi các rủi ro, tuy nhiên nếu biết trước được các rủi ro xảy đến, các đơn vị vận chuyển có thể đưa ra phương án dự trù phù hợp, hạn chế được tình trạng chậm trễ trong giao hàng và đảm bảo được sự chất lượng, uy tín của đơn vị vận chuyển trong mắt khách hàng.
Quản lý vận chuyển hàng hóa
Làm thế nào để quản lý vận chuyển hàng hóa hiệu quả? Click bài viết dưới đây để biết được những cách quản lý vận chuyển hàng hóa nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận