
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Phạm Thu Phương
Xây dựng - một trong những lĩnh vực vô cùng quan trọng trong đời sống công nghiệp hóa - hiện đại hóa như ngày nay. Xu hướng phát triển đối với các vị trí công việc trong ngành xây dựng ngày càng được mở rộng cho toàn bộ những ai đang theo đuổi các khối ngành xây dựng. Chính vì vậy để đảm bảo được chất lượng công trình xây dựng thì việc đáp ứng các điều kiện để có được chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng là điều vô cùng quan trọng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết ngay sau đây.
Để làm việc trong lĩnh vực xây dựng và hành nghề một cách hợp pháp thì đòi hỏi các cá nhân không chỉ cần có kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, trình độ mà còn cần phải đáp ứng được các điều kiện về mặt pháp lý làm bằng chứng chứng minh và khẳng định năng lực của bản thân. Điều kiện đó chính là chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng.
Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng được quy định trong nghị định số 100 năm 2018 của chính phủ và căn cứ theo thông tư số 08 năm 2018 của bộ xây dựng về việc cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Nếu trong một bản mô tả công việc số năm kinh nghiệm làm việc và khả năng làm việc của các ứng viên tỷ lệ thuận với mức lương mà họ sẽ đạt được thì cũng giống như việc phân bậc trình độ cao hay thấp của từng cá nhân theo hạng 1, 2, 3 trong chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng công trình theo cấp độ từ thấp đến cao.
Việc làm Thiết kế - Mỹ thuậtCăn cứ vào nghị định số 100 năm 2018 của chính phủ có quy định về các lĩnh vực sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng bao gồm các lĩnh vực đó là: Lĩnh vực thiết kế quy hoạch công trình; Lĩnh vực thiết kế cơ điện; Lĩnh vực thiết kế kiến trúc công trình; Lĩnh vực thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; Lĩnh vực cấp thoát nước công trình.
Ngoài ra còn có các lĩnh vực thiết kế xây dựng công trình giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn và hạ tầng kỹ thuật; Phòng cháy - chữa cháy và các lĩnh vực thiết kế khác. Để có được một trong các chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng đối với từng lĩnh vực trên, cá nhân cần phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định.
Các loại công trình thiết kế mà người xin cấp chứng chỉ có thể hoạt động đó là:
- Thiết kế công trình dân dụng - các công trình nhà ở và công cộng
- Thiết kế các loại công trình công nghiệp như: Các công trình phụ, nhà kho, xưởng,...và các công trình công nghiệp khác
- Thiết kế công trình nông nghiệp bao gồm các loại công trình như: Các trại chăn nuôi, kho nông nghiệp, Trạm chế biến nông sản và nông nghiệp.
- Thiết kế các công trình giao thông bao gồm các công trình như đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không - sân bay, cầu, cảng,...
- Thiết kế các công trình thủy lợi bao gồm các công trình như đập, cống, kênh tưới, đường hầm,...
Ngoài ra còn có các công trình khác như: Cấp - thoát nước, xây dựng mỏ, xử lý chất thải rắn, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản,....
Chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng được phân chia thành 3 hạng từ cao đến thấp. Các cá nhân khi tham gia thi chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng cần đáp ứng được điều kiện về mặt kiến thức và trình độ chuyên môn - bằng cấp, kinh nghiệm làm việc. Cụ thể, các điều kiện cho từng hạng chứng chỉ bao gồm các điều kiện như sau:
Điều kiện chung cho tất cả các hạng mục khi xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế đó là:
- Là công dân Việt Nam, có chứng minh thư đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu về năng lực hành vi dân sự.
- Điều kiện đối với người nước ngoài hoặc là người Việt nhưng đang định cư tại nước ngoài thì cần đáp ứng được các điều kiện sau: Có sổ hộ chiếu còn thời hạn sử dụng, hợp pháp, có giấy phép cư trú được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
- Khi tham gia thi sát hạch người xin cấp chứng chỉ hành nghề phải nộp các khoản lệ phí thi theo như quy định.
Điều kiện để có được chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 1 - hạng cao nhất bao gồm các điều kiện như sau:
Yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm làm việc chuyên môn: Tốt nghiệp trình độ từ Đại học trở lên, mức độ kinh nghiệm tương ứng với các lĩnh vực xin cấp chứng chỉ là từ 7 năm kinh nghiệm làm việc trở lên.
Bên cạnh đó, đối với chứng chỉ hạng 1 này các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cần có kinh nghiệm làm việc đó là đã từng giữ các chức vụ như chủ nhiệm thiết kế; Phụ trách các công việc về thẩm tra thiết kế đối với lĩnh vực tương đương; Đã từng có kinh nghiệm làm việc tại các công trình với ít nhất là 1 công trình xây dựng cấp 1 hoặc đã từng làm được 2 công trình xây dựng cấp 2 trở lên.
Hạng 2 - điều kiện để có được chứng chỉ hành nghề thiết kế
công trình xây dựng bao gồm các điều kiện như sau:
Yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc: Tốt nghiệp từ Đại học trở lên và có số năm kinh nghiệm đối với lĩnh vực xin cấp chứng chỉ từ 4 năm trở lên.
Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc thực tế đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế hạng 2 này đó là: Đã từng làm việc và đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm, thực hiện thẩm tra thiết kế ít nhất là 1 công trình cấp 2 và 2 công trình cấp 3 tại lĩnh vực làm việc tương đương, hoặc đã từng trực tiếp tham gia các công việc thiết kế và thẩm tra thiết kế công trình xây dựng với số lượng là 3 công trình cấp 2 trở lên tại vị trí tương ứng với lĩnh vực xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế.
Điều kiện đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng 3 hạng thấp nhất, tất nhiên các điều kiện cần đáp ứng cũng sẽ thấp hơn so với chứng chỉ hạng 1 và hạng 2. Cụ thể, yêu cầu về trình độ - bằng cấp và kinh nghiệm làm việc đối với chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng hạng 2 đó là: Tốt nghiệp từ Đại học trở lên và có kinh nghiệm làm việc 2 năm đối với lĩnh vực xin cấp chứng chỉ.
Yêu cầu về công việc cụ thể: Đã từng thiết kế và thẩm tra thiết kế từ 3 công trình cấp 3 hoặc từ ít nhất 5 công trình cấp 5 trở lên. Đó là toàn bộ các điều kiện cho việc xin cấp các chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng đối với từng hạng 1,2 và 3.
Việc làm kiến trúc sư quy hoạch
Bên cạnh việc nắm vững được các thông tin cơ bản và điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế đối với ngành xây dựng bạn cũng cần tìm hiểu về các thủ tục - hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế và đồng thời cũng là hồ sơ thi sát hạch bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Ảnh 3x4 bao gồm 3 ảnh, được chụp trong khoảng thời gian gần nhất từ 1 năm đổ lại, nộp kèm cùng đơn đăng ký xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng và trình bày theo mẫu.
- Bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn có dấu công chứng hoặc dịch thuật công chứng(đối với các bằng cấp - chứng chỉ quốc tế/ ngoại ngữ)
- Bản kê khai về quá trình làm việc đối với lĩnh vực chuyên môn.
- Bản xác nhận được cấp bởi các tổ chức chuyên môn, hội nghề nghiệp, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực mà người xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng về năng lực chuyên môn của cá nhân đó.
Để có thể có được các thông tin làm căn cứ chứng minh cho về mặt kiến thức, trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn đối với lĩnh vực mà cá nhân xin cấp chứng chỉ thì họ cần đảm bảo được các loại hồ sơ, giấy tờ được trình bày như trên.
Quy trình và các thủ tục khi cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế sẽ được thực hiện lần lượt theo trình tự như sau:
- Hồ sơ cần được gửi về cơ quan có thẩm quyền nơi xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng - sở xây dựng cấp tỉnh/ thành phố.
- Trong khoảng thời gian 5 ngày tính từ ngày hồ sơ được nộp, nếu hợp hồ sơ xin cấp chứng chỉ không đủ điều kiện hoặc có sai sót về các thủ tục, giấy tờ, thiếu giấy tờ thì hồ sơ sẽ được trả lại cho người xin cấp để sửa và hoàn thiện lại hồ sơ.
- Trường hợp các hồ sơ đạt yêu cầu: Sở xây dựng sẽ thực hiện cấp chứng chỉ cho các cá nhân nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng sau 15 ngày.
- Trường hợp hồ sơ không được chấp nhận - bị từ chối cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế: Hồ sơ sẽ bị trả lại và người xin cấp chứng chỉ sẽ nhận được lý do thích đáng.
Người xin cấp chứng chỉ cần thực hiện lần lượt theo các bước thực hiện như trên để sớm có được chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng.
Việc làm Xây dựng tại Hồ Chí Minh
Thay vì làm việc cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân có chứng chỉ hành nghề thiết kế thì bạn cũng có thể tự mình tham gia thi sát hạch và thực hiện các bước như trên để có thể có được chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng. Đây chính là điều kiện cho việc phát triển kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, khẳng định năng lực và kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực xây dựng mà bạn muốn tham gia.
Chứng chỉ hành nghề thiết kế không chỉ là điều kiện cần và đủ để chứng minh được khả năng và năng lực làm việc mà còn là một văn bản pháp lý đáp ứng được các yêu cầu về mặt luật pháp. Dựa vào chứng chỉ này cá nhân có thể thực hiện kinh doanh tại và làm việc một cách độc lập, tự chủ thay vì phụ thuộc vào người đã có chứng chỉ hành nghề, trong khi cá nhân đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế.
Cá nhân có sự uy tín và nhất định khi đã được kiểm duyệt về kinh nghiệm - kỹ năng - trình độ chuyên môn - khả năng làm việc thực tế thông qua quá trình thực hiện để đáp ứng đầy đủ điều kiện xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng.
Nếu các công việc liên quan đến thiết kế công trình xây dựng là mục tiêu và kế hoạch mà bạn muốn đạt tới thì các thông tin trong bài viết sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích dành cho bạn đấy. Hãy lập kế hoạch và xác định sự nghiệp ngay từ bây giờ bạn nhé.
Đó là toàn bộ các thông tin xoay quanh chủ đề chứng chỉ thiết kế công trình xây dựng với các điều kiện, thủ tục xin cấp, quy trình thực hiện và lợi ích của chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng. Hy vọng các thông tin trong bài viết chứng chỉ hành nghề thiết kế đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất, phục vụ cho quá trình tham gia thi - xin cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình xây dựng của bạn.
chứng chỉ hành nghề xây dựng
Để có thể tìm hiểu thêm các thông tin chứng chỉ thuộc lĩnh vực xây dựng bạn có thể tham khảo thêm bài viết chứng chỉ hành nghề xây dựng ngay sau đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận