Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Career path là gì? Bí quyết để xây dựng con đường sự nghiệp như ý

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Career path là gì mà nhiều người dành cả đời để theo đuổi? Nhiều người vẫn ví Career path giống như một chuyến du hành. Lúc chuyến du hành đó vui vẻ, sôi nổi vì gặp được những người xung quanh tốt bụng, chặng đường đi thuận buồm xuôi gió, nhưng cũng có lúc phải dừng lại thậm chí mắc kẹt bởi giông bão ập đến bất ngờ. Để có thể đến được bến thành công, chúng ta không tránh khỏi vấp ngã. Để có thể giảm xuống thấp nhất, những chông gai đó. Dù muốn hay không, chúng ta nhất định phải biết xây dựng và có kế hoạch rõ ràng, đặc biệt quan tâm đến Career path.

Bạn đang mông lung khi sắp sửa kết thúc những năm tháng thời sinh viên “dấn thân” vào trường đời mà chưa biết làm gì?

Bạn đang hoàn thiện hồ sơ xin việc để “cập bến” địa chỉ việc làm ưng ý? 

Bạn đang nỗ lực từng ngày để có được vị trí xứng tầm và tạo được ấn tượng tốt trong mắt sếp và đồng nghiệp?

Dù bạn là ai? xuất phát điểm là gì thì chúng ta đang “cùng hội cùng thuyền” khi xem Career path là một phần cuộc sống, thậm chí với nhiều người khác, career path chính là sinh mệnh. Vậy Career path là gì mà nhiều người theo đuổi đến thế. Cùng Lại Trang tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

1. Bạn định nghĩa Career path là gì?

Creer path là gì
Bạn định nghĩa Career path là gì?

Từ điển Cambridge định nghĩa Career path là gì được hiểu là cách cách mà bạn xác định mục tiêu trong quá trình làm việc nhỏ tiến lên những vị trí cao hơn trong công việc. HRZone.com cho rằng, Career path dùng để chỉ con đường đi mà mỗi cá nhân vạch ra từ lúc bắt đầu đặt chân vào vòng xoáy của việc làm đến trước ngày nghỉ hưu biểu hiện rõ nhất ở sự thăng tiến và phát triển trong công việc. Khi dịch nôm na ra tiếng Việt, Career path được hiểu là con đường nghề nghiệp/ vocation. Thường thì chúng ta vẫn nghĩ, nhắc đến con đường sự nghiệp là nhấn mạnh đến công việc, vị trí mà mình có được. Thế nhưng, không dừng lại ở đó, sự nghiệp là được hiểu là một lộ trình bao chứa những nốt thăng,trầm trong trong quá trình trìm và chinh phục công việc mình yêu thích, quá trình học hỏi những những kỹ năng, kinh nghiệm,tri thức, chia sẻ mới..từ đồng nghiệp, cấp trên để làm giàu thêm cho vốn có của chính mình. Một người không thể đoán trước được định hướng nghề nghiệp bản thân song có thể lên kế hoạch cụ thể để thực hiện nó từ những ý tưởng, suy nghĩ nghiệp dư đến bậc thầy trong ngành mà mình theo đuổi. Không ai hoàn hảo. Chúng ta cũng không thể giỏi ngay từ khi chập chững, bước vào đời đây là lý do chúng ta phải có ý thức, tinh thần trách nhiệm tìm ra Career path cho bản thân mình càng sớm, càng tốt để rút ngắn quãng đường đi đến thành công.

Bên cạnh hành trang là những kiến thức, kỹ năng cần thiết, bạn cần sự vững vàng, nỗ lực không ngừng để theo đuổi nó. Nhà văn Lỗ Tấn từng nói “ Kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi” Hay nhà thơ Robert Frost từng viết “ Trong rừng có nhiều lối đi và tôi chọn lối đi không có dấu chân người”. Bạn có biết, dù Career path là gì đã tìm thấy câu trả lời, tuy nhiên, mỗi người sẽ có mỗi con đường nghề nghiệp khác nhau bởi vì thành công mai sau là do cách chúng ta lựa chọn con đường hôm nay. Song đường đi vào cuộc sống, để phát triển sự nghiệp hay trau dồi và phát triển giá trị bản thân lại có nhiều con đường để chọn. Có những lối đi riêng mà bạn sẽ để lại dấu vết và theo đuổi, nhưng cũng có nhiều lựa chọn khác. năng lực nghề nghiệp của bạn mới ra chủ thể để khám phá.

Mỗi người có quyền lựa chọn cho mình một con đường sự nghiệp riêng, con đường đó đích thị được gọi là Career path chỉ khi bạn dùng cả ý thức và nỗ lực để theo đuổi nó. Vậy bạn có tò mò rằng, để xác định con đường sự nghiệp chuẩn nhất, bạn phải làm gì không?

2. Bí quyết phát triển Career path - con đường sự nghiệp như ý, bạn đã biết chưa?

Bí quyết phát triển Career path - con đường sự nghiệp như ý, bạn đã biết chưa?
Bí quyết phát triển Career path - con đường sự nghiệp như ý, bạn đã biết chưa?

2.1. Hiểu rõ bản thân mình

Stephen Covey từng phát biểu thế này “ Tôi không phải là sản phẩm của hoàn cảnh của tôi mà. Tôi là sản phẩm của các quyết định của tôi”. Để có thể chinh phục được khó khăn và xây dựng một lộ trình dài hạn với những bước đi cụ thể bằng sự kiên trì, quyết đoán của bản thân. Bạn cần thiết một sự chủ động, nhưng trước hết bạn phải hiểu rõ được chính mình muốn gì. Chúng ta chỉ có thể làm tốt được những gì chúng ta đam mê và một sự nghiệp chỉ có thể chắc chắn nếu bạn hiểu rõ bản thân mình muốn gì. Vậy làm sao để biết mình thích gì? Tôi phù hợp với nghề gì? Bạn cần tìm gì?. Nói như Aricia Lafrance, sáng lập của trang Markeyourway.com, nổi tiếng”. Đó là sự nhận thực về khả năng, sở trường của bạn. Sự nhận thức đó giúp bạn thấy thoải mái và tự tin hơn trên con đường bạn chọn”. Hiểu được bản thân mình thích gì, muốn theo đuổi bạn thích gì là chìa khóa trung thực nhất giúp bạn giúp bạn xác định mục tiêu của bản thân,điểm mạnh, điểm yếu của mình để định hướng công việc theo đuổi và môi trường làm việc cho cụ thể.

2.2. Lên kế hoạch thật cụ thể 

Không như nhiều người nghĩ, hành trình của Career path rất dài và liên quan đến nhiều yếu tố. Để có thể đạt được những gì bạn mong muốn, bạn phải lên kế hoạch để biến tất cả những mục tiêu của bạn thành sự thật bởi vì không gì có thể thành sự thật nếu mọi thứ chỉ dừng trên trang giấy. Trong bản kế hoạch cuộc đời của mình, bạn phải xác định nhiều nhánh từ những việc cần làm trong thời gian ngắn, việc gì làm trước, làm sau và duy trì làm mọi dự định của bạn kể cả lịch hằng thành một thói quen như lập thời gian biểu.  Bảng kế hoạch càng chi tiết bao nhiêu sẽ dễ dàng để bạn nhìn thấy rõ đường mình cần đi, mà còn giúp bạn có thêm động lực mỗi ngày để vươn đến ước mơ của mình gần nhất. Không những vậy, những kế hoạch sẽ giúp bạn dự đoán, giải quyết được những rủi ro có thể xảy ra. 

2.3. Đánh giá kết quả sau khi thực hiện kế hoạch

Nhiều người vẫn xác định, nếu không có đam mê trong cuộc đời đặc biệt trong quá trình bạn xây dựng career path cũng tựa chúng ta đi đêm mà không có đèn. Sau đó, chúng ta lên kế hoạch để biến ước mơ đó thành hiện thực...Đó là khâu hoàn thành mọi dự định ước mơ. Bạn nghĩ sao? Quy trình này chưa đủ, chúng ta còn thiếu bước đánh giá kết quả sau khi thực hiện kế hoạch đó thế nào. Không ai cũng may mắn thành công ngay sau kế hoạch đầu tiên. Đến những con người được vinh danh là biểu trưởng thành công như Bill Gates hay Steve Jobs, những thất bại chỉ làm một bước rất nhỏ, bắt buộc họ phải trải qua trong quá trình thực hiện sự nghiệp của mình. 

Có lẽ bạn biết đến danh hiệu nhà sáng lập Apple, là cái đầu sáng tạo vô biên, một tỷ phú của Steve Jobs, nhưng có lẽ bạn sẽ choáng váng nếu bị đặt trong chuỗi thất bại của Jobs dù ông luôn là người thận trọng trong từng bước đi, nước bước. Jobs sáng lập Apple năm 20 tuổi khi ngắt quãng trường đại học. Đến nay, 30 tuổi, người ta vẫn nghĩ ông đã có một cơ ngơi ổn định đẻ phát triển bản thân, song Jobs bị chính bạn giám đốc mà thành viên trực tiếp ông mời về là người được ông xem là ông hoàng và mời về làm cho mình 2 năm trước. Walt Disney, người sáng lập ra các bộ phim hoạt hình nổi tiếng, đã từng bị sa thải bởi một tờ báo vì ý tưởng kém sáng tạo.. còn "nữ hoàng The Huffington post" đã từng bị từ chối bởi 36 nhà xuất bản.

 Quan trọng nhất, là sau những thất bại đó từ những kế hoạch được vạch sẵn họ làm được gì và thay đổi được gì để biến những thất bại đó thành quả ngọt. Đó chính là vai trò quan trọng của việc đánh giá kết quả sau việc thực hiện kế hoạch thế nào. Bên cạnh việc đánh giá thật chính xác về tiềm lược phát triển, độ khả thi của những dự định tiếp theo, cần ở bạn sự kiên định, quyết đoán khi triển khai những dự định tiếp theo, đồng thời phải biết nắm bắt thời cơ để tung ra những kế hoạch phù hợp. 

>> Xem thêm: Mất phương hướng nghề nghiệp

2.4. Tích cực trau dồi kiến thức, nâng cao giá trị bản thân

Dù đầu óc của bạn có thiên tài như Albert Einstein đi chăng nữa, sự nghiệp thời điểm hiện tại có phát triển mạnh mẽ đi chăng nữa thì việc trau dồi kiến thức và nâng cao giá trị bản thân vẫn nắm một phần quan trọng trong cuộc đời bạn. Bill Gates,  Mark Zuckerberg...Những tỷ phú hàng đầu thế giới vẫn trau dồi thói quen đọc sách mỗi ngày là minh chứng cho điều đó. Học chưa bao giờ là đủ,rút kinh nghiệm chỉ là một bước, nhưng chúng ta không thể Career path của mình có vấn đề rồi mới rút kinh nghiệm mà cần trau dồi kiến thức, kinh nghiệm từ sách vở, cấp trên, đồng nghiệp để mở rộng vốn sống của bản thân. Bên cạnh nâng cao những kiến thức về chuyên môn, bạn cũng cần trau dồi, giá trị bản thân để thành công trong sự nghiệp. 3 nhân tố quan trọng giúp bạn có thể tìm được và phát huy được giá trị bản thân đó là: Những gì bạn đã làm được,những gì bạn giúp đỡ người khác và cách mà bạn lan toả đến xã hội thế nào. Có như vậy, bạn mới có thể có một sự nghiệp bền vững.

3. Bạn đang sở hữu những đặc điểm để làm nên sự nghiệp lớn? 

Bạn đang sở hữu những đặc điểm để làm nên sự nghiệp lớn?
Bạn đang sở hữu những đặc điểm để làm nên sự nghiệp lớn? 

Nếu “chưa có nổi một lần thành công” như thời gian đầu của tỷ phú Trung Quốc,  Jack Hẳn là bạn đã nhiều lần thắc mắc rằng, tại sao khi xây dựng Career path, nhiều người giàu càng trở nên giàu có, trong khi đó, nhiều người nghèo ha một số người đang trên bước đường xây dựng như bạn luôn sống trong cảnh thiếu vất về vật chất và tinh thần. Lời giải thích sẽ được trả lời trong những nội dung sau:

3.1. Bạn đã phấn đấu để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn?

Giá trị lớn nhất của một người giàu có là khả năng về tài chính của họ.Khả năng này làm họ chấp nhận hi sinh những thú vui, sự hài lòng nhất thời chỉ đẻ đảm bao nền tảng về tải chính cho bản thân, họ phải cạnh tranh và tìm ra một vị trí xứng tầm. Câu chuyện về sự bận rộn của Bill Gates được kế lại rằng: Nếu vô tình bị rơi 100 USD, Gates sẽ chọn không dừng lại để nhặt nó bởi vì thời gian dừng lại của ông đã có thể làm ra được một số tiền hơn thế. Để có thể được như Jack Ma, bạn phải thấu hiểu về chặng đường gian khổ để dưa ALibaba ra biến lớn ra những chuỗi thất bại ê chề...Nhưng thực tế, mục tiêu của họ không chỉ có xây dựng tài chính mà ở ước muốn được khẳng định năng lực bản thân, ở ý chí phấn đấu không ngừng nghỉ để trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực của họ. Một nguyên lý quan trọng khi xây dựng sự nghiệp thăng tiến, đó là phấn đấu để tạo ra hướng đi riêng, sự đột phá trong lĩnh vực họ thật sự yêu thích như Bill Gates với phần mềm, Mark Zuckerberg với Facebook hay Jeff Bezos với Thương mại điện tử…

3.2. Bạn đã tập trung cao độ vào mục đích? 

Đây là một phương diện khác trong thuật ngữ hiểu chính mình khi biết chính xác những gì họ muốn và đặt toàn bộ niềm tin họ có vào công việc vào ngày mai tười sáng. Đồng thời, họ luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao bản thân và mong muốn mọi người xung quanh nên thực hiện theo tiêu chuẩn đó. Bạn nên phân biệt nhân tố tích cực này với sự cố thủ độc đoán. Chỉ khi nào bạn có thể tập tủng cao độ vào những mục tiêu của bạn hướng đến những giá trị tốt đẹp hơn cho bản thân và những người xung quanh mà bỏ qua sự cả nể, ngần ngại khi thẳng thắn tỏ ra bạn không đồng ý với hành động không đúng xung quanh là bạn đang đi đúng hướng - bệ phóng cho việc xây dựng sự nghiệp thành công rồi đấy.

3.3. Hành động của bạn đã có chủ đích?

Trên thực tế, nhiều người sẽ nói rất nhiều về những mục tiêu nghề nghiệp và con đường để xây dựng sự nghiệp trong họ nhưng vội vàng thất bại chỉ bởi vì họ đầu hàng quá sớm những thất bại, gian khổ trong quá trình đi tìm định nghĩa Career path là gì cho mình. Bạn không cần trở thành bản sao của Steve Jobs hay Gates nhưng bạn cần học hỏi những người giàu phẩm chất quan trọng - hành động có chủ đích. Đặc biệt, khi kinh doanh, bạn phải đảm bảo được rằng bạn hành động của bạn luôn được ra đưa ra bởi cam kết rõ ràng về đường đi nước bước và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những gì có thể xảy ra. Người thành công không dễ dàng chấp nhận lý do thất bại bởi sức khỏe của họ một thời điểm nào đó không thực sự tốt, thiếu thời gian hay kẹt xe, tắc đường...để biện minh cho các lầm lỗi...và không bao giờ dừng lại khi đối mặt với thách thức. Thành công là quả ngọt nhưng nó không ở đó để đợi chờ bất kì ai. Quan trọng nhất là bạn phải hành động gấp 10 lần người khác, tận dụng thời gian, công sức của bạn để có thể tạo ra kết quả có thể nhìn thấy chứ không phải chỉ những giá trị mơ hồ trong suy nghĩ của bạn. Hãy như Suze Orman - bà trùm tài chính hành động “ Cách bạn lựa chọn để làm với tiền của mình thể hiện bạn có sức mạnh hay không”

>> Xem thêm: 6 thói quen làm việc hiệu quả

3.4. Chấp nhận sự mạo hiểm

Bạn có thể cho rằng, mạo hiểm trong đầu tư là đánh cược với số phận và chính career path của mình, tuy nhiên thực tế không bằng phẳng bao giờ và chặng đường đi đến thành công của bạn cũng thế. Đôi khi, cứ bình bình và đi theo những lối đi an toàn không thể làm bạn tạo nên sự khác biệt, đột phá. Trước hết, hãy đảm bảo bạn luôn có một kế hoạch và dự trù những khó khăn. Thứ hai, nhận thực những cơ hội có xung quanh và đầu tư ngay lập tức. Chỉ có thể mạo hiểm bạn mới có thể tiến đến những giá trị khác biệt. 

3.5. Hào phóng

Có lẽ, nhiều người trong đó có bạn đang quan niệm có một career path theo một chiều là chúng ta sẽ có được gì, kiếm được bao nhiêu tiền, vị trí trong công việc được người khác đánh giá thế nào. Song, điều này không phải tất cả. Việc cho đi và nhận lại cũng là một phần quan trọng làm nên sự thành công.  Không phải tất cả, những phần lớn tỉ phú trên thế giới rất hay tham gia các hoạt động từ thiện., thậm chí dành thời gian và công sự của mình cho các chương trình từ thiện, hỗ trợ các khu vực nghèo đói, trên thế giới. Thành công của ban đầu nên lấy tâm làm gốc, bạn trở thành người như thế nào trước khi mường tượng ra cụ thể những gì bạn làm trong tương lai? Các giá trị tiền bạc rất quan trọng song các giá trị bản thân còn quan trọng hơn rất nhiều. Nó quyết định thái độ trong quá trình làm việc của bạn trong này, nó quyết định cách bạn đối nhân xử thế ra sao, gây dựng đội ngũ tài năng? Cách truyền cảm hứng cho bạn  mỗi sáng mai? 

Chính sự thành đạt trong sự nghiệp lẫn sự thất bại sẽ cho bạn thấy rằng, việc cho đi và nhận lại, sự hào phóng của chính mình sẽ giúp ích thế nào cho sự nghiệp. Định nghĩa Career path là gì là một lộ trình trong đó, chỉ có những trải nghiệm đích thị riêng biệt của cá nhân bạn, điều này mới thật sự quan trọng.

Hi vọng những thông tin trên đây giải đáp cho câu hỏi “career path là gì” cũng như bí quyết để xây dựng một con đường sự nghiệp như ý. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về việc làm cũng như cẩm nang định hướng nghề nghiệp trên vieclam88.vn mỗi ngày nhé.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;