Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tháp nhu cầu Maslow - Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Tháp nhu cầu Maslow trong quản trị về cơ bản cũng chính là cơ sở để nó lên được những động lực/ motivation để con người có thể vượt lên được chính bản thân để phát triển/ self-development và vươn lên. Đồng thời nó cũng thể hiện được những nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao của một người, có thể nói tháp nhu cầu Maslow có chức năng rất đặc biệt đối với việc phát triển của một bộ máy doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về điều này thì các bạn nên tham khảo thêm những nội dung được chia sẻ dưới đây.                                                                                                                                                                                                               

1. Tháp nhu cầu của Maslow trong quản trị là gì?

Tháp nhu cầu của Maslow còn được gọi với các tên là Maslow’s Hierarchy of Needs, là một trong ứng dụng quan trọng trong quá trình quản trị. Được hình thành cũng như sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Marketing, tư vấn, bán hàng,… điển hình chính là quản trị nhân lực. Bởi thực chất nó chính là là học thuyết dựa trên nền tảng tâm lý học thông qua những nhu cầu thiết yếu của con người. Tháp nhu cầu nay thường sẽ được các nhà quản lý sử dụng để nói lên những điều cơ bản nhất/ basic needs của một người cần. Chính vì vậy mà các nhà quản lý nhân sự rất quan tâm đến tháp Maslow, vì nó sẽ giúp họ đảm bảo được các yếu tố về nhân sự, mang lại được hiệu quả cao nhất đối với bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tháp nhu cầu có nhiều tầng chính mà các bạn nên biết, đó là:

Tháp nhu cầu của Maslow trong quản trị là gì?
Tháp nhu cầu của Maslow trong quản trị là gì?

Sinh lý (Physiological): Đối với vấn này thì working space/ Môi trường làm việc chính là yếu tố chủ chốt. Đó chính là: Thoáng đãng, sạch sẽ, chuyên nghiệp, thời gian nghỉ ăn uống và vệ sinh cá nhân.

An toàn (Safety): Công việc được ổn định, làm việc thuận lợi và cơ hội thăng tiến.

Cảm giác yêu và được yêu/ Cảm giác được thuộc về một thứ gì đó (Belonging/love): Được tạo điều kiện trong môi trường làm việc để có thể kết nối với đồng nghiệp, nhà quản lý và công ty. (Socializing and connection)

Giá trị bản thân (esteem): Được mọi người tin tưởng, tôn trọng.

Hoàn thiện bản thân (Self-actualization): Dựa vào những trải nghiệm trong cuộc sống, công việc để trau dồi kinh nghiệm thực và năng lực và thăng tiến, lên lương, khen thưởng,…

“Thăng hoa bản thân” (Self-transcendence): Là mục tiêu vô cùng quan trọng, bởi đây là nhu cầu đứng ở đỉnh tháp Maslow, đương nhiên cũng là nhu cầu khó đạt được nhất trong các tầng. Và nhu cầu này thể hiện được phần nào sự khát khao về khả năng cũng như thế mạnh để cống hiến cho doanh nghiệp, nhân loại.

Việc làm quản lý nhân sự

2. Ứng dụng tháp Maslow trong chiến lược quản trị nhân lực

2.1. Nền tảng lý thuyết tháp nhu cầu Maslow

Sau khi đã hiểu được phần nào về tháp Maslow thì có lẽ các bạn cũng thấy được nó rất thiện về mặt tâm lý và có thể các bạn chưa biết rằng tháp này được ra đời nhờ vào sự sáng tạo của một nhà tâm lý học người Mỹ - Abraham Maslow, dựa vào những nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp của con người. Chính vì vậy mà, từ xưa đến nay thì tháp này luôn nhận được những đánh giá có nội dung tích cực và chỉ ra rằng đây chính là đỉnh cao trong lý thuyết xác định nhu cầu của con người. Trên thực tế, tháp Maslow được chia thành hai mức, đó là mức cao và mức thấp. Và các bạn nên nhớ, nhu cầu cao chỉ được thỏa mãn khi mà những nhu cầu thấp đã được đáp ứng. Cụ thể là:

Ứng dụng tháp Maslow trong chiến lược quản trị nhân lực
Ứng dụng tháp Maslow trong chiến lược quản trị nhân lực

Mức thấp:

• Nhu cầu về an toàn: An toàn nghề nghiệp, an toàn lao động, tính mạng, tài sản, tâm lý,...

• Nhu cầu về thể chất và sinh lý. Chính là những vấn đề liên quan đến việc sinh hoạt cơ bản hằng ngày như:  Ăn, uống, đi lại, ngủ nghỉ,...

Mức cao:

• Nhu cầu giao tiếp: Giao tiếp bạn bè, người thân, đồng nghiệp, xã hội... Với sự kỳ vọng là được mọi người quan tâm, chú ý và yêu mến.

• Nhu cầu tôn trọng: Mong muốn được tin tưởng và tôn trọng của mọi người xung quanh,...

• Nhu cầu thể hiện bản thân: Sau khi tham khảo các nội dung trên thì các bạn có lẽ cũng nhận ra được đây chính là nhu cầu cao nhất, nó dường như cũng có những tác động trực tiếp đến chính tiềm năng phát triển của bản thân. Từ đó sẽ có được vị trí thành đạt mà mình mong muốn,...

Trên thực tế thì bất cứ ai cũng có những nhu cầu chi tiết khác nhau, nhưng chắc chắn một điều rằng, bất cứ ai cũng đều mong muốn được đáp ứng chính những nhu cầu đó của bản thân càng nhiều càng tốt, nhất là ở mức tối đa. Và dựa trên nền tảng của lý thuyết tâm lý này thì con người hay bất cứ một bộ máy hoạt động cũng hành động chủ yếu là dựa vào nhu cầu tự nhiên. Chính vì vậy mà chức năng cũng như vai trò của nhà quản trị trong việc áp dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị cũng cần phải có những kế hoạch cũng như chiến lược cụ thể thì mới có thể tác động được vào đúng với nhu cầu và sự kỳ vọng của nhân viên trong bộ máy doanh nghiệp. Như vậy mới có thể thúc đẩy nhân viên làm việc chăm chỉ, tận tụy vì thay đổi được chính những hành vi, sự cống hiến của họ đối với doanh nghiệp. Đương nhiên đó chính là sự thành công khi áp dụng tháp Maslow trong quản trị doanh nghiệp.

2.2. Bí quyết áp dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Trước khi sử dụng tháp Maslow thì bất cứ một nhà quản lý nào cũng cần phải xác định được rõ nhu cầu của nhân viên, từ đó sẽ biết được tâm lý của nhân viên. Đương nhiên lúc này các nhà quản lý cũng dễ dàng hơn trong việc đưa ra những phương thức để có thể chiêu dụ được nhân viên tự nguyện làm việc cống hiến hết mình, lâu bó lâu dài với công ty.

Việc làm nhân sự tại Hồ Chí Minh

2.2.1. Nhu cầu về thể chất và sinh lý

Nhu cầu về sinh lý cơ bản này thì tôi cũng đã chia sẻ ở trên về nội dung rồi, và có lẽ các bạn cũng đã biết thì vấn đề về lương thưởng và phúc lợi chính là những yếu tố tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ cho nhân viên của mình. Mặc dù mỗi nhà quản lý, mỗi doanh nghiệp đều có những cách đưa ra chính sách lương thưởng khác nhau để đãi ngộ nhân viên của mình sao cho phù hợp. Và một trong những cách mà giúp họ xác định được điều đó chính là dựa vào hiệu quả cũng như công việc mà họ đã làm được, ví dụ như: KPI, thời gian làm việc, thái độ làm việc, thâm niên,...

Một số phúc lợi mà các nhà quản lý, doanh nghiệp thường sử dụng để đáp ứng được nhu cầu cơ bản về thể chất cũng như sinh lý, như: Thưởng sáng kiến, thưởng kết quả làm việc, chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên, thưởng theo doanh thu công ty, du lịch hàng năm, trợ cấp bữa ăn trưa/ ăn giữa ca,…

Nếu bạn tham khảo các tin tức tuyển dụng của site timviec365.vn thì cũng thấy được những điều mà doanh nghiệp dành cho nhân viên rất đãi ngộ, phù hợp với thời đại làm việc như hiện nay thông qua tin tức tuyển dụng.

2.2.2. Nhu cầu an toàn và sức khỏe cho nhân viên

Nhu cầu an toàn và sức khỏe cho nhân viên
Nhu cầu an toàn và sức khỏe cho nhân viên

Có thể nói đây là một trong những tầng nhu cầu quan trọng của bất cứ một người lao động nào, đây cũng là yếu tố giúp cho nhà quản lý có thể hiệu quả hơn trong việc quản trị nhân sự. Được làm việc trong môi trường được đảm bảo về sức khỏe cũng như tính mạng là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp và nhà quản lý cũng có phần nào trách nghiệm đảm bảo được những yếu tố đó cho nhân viên của mình. Dưới đây là một trong những phương pháp giúp nhà quản lý có thể thực hiện được điều đó:

• Xây dựng, phát triển môi trường cũng như không gian làm việc thật an toàn, sạch sẽ với những cơ sở vật chất có đầy đủ và tiện nghi.

• Quy định giờ giấc làm thêm hợp lý, không áp những quy định về tăng ca cho nhân viên vì cần đảm bảo được rằng nhân viên không phải làm việc quá sức. Ngoài ra đối với nhân viên tăng ca thì cần phải đáp ứng đầy đủ được nhu cầu về sinh lý.

• Đối với những bộ phận cần phải làm việc hay tiếp xúc với môi trường độc hại thì cần phải phải đáp ứng tiêu chuẩn ATLĐ như: Đồng phục bảo hộ lao động, trang thiết bị bảo vệ như hệ thống chữa cháy khẩn cấp, thường xuyên bảo trì hay nâng cấp các hệ thống đó.…

• Đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên, từ khối lượng công việc, chế độ lương thưởng…

Ngoài những phương pháp chính và cơ bản trên thì vẫn còn nhiều phương pháp khác nữa, tùy cách thực hiện nhu cầu của mỗi doanh nghiệp khác nhau. Nếu bạn có nhận xét hay thông tin gì muốn đóng góp, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết trên trang Timviec365.vn này nhé.

2.2.3. Đáp ứng nhu cầu giao tiếp nhân viên

Với vai trò là một nhu cầu ở mức cấp cao thì đáp ứng nhu cầu này cho nhân viên cũng sẽ mang lại được hiệu quả rất cao cho doanh nghiệp. Một số gợi ý dành cho nhà quản lý:

• Tạo điều kiện thuận lợi hết sức có thể để nhân viên được mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, đồng nghiệp: Tiếc tùng, du lịch, hội thảo…

• Thường xuyên cử nhân viên đi giao lưu cùng khách hàng.

• Chế độ hiếu hỷ đối với toàn bộ công ty, vừa thể hiện sự quan tâm của công ty đến gia đình nhân viên vừa nâng cao được tinh thần gắn kết giữa các đồng nghiệp với nhau…

2.2.4. Nhu cầu được tôn trọng

Đối với nhu cầu được tôn trọng của tháp nhu cầu Maslow trong quản trị, các nhà quản lý doanh nghiệp này thường sẽ đáp ứng để tạo động lực làm việc và tinh thần muốn gắn bó lâu dài cùng công ty. Một số gợi ý dành cho nhà quản lý để thực hiện được tầng nhu cầu này dễ dàng.

• Quy định rõ ràng về việc đánh giá nhân viên dựa trên sự công bằng.

• Xây dựng cơ chế phúc lợi cùng chính sách khen thưởng, phê bình nhân viên đúng với thực tế một cách kịp thời. Tuy nhiên phê bình cũng không nên gay gắt mà hãy nhẹ nhàng và thể hiện sự tôn trọng với nhân viên.

• Luôn biết cách trọng dụng người tài và tạo động lực làm việc cho nhân viên yếu kém hơn, không xúc phạm hay tạo nhiều áp lực lên họ.

Tham khảo: Phần mềm quản lý nhân sự miễn phí

2.2.5. Nhu cầu được phát triển và thể hiện khả năng

Nhu cầu được phát triển và thể hiện khả năng
Nhu cầu được phát triển và thể hiện khả năng

Nguồn nhân lực chính là một loại tài sản vô hình mà bất cứ một bộ máy doanh nghiệp nào cũng cần tôn trọng và biết cách “sử dụng”. Một nhà quản lý thì càng cần phải làm được điều đó. Một trong những cách để đáp ứng được nhu cầu này:

• Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích thúc đẩy tinh thần nhân viên trong quá trình xây dựng, cải tiến và phát triển của doanh nghiệp và tổ chức.

• Đưa ra các khoản thưởng về những sáng kiến, kế hoạch mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ về Tháp nhu cầu Maslow trong quản trị, hi vọng rằng đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho bạn và hỗ trợ nhà quản lý có thêm tài liệu để phục vụ công việc!

;