Tác giả: Vũ Bích Phượng
Xuất phát từ một nền kinh tế suy thoái, cơ chế thị trường đã ươm mầm để tạo đà cho sự bùng nổ của một phương pháp kinh doanh hoàn toàn mới, đó là phương pháp Crowdsourcing. Về những đánh giá sơ bộ ban đầu thì Crowdsourcing được nhận định là phương pháp làm kinh doanh hiệu quả bởi mang tính sáng tạo, có sức sống bền bỉ khi thực trạng suy thoái kinh tế đi qua. Vậy thực chất, Crowdsourcing là gì? Bích Phượng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm này, đồng thời cung cấp nhiều thông tin quan trọng liên quan đến nó qua nội dung bài viết dưới đây.
Có nhiều cách định nghĩa về Crowdsourcing, từ những lý giải dựa trên đặc điểm chuyên ngành cho tới cách lý giải thông dụng, dễ hiểu, dễ nắm bắt. Trước tiên, khái niệm này được định nghĩa rất rõ ràng trên trang tin Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) với nội dung như sau:
Crowdsourcing dịch sang tiếng Việt là tìm kiếm nguồn nhân lực từ những đám đông. Thuật ngữ này xuất hiện phổ biến vào năm 2005 bởi hai biên tập viên đến từ Wire là Mark Robinson và Jeff Hơe mục đích chính khi dùng thuật ngữ đó chính là miêu tả việc doanh nghiệp đã dùng internet như một phương thức làm việc hiệu quả đối với đám đông.
Cách định nghĩa này được biến đổi nhiều bởi chính ông và những người khác ở trên nhiều tờ báo hay phương tiện truyền thông đại chúng dựa vào sự thay đổi của hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ khác nhau. Điển hình như ở một bài viết được viết bởi người đầu tiên nghiên cứu về học thuật Crowdsourcing, ông Braham cho rằng, Crowdsourcing là một mô hình phục vụ hiệu quả cho việc giải quyết mọi vấn đề về trực tuyến mà không riêng gì chỉ về sự cung ứng nguồn nhân lực.
Về sau đó, hai nhà nghiên cứu đến từ Đại học Valencia lại đưa ra một khái niệm tích hợp về thuật ngữ này, theo đó Crowdsourcing chính làmột hoạt động trực tuyến có sự tham gia (sưu tầm) mà được kêu gọi bởi một cá nhân, một tổ chức thực hiện kêu gọi nhiều cá nhân, tổ chức khác cùng thực hiện nhiệm vụ nào đó, phục vụ cho một lợi ích chung. Khi đó, những người cùng tham gia cũng sẽ nhận về lợi ích chung thỏa mãn nhu cầu của họ.
Còn trong khái niệm hiện đại, Crowdsourcing được định nghĩa chung chung như sau:
Đây là một hình thức tạo sản phẩm và thu thập thông tin về sản phẩm từ những đám đông thông qua internet, qua hệ thống mạng xã hội hay ứng dụng trực tuyến nào đó có giá trị kết nối đám đông. Những đối tượng tham gia vào Crowdsourcing có thể là những người làm công việc tự do (freelancer).
Dựa trên khái niệm Crowdsourcing là gì, chắc hẳn chúng ta có thể dễ dàng nhận diện được những vai trò cơ bản của nó trong xã hội, đặc biệt là đối với hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ nhất, Crowdsourcing mang đến giải pháp tuyệt vời trong công tác thuê tuyển nhân sự trên phạm vi rộng, có thể ở trong nước, cũng có thể áp dụng ở cả phạm vi toàn cầu. Với lợi ích này, doanh nghiệp sẽ có lợi thế lớn khi có khả năng khai thác hiệu quả hơn nhiều chuyên môn và kỹ năng của ứng viên mà không cần phải tốn kém chi phí cho các hình thức kiểm tra nhân sự khác.
Thứ hai, thuật ngữ này cũng được dùng như một phương pháp hữu ích phục vụ mục đích huy động vốn đầu tư đối với những dự án đặc biệt, có thể thay thế nhiều phương án tài chính truyền thống.
Hai thuật ngữ này có bề mặt ngôn ngữ gần giống nhau, khác nhau ở hậu tố và thậm chí ý nghĩa biểu thị chung cũng không có sự khác biệt nhiều. Điều đó dễ dẫn tới sự nhầm lẫn cho người dùng trong quá trình sử dụng thuật ngữ. Đó là lý do bạn nên phân biệt thật rõ hai khái niệm này.
Nếu như Crowdsourcing phục vụ nhiệm vụ tìm kiếm thông tin công việc hoặc thông tin sản phẩm thì cũng là tìm kiếm thông tin nhưng Crowdfunding lại là tìm kiếm nguồn tiền với mục đích chính là hỗ trợ cho các đối tượng và trường hợp sau: người khởi nghiệp, các hoạt động từ thiện của cá nhân hay tổ chức. Tất cả mọi người có thể góp vốn cho Crowdfunding mà không đòi hỏi được hoàn trả lại.
Crowdsourcing mang đến rất nhiều lợi thế như tốc độ, giúp tiết kiệm chi phí, giúp cho mọi người dễ dàng phối hợp với nhau trong công việc. Làm một phép so sánh để thấy rõ lợi thế của Crowdsourcing: nếu như để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, doanh nghiệp sẽ phải tốn một nguồn nhân lực để thực hiện trong một thời gian nhất định như một tuần thì nhờ có Crowdsourcing, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu rất nhiều thời gian đó xuống, có thể chỉ cần thực hiện trong vòng vài giờ đồng hồ thông qua hình thức Crowdsourcing – chia nhỏ công việc thành nhiều công đoạn và giao cho nhiều người thực hiện.
Doanh nghiệp có thể giảm thiểu số lượng công việc hiệu quả vào những thời điểm đặc biệt như ngày lễ bằng phương pháp mã hóa của Crowdsourcing. Hoặc tận dụng tốt nhất sức mạnh của đám đông thông qua việc chia ra thành những nhiệm vụ nhỏ và phân cho nhiều người, từ đó tránh được việc phải bỏ ra những khoản chi phí để thuê thêm nhân lực.
Crowdsourcing có thể tận dụng vào rất nhiều loại công việc khác nhau, và lĩnh vực phổ biến nhất mà Crowdsourcing thể hiện đó là dịch thuật và tạo website. Khi doanh nghiệp muốn có được một thiết kế hoàn hảo, chắc chắn sẽ thường hướng đến việc trưng cầu ý kiến từ đám đông. Đó là cách thu thập nhiều ý tưởng hay và hiệu quả nhất.
Nếu không có Crowdsourcing, doanh nghiệp sẽ chỉ có phạm vị tiếp cận nhỏ với một đội ngũ nhân sự tại công ty, nhưng nếu vận dụng Crowdsourcing, chắc chắn khả năng tiếp cận có thể lên tới hàng triệu người. Do vậy mà doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau dựa trên nhiều nền tảng kinh tế và văn hóa khác nhau.
Chúng ta vẫn công nhận rằng Crowdsourcing là cách chia tách một công việc lớn thành nhỏ và giao cho nhiều cá nhân cùng thực hiện thì cũng từ đó, nó giúp doanh nghiệp thành công khi đưa ra đánh giá công bằng nhiều nhân viên khi họ đang cùng chung tay thực hiện một công việc được chia nhỏ đó.
Ví dụ như khi một công ty đang lên nhiệm vụ thiết kế logo. Công ty đó có thể thuê rất nhiều nhà thiết kế để cùng làm công việc này với mức chi phí nhỏ và từ đó chọn lọc được ra những mẫu đẹp nhất trong rất nhiều mẫu thiết kế đó.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đang cần ý tưởng cho một dự án mới, vậy thì có thể áp dụng cuộc thi ý tưởng với hình thức Crowdsourcing. Cuộc thi này sẽ giúp cho doanh nghiệp có nhiều ý tưởng hơn từ sự sáng tạo của nhiều người đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngày nay, Việt Nam ta cũng đã áp dụng rất phổ biến mô hình Crowdsourcing. Vậy mô hình này khi được đưa vào trong các doanh nghiệp ở Việt Nam có gì đặc biệt?
Không thể phủ nhận rằng ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam đang có sức phát triển như vũ bão, nhiều doanh nghiệp phát triển công nghệ thông tin từ “ngoài khơi xa”. Sở dĩ có được điều thuận lợi đó là vì Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân công, không chỉ dồi dào, đông đúc mà còn chi phí nhân công khá rẻ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Vậy Crowdsourcing được vận dụng cụ thể ra sao?
Crowdsourcing được chia ra làm 4 loại cơ bản, bao gồm:
- Microtask: nói về những việc làm, nhiệm vụ mang tính chất đơn giản
- Contest: tuyển dụng thông qua sự cạnh tranh
- Macrotask: nhân sự nhận phần việc hỗ trợ từ nhiệm vụ lớn đã được phân chia
- Idea: nhận đề xuất về các phương pháp để giải quyết mọi vấn đề rối ren từ phía nước ngoài.
Có rất nhiều lĩnh vực tại Việt Nam đã start up nhờ vào ứng dụng Crowdsourcing. Điển hình nhất có thể kể tới là lĩnh vực du lịch. Mặc dù với điều kiện phát triển kinh tế như hiện tại có thể cho phép mọi người đi thăm thú, khám phá rất nhiều nơi, nhưng dù có như vậy thì chúng ta cũng khó lòng thực hiện được tất cả hành trình ở tất cả mọi địa điểm trong phạm vi cả nước. Khi đó, việc biết và “thăm thú” một địa điểm mà ta chưa thể tới thông qua hình ảnh là một cách hay để bạn có được một cuộc du lịch trong tưởng tượng dựa trên hình ảnh thực tế. Với cách này, những hướng dẫn viên du lịch có thể tích lũy thêm kiến thức về địa danh du lịch trước khi có cuộc hành trình thực tế đến đó. Vì vậy mà Crowdsourcing là một giải pháp tốt cho những lao động hoạt động trong ngành du lịch.
Rất nhiều nhà kinh tế nhận định, sau mỗi đợt đi qua của sự khủng hoảng về tài chính thì thị trường lao động đáp ứng nguyên tắc Crowdsourcing sẽ không có nhiều. Nhưng nhiều chuyên gia tuyển dụng vẫn tin tưởng rằng thị trường này sẽ càng có sức bùng nổ mạnh mẽ hơn.
Thứ nhất, ứng dụng Crowdsourcing cung cấp đến doanh nghiệp Việt Nam những phương pháp tiếp cận đám đông và khai thác đám đông một cách hiệu quả dựa hoàn toàn vào tính chất sáng tạo.
Thứ hai, việc tận dung sức mạnh của đám đông có ý nghĩa vô cùng thiết thực trong hoàn cảnh luôn tồn tại rất nhiều vấn đề phức tạp. Nó đặc biệt mang đến giá trị quan trọng đối với việc giải quyết những vấn đề mang tầm nhân loại như những mối đe dọa từ việc trái đất nóng lên, những nguy cơ khủng hoảng tài chính,…
Thứ ba, dưới những đòi hỏi ngày một lớn của khách hàng, con người luôn mong muốn được tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm để đảm bảo có thể đáp ứng đúng yêu cầu của họ. Với Crowdsourcing, cho phép khách hàng được cùng nhà sản xuất đồng sáng tạo để bắt kịp xu thế và sáng tạo sản phẩm.
Việc làm sản xuất - vận hành sản xuất
Như vậy, thông qua những nội dung trên đây, Phượng đã giúp bạn hiểu hơn Crowdsourcing là gì. Bạn cũng có thể linh hoạt vận dụng Crowdsourcing trong nhiều lĩnh vực đời sống như chuyện tìm việc chẳng hạn. Chỉ cần đăng tải yêu cầu tìm việc của mình trên timviec365.vn và bạn sẽ nhận được nhiều sự trợ giúp từ các chuyên gia tại đây cũng như trở thành sự thu hút của nhiều nhà tuyển dụng.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục