Tác giả: Phạm Diệp
Lần cập nhật gần nhất: ngày 03 tháng 06 năm 2024
Value proposition một trong những thuật ngữ không còn xa lạ với bất kỳ một chiến dịch marketing, hay tiếp thị sản phẩm nào và nó cũng được coi là một trong những yếu tố quyết định cho cả thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải tới khách hàng của mình thông qua những chiến dịch tiếp thị đó.
Vậy value proposition là gì, bạn đã biết chưa?
Được ra mắt và giới thiệu vào năm 1988, khái niệm “value proposition” được các cha đẻ của mình định nghĩa giống như một tuyển bố rõ ràng về những lợi ích mà các doanh nghiệp sẽ mang đến cho khách hàng thông qua các sản phẩm, dịch vụ của đơn vị mình theo cả 2 khía cạnh hữu hình lẫn vô hình với từng phân khúc thị trường khách hàng khác nhau
Như vậy có thể hiểu một cách nôm na thì “value proposition” là lời hứa, lời cam kết về giá trị lợi ích mà một sản phẩm, một dịch vụ và xa hơn là một thương hiệu sẽ đem đến trong khách hàng khi sử dụng những sản phẩm, dịch vụ đó. Bởi thế mà với cách doanh nghiệp, value proposition không chỉ đơn thuần là một lời hứa nằm trên biển quảng cáo mà nó còn là sự khẳng định niềm tin của khách hàng về những giá trị mà họ sẽ nhận được khi bỏ tiền tiêu dùng sản phẩm, thương hiệu đó. Nên một điều dễ hiểu là với doanh nghiệp, Value proposition đóng vai trò như một điều kiện tất yếu và không thể thiếu trong bất kỳ một chiến dịch thương mại nào.
Đồng thời thông qua các value proposition, khách hàng cũng có tiên đoán trước được về những lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ đó sẽ đem đến là gì trước khi đi đến quyết định sẽ sử dụng nó. Vì thế mà nội dung của value proposition cần phải đưa ra được những dẫn chứng thuyết phục được khách hàng rằng sản phẩm hay dịch vụ của bạn có những điểm gì nổi bật, hay lợi ích gì khác với những sản phẩm cùng loại trên thị trường khác.
Nên cho dù ở thực tế các sản phẩm của doanh nghiệp bạn có đem đến những giá trị lợi ích hơn các sản phẩm khác thật, nhưng nếu không biết cách truyền đạt những giá tri này trong câu thương hiệu của mình, thì như một điều tất yếu là các sản phẩm và dịch vụ của bạn cũng sẽ gặp vô vàn khó khăn trong việc đưa sản phẩm đến tay người dùng. Tai sao ư! Để có thể nhìn nhận chính xác hơn về vấn đề này, bạn có thể chia thành góc nhìn như sau:
- Thứ nhất trong góc độ là người bán hàng, thì khó khăn đầu tiền đối với họ đó chính là không thể nắm bắt được những có “nguyên liệu” chính để có thể triển khai các chiêu tức bán hàng của mình như thế nào, dẫn đến tình trạng tư vẫn khách hàng khá huyên thuyên, mà không thể đưa được những điểm nổi bật và giá trị của các sản phẩm và dịch vụ đó, trong khi đây mới chính là điểm trọng tâm mà khách hàng quan tâm tới.
- Thứ 2 trong góc độ của người bán hàng, chưa nói đến khách hàng không được tiếp nhận đúng và đủ thông tin từ nhân viên bán hàng thì việc các câu thông điệp của doanh nghiệp quá mờ nhạt, không toát nên được điểm nổi bật, không chỉ khiến khách hàng không thể hiểu đúng được về những giá trị mà sản phẩm, dịch vụ của bạn mang đến là gì, mà nó còn có thể là nguyên nhân khiến cho người dùng trở lên bất an trước các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn
Xem thêm: Nghề account là gì? Lựa chọn tuyệt vời cho tương lai của bạn
Nếu để nói về những trường hợp của một value proposition tốt sẽ có khá nhiều những ví dụ khác nhau, thế nhưng một value proposition tồi thì sao? Liệu bạn đã bao giờ gặp nó trong thực tế hay chưa. Cùng xem một số những ví dụ từ một công ty cung cấp giải pháp marketing tự động trực tuyến dưới đây nhé:
“Revenue-focused marketing automation & sales effectiveness solutions unleash collaboration throughout the revenue cycle.” (Tạm dịch: “Giải pháp về mức độ hiệu quả bán hàng và tự động hóa marketing tập trung vào doanh số cho phép sự cộng tác trong toàn bộ chu kỳ tạo doanh số”)
Liệu rằng qua câu value proposition ở trên, bạn đã có thể hiểu và dễ dàng giải thích cho người thân và khách hàng của mình về những sản phẩm mà doanh nghiệp của bạn đang bán hay không? Và các khách hàng, các công ty đang có nhu cầu về giải pháp truyền thông thì sao, liệu họ có hiểu? Chắc chắn là không rồi. Bởi ngay cả với những người trong ngành qua câu value proposition họ cũng chưa thể hiểu hết được thì nó cũng là dễ hiểu đối với những người không cùng chuyên ngành này.
Vì thế mà để value proposition có thể hướng phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn thì câu value proposition đó cần phải được thể hiện và trình bày một cách dễ dàng nhất và được thể hiện bằng chính ngôn ngữ của khách hàng trong phân khúc đó. Nói như vậy không có nghĩa value proposition là nơi để bạn “khoe chữ” hay “chơi chữ”, mà nó cần phải liền mạch, thể hiện được đúng những suy nghĩ và đối thoại mà khách hàng đang có trong đầu.
Đây chính là một trong những yếu tố căn bản để bạn có thể hiểu rõ và hiểu đúng để bạn có thể thiết kế được một “value proposition” tốt. Và chỉ có hiểu rõ về khách hàng, hiểu rõ “ngôn ngữ” của họ, bạn mới có thể đưa được đúng những mô tả về sản phẩm (giá trị) mà bạn đang cung cấp phù hợp với lợi ích mà khách hàng đang tìm kiếm.
Để có thể đánh giá và nhận xét được về value proposition có tốt hay không, bạn có thể căn cứ và dựa vào 3 nội dung dưới đây:
- Value proposition có phù hợp với nhu cầu và giải quyết được những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải hay không
- Giá trị định lượng mà value proposition cung cấp được là gì
- Value proposition có thuyết phục được khách hàng rằng tại sao họ cần phải mua nó hay không? Điểm nổi bật gì khiến các sản phẩm của bạn hơn hẳn những sản phẩm cùng loại của những thương hiệu khác.
Dựa vào những nội dung trên, chúng ta có thể xác định một “value proposition” tốt khi và chỉ khi nó bao gồm những yếu tố sau:
- Value proposition nắm đươc những nội dung “Tuyên bố giá trị” cần phải rõ ràng, mạch lạc và có thể đọc và hiểu trong vòng 5 giây.
- Value proposition nói nên được gì về các kết quả và giá trị mà khách hàng có thể đạt được trong quá trình sử dụng dịch vụ và sản phẩm đó
- Value proposition phải cho thấy được những điểm mạnh và nổi trội hơn của sản phẩm so với những sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh
Tuy nhiên, một điểm mà khi trình bày Value proposition bạn cần lưu ý đó là không nên sử dụng những đại từ quá phóng đại hay những từ mang tính sáo rỗng. Để có thể đạt được một Value proposition tốt nhất, thì điều đầu tiên là chính bạn cần phải hiểu được về những mong muốn là khách hành muốn đạt được khi sử dụng sản phẩm là gì. Tuy nhiên cũng không thể vì thế mà chỉ hướng đúng theo những mong muốn nguyện vọng của khách hàng mà nó cũng có thể hướng khách hàng hoàn toàn theo một phương hướng khác. Ví dụ một tâm lý chung là hầu hết các bà nội trợ đều hướng tới là: ngon – bổ - rẻ, thì nếu trường hợp bạn đang bán có giá thành tương đối cao thì hãy hướng nó đến Value proposition của mình là “của rẻ là của ôi” chẳng hạn
Xem thêm: Marketing audit là gì? Bài toán đau đầu đối với các Marketer
Với tính chất giống như một câu châm ngôn để truyền tải thông điệp, nên một điều không quá hiếm gặp khi có khá nhiều người hiểu “value proposition” là những câu slogan thương hiệu, tagline của doanh nghiệp, hay quá trình truyền thông để tạo định vị thương hiệu (brand positioning),.. Đây là những quan điểm hoàn toàn sai lầm nhé, bởi bản chất thực sự của “value proposition” không phải là khẩu hiệu. Tuy ở một số các trường hợp các câu khẩu hiểu hay những câu định vị thương hiệu mà doanh nghiệp sử dụng chính là value proposition, còn bản chất của value proposition lại là nó lên những giá trị thông điệp mà sản phẩm hàng hóa mang đến cho khách hành của mình.
Ví dụ, tại Timviec365.vn ở mỗi gói dịch vụ bạn có thể thấy khá nhiều những câu value proposition khác nhau trong từng gói dịch vụ như: giải pháp tuyển dụng hàng đầu, việc làm của bạn - thành công của chúng tôi,… Thế nhưng slogan của trang lại là: Đăng tin thỏa thích – Tặng điểm mỗi ngày
Trên đây là một số những chia sẻ ề chủ đề “value proposition là gì” hi vọng rằng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn những góc nhìn đúng nhất về những vấn đề trong chủ đề này nhé.
Cảm ơn vì đã luôn dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết của chúng mình nhé. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: 5W1H là gì? Ứng dụng và ý nghĩa của phương pháp tư duy 5W1H
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc