Tác giả: Đào Thanh Hồng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 07 năm 2024
Chắc trong mỗi chúng ta, ai cũng đã nghe rất nhiều về tiểu thương. Họ không bao giờ là xa lạ trong bất kì xã hội hay công đồng nào. Ngày hôm nay, timviec365.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tiểu thương là gì?Nguồn gốc, lịch sử, vai trò, các lợi thế, bất lợi , nhân tố ảnh hưởng đến những tiểu thương trong xã hội ngày nay?
Tiểu thương là một từ hán việt được ghép bởi hai từ “tiểu” và “thương”. “Tiểu” ở đây có nghĩa là nhỏ. “Thương ” là việc kinh doanh buôn bán. Vậy “tiểu thương” có nghĩa là người làm kinh doanh buôn bán nhỏ.
Để nói về lịch sử, nguồn gốc của hai từ tiểu thương thì chắc hẳn không ai biết nó bắt nguồn từ đâu cũng như ai là “ông tổ” của ngành nghề này. Ngay từ khi con người biết cách trao đổi hàng hoá, kinh doanh buôn bán, thì các tiểu thương được hình thành và phát triển mạnh mẽ. Thậm chí, các tiểu thương còn được coi là “cha đẻ” của các thương gia, tập đoàn kinh tế lớn.
>> Xem thêm: Tự kinh doanh riêng
Trong xã hội mới bước vào thời kỳ trao đổi hàng hoá, tiểu thương đóng vai trò đặt nền móng cho việc kinh doanh buôn bán, họ là những người khởi xướng cũng như phát triển việc trao đổi hàng hoá dịch vụ. Từ những con người này mà ngành kinh doanh mới bắt đầu phát triển. Đánh dấu bước chuyển mình của văn hóa tự cung tự cấp của mỗi cá nhân gia đình sang một giai đoạn mới nới việc lưu thông hàng hoá dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Thời cận đại, việc giao thương hàng hóa lại càng phát triển, lúc này việc giao dịch không chỉ còn bị bó hẹp trong một phạm vi lãnh thổ nhất định mà còn là giữa các quốc gia hay châu lục với nhau. Vai trò của những tiểu thương lại càng được đề cao hơn nữa. Tuy những “mối làm ăn lớn” hay những phi vụ giao dịch tầm cỡ đều do các thương gia lớn hay những tập đoàn có thế lực thời bấy giờ thực hiện nhưng các tiểu thương – những người thúc đẩy tiêu dùng hay phân phối hàng hóa đến tận tay người dùng cũng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng.
Hiện nay không một ai hay nền kinh tế nào có thể phủ nhận vai trò to lớn của các tiểu thương trong tất cả các quá trình từ sản xuất cung cấp đến trao đổi hàng hoá.
Như đã được nêu trước đó, tiểu thương đề cập đến những chủ kinh doanh nhỏ. Phạm vị hoạt động của họ ở tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh như: sản xuất - manufacture, phân phối, cung ứng, vận chuyển…với những quy mô không quá lớn.Đặc điểm chung của các tiểu thương là hầu hết mọi hình thức kinh doanh hay các bán hàng của họ đều là tự phát và tự tìm hiểu (không qua đào tạo trường lớp) hoặc có tham khảo từ một và nguồn. Nói tóm lại, họ không có hệ thống quy chuẩn theo đúng với nền kinh tế chung.
Trong lĩnh vực sản xuất:
Họ có thể là những người sản xuất nhỏ lẻ với quy mô hộ gia đình, hay các phân xưởng nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của một số hay một vài cá nhân, tổ chức nào đó.
Chức năng của các tiểu thương trong các lĩnh vực kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:
Các tiểu thương thường được chia làm hai kiểu kinh doanh chính:
- Tự kinh doanh sản phẩm dịch vụ của mình
- Kinh doanh các sản phẩm dịch vụ của người khác: ở đây các tiểu thương thường đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm và dịch vụ ở quy mô nhỏ thường là trực tiếp tới tay người dùng.
Tuy nhiên, cũng có thể đan sẻ giữa hai loại hình này với nhau. Nói chung các tiểu thương sẽ kinh doanh các mặt hàng tự có hoặc bán lại các sản phẩm dịch vụ của người khác tuỳ vào tư duy của mỗi chủ hộ kinh doanh.
Chức năng của các tiểu thương trong lĩnh vực phân phối sản phẩm, dịch vụ:
Trong vai trò người phân phối, các cửa hàng bán lẻ hỗ trợ việc chuyển hàng hoá và dịch vụ đến tay người tiêu dùng.
Ngoài ra đội ngũ tiểu thương còn có tác động đến nhiều lĩnh vực khác như: văn hoá (một vài nét đẹp văn hóa hay truyền thống hình thành do quá trình trao đổi hàng hoá), chính trị, ý tế, bình ổn giá,…
>> Xem thêm: 50 triệu kinh doanh gì
Tuỳ từng quốc gia hay khu vực khác nhau, làm hệ thống pháp luật đề ra cho các hộ kinh doanh nhỏ. Nhìn chung các tiêu chuẩn đều nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cũng như yêu cầu trách nhiệm pháp lý của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ này.
Tìm hiểu thêm: Lương chuyên viên kinh doanh hiện nay là bao nhiêu?
Lợi thế: quy mô kinh doanh nhỏ, năng động. Nguồn lực không quá lớn, có thể dễ dàng thay đổi hộ nhập phát triển. Hầu hết các quốc gia đều có các chính sách ưu tiên phát triển và có lợi cho các tiểu thương… ít chịu ảnh hưởng của suy thoái, khủng hoảng kinh tế.
Bất lợi: khả năng quản lý còn kém. Không có hệ thống đồng bộ cùng phát triển, làm ăn manh mún, nhỏ lẻ dẫn đến nhiều bất lợi khi bị các ‘’ông lớn’’ nhăm nhe đe doạ chiếm mất thị phần, thị trường.
Có khá nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các tiểu thương nhưng chủ yếu tập chung ở các yếu tố sau:
- Con người: con người là nhân tố cực kỳ quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào của thế giới và đặc biệt là việc kinh doanh nhỏ lẻ này được điều hành trực tiếp ít có cơ sở nghiên cứu rõ ràng.
- Cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, công cụ, máy móc, trang thiết bị, công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá
- Nguồn vốn: hầu hết vốn của các tiểu thương đều là do tự cá nhân nên còn eo hẹp về ngân sách.
- Nền kinh tế: tuy rằng nền kinh tế toàn cầu ít có khả năng ảnh hưởng lớn đến các chủ hộ kinh doanh nhỏ lẻ nhưng nó cũng có tác động một phần trực tiếp đến người tiêu dùng của các hộ kinh doanh .
Tham khảo: Seller là gì?
Việt Nam ta là một đất nước đang phát triển, nền kinh tế dần hội nhập ra thế giới. Vai trò của các tiểu thương từ xưa đến nay là điều không thể phủ nhận. Ngoài những đóng góp cho nền kinh tế các chủ hộ kinh doanh vừa và nhỏ này còn góp phần tạo nên những nét đẹp rất riêng của văn hoá việt Nam. Họ giúp duy trì nhiều ngành nghề truyền thống, giúp lưu giữ những tinh hoa văn hoá dân tộc.
Các tiểu thương giúp giải quyết công ăn việc làm cho lượng lớn người lao động việt nam, giúp ổn định và phát triển xã hội.
Hiện nay nhà nước có nhiều chính sách giúp phát triển hoạt động thương mại hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho các tiểu thương ở Việt Nam phát triển.
>> Xem thêm: Các hình thức kinh doanh tại nhà
Ngày nay trong xã hội ngày càng phát triển, các hệ thống công ty tập đoàn, doanh nghiệp lớn không ngừng mở rộng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh vừa và nhỏ của các tiểu thương.
Cơ cấu dân số chuyển dời người dân không còn quá mặn mà và công việc kinh doanh nhỏ lẻ, các loại hình kinh doanh trực tuyến phát triển mạnh và rất được ưa chuộng…
Đòi hỏi các chủ hộ kinh doanh phải không ngừng cải tiến học hỏi phát triển kinh doanh nhằm nhanh chóng bắt kịp với xu hướng của thời đại.
Trên đây là toàn bộ vai trò chức năng, điểm lợi điểm hại cũng như những thách thức mà các tiểu thương hiện gặp phải. Vậy bạn có suy nghĩ gì? Bạn muốn bắt đầu tham gia vào quá trình kinh doanh buôn bán. Chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thật kỹ tất cả mọi thứ. Chúc bạn thành công!
Hoạt động thương mại là gì? Ngành hot trên thị trường thương mại
Bạn muốn bắt đầu kinh doanh? Nhưng vốn hiểu biết còn kém. Bạn không biết ngành nghề gì đang hot. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về kinh doanh và thương mại ngay:
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc