Tác giả: Nguyễn Nhung
Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 08 năm 2024
Việc tính lương theo bảng lương là điều vô cùng cần thiết đối với bất kì ngành nghề nào không chỉ riêng nhân viên nhà hàng, vậy liệu bạn đã nắm bắt được cách tính lương của mình thông qua bảng lương nhân viên nhà hàng hay chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm lời giải đáp thỏa đáng dành cho bạn.
Như chúng ta đã biết, để các nhà hàng hoạt động một cách năng suất nhất thì cần tới rất nhiều các tổ đội, vị trí công việc khác nhau nên kéo theo đó thì mức lương của một vị trí có sự chênh lệch nhất định. Tuy nhiên, bảng tính lương nhân viên nhà hàng đều có chung một cấu trúc:
- Họ và tên nhân viên
- Chức vụ, vị trí làm việc
- Mức lương cơ bản
- Bảo hiểm (BHYT, BHXH...)
- Số ngày công thực tế
- Lương thực lĩnh
- Ghi chú
- Ký xác nhận
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cơ sở kinh doanh, mô hình kinh doanh nhà hàng thì sẽ có các quản lý khác nhau, ví dụ sẽ có thêm các tiêu chí như:
- Mã số nhân viên
- Thưởng, phạt và trợ cấp thêm
- Giờ làm thêm ca
- Tổng giờ làm trong ngày
- Tạm ứng trước
- Các khoản bù trừ phát sinh....
Cũng giống như các ngành nghề khác, cách tính bảng lương nhân viên nhà hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mỗi đơn vị kinh doanh lại có một phương pháp thực hiện khác nhau.
Tùy thuộc vào Hợp đồng lao động (HDLD), thỏa thuận giữa nhà tuyển dụng (nhà hàng) và nhân viên, bảng chấm công, mức độ công việc hoàn thành,... hay các quy định thưởng phạt của công ty, từ đó mới có thể tạo lập nên một bảng chấm công đầy đủ và chính xác.
Ngoài ra, việc lập bảng lương nhân viên nhà hàng bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu của vùng theo quy định của Pháp luật tại Nghị định 90/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I: Mức 4.420.000 đồng/ tháng
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II: Mức 3.920.000 đồng/ tháng
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III: Mức 3.430.000 đồng/ tháng
- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV: Mức 3.070.000 đồng/ tháng
Nhu cầu tận hưởng cuộc sống ngày nay của con người ngày càng gia tăng, kéo theo đó ngành dịch vụ phát triển mạnh như vũ bão để đáp ứng những “đòi hỏi” của khách hàng. Ngành ẩm thực nói chung và các nhân viên nhà hàng luôn phải hoạt động hết mình để phục vụ những yêu cầu đó.
Tùy thuộc vào từng vị trí, từng thời gian cụ thể và mật độ khách hàng tới nhà hàng thưởng thức món ăn thì mỗi ca làm việc nhân viên sẽ được hưởng những mức lương khác nhau, cụ thể:
Thu nhập từ công việc bao gồm lương cơ bản, tiền làm thêm giờ và các khoản thưởng hoặc trợ cấp khác.
Trong đó:
- Mức lương tăng ca (ban đêm) sẽ bằng 1,2 - 1,5 lần lương giờ hành chính
- Lương làm thêm ngày lễ, Tết; cuối tuần; ban đêm sẽ bằng 1,3 - 3 lần lương giờ hành chính
Mức tăng này sẽ tùy thuộc vào sự quản lý, điều phối của mỗi nhà hàng, địa điểm ăn uống khác nhau và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của nhân viên nhà hàng. Chính vì vậy ở mỗi vị trí sẽ có các cách tính bảng lương nhân viên bán hàng khác nhau và thường được chia ở 2 mức cơ bản:
- Lương cho nhân viên làm việc tại nhà hàng 4 - 5 sao
- Lương cho nhân viên làm việc tại nhà hàng 1 - 3 sao
Cách tính bảng lương cho nhân viên nhà hàng còn có thể phụ thuộc vào tay nghề, trình độ, kinh nghiệm hoạt động, thành tựu và địa bàn nhà hàng đang hoạt động.
Để nhà hàng hoạt động hiệu quả, bộ phận bếp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nét đặc sắc của nhà hàng. Vì khi nhà hàng có những đầu bếp tay nghề cao, những bếp trưởng tài năng thì mới có thể thu hút thực khách lần tới lại ghé thăm.
Ví dụ Bảng lương nhân viên nhà hàng - Bộ phận Bếp
- Bếp trưởng điều hành: Mức thu nhập ~ 26 triệu đồng/ tháng
- Bếp phó điều hành: Mức thu nhập ~ 20 - 25 triệu đồng/ tháng
- Bếp trưởng: Mức thu nhập từ 15 -20 triệu đồng/ tháng
- Bếp phó: Mức thu nhập từ 9 - 15 triệu đồng/ tháng
- Đầu bếp: Mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng
- Phụ bếp: Mức thu nhập từ 3,5 - 5 triệu đồng/ tháng
Lưu ý: Bảng tính lương nhân viên nhà hàng trên mang tính chất tham khảo, mức lương cụ thể phụ thuộc vào phúc lợi của từng nhà hàng dành cho nhân viên.
Bảng tính lương nhân viên nhà hàng cho bộ phần này thường cao hơn rất nhiều so với các bộ phận khác, đồng nghĩa với việc trách nhiệm của các vị trí đòi hỏi sự cẩn trọng cao độ để không xảy ra sai sót.
Minh họa cách tính bảng lương nhân viên nhà hàng của một vài vị trí trong Bộ phận Nhà hàng, cụ thể:
- Quản lý bộ phận Ẩm thực và đồ uống: Mức lương ~ 22 triệu đồng/ tháng
- Trợ lý giám sát bộ phận: Mức lương từ 16 - 20 triệu đồng/ tháng
- Quản lý nhà hàng: Mức lương từ 15 - 17 triệu đồng/ tháng
- Trợ lý quản lý nhà hàng: Mức lương từ 10 - 12 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên bồi bàn: Mức lương từ 4,5 - 6 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên chạy món: Mức lương từ 3,5 - 5 triệu đồng/ tháng
Lưu ý: Lương của nhân viên quản trị nhà hàng khách sạn sẽ có mức tính cao hơn bảng lương của nhân viên nhà hàng.
Tham khảo: Cách tính lương cho nhân viên phục vụ
Việc tính lương cho nhân viên ở các doanh nghiệp, tổ chức hay nhân viên nhà hàng xưa nay luôn là vấn đề “rối não” mà các kế toán viên cần phải tìm ra phương pháp để giải quyết khúc mắc. Và kể từ khi sử dụng bảng lương để tính lương cho nhân viên nhà hàng, mọi việc đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Sử dụng các phần mềm tính toán, bán hàng đang có trên thị trường hiện nay là một giải pháp tối ưu để tính bảng lương cho nhân viên, đặc biệt là tính bảng lương cho nhân viên nhà hàng - nơi có nhân sự khá đông ở các vị trí khác nhau. Chính vì vậy, sử dụng bảng lương giúp cho nhân viên nhà hàng dễ dàng theo dõi các khoản thưởng, tăng ca, trợ cấp,... mà không phải tốn quá nhiều thời gian tra cứu.
Với chiếc điện thoại smartphone trên tay, bạn có thể xem bảng lương online trên các trang thông báo từ doanh nghiệp; dễ dàng thao tác hóa ở mọi thời điểm và tỉ lệ sai số sẽ giảm đi đáng kể so với cách làm thủ công bằng tay trên giấy.
Việc sử dụng bảng lương giúp kê khai rõ ràng các khoản thu, chi, thanh toán,... của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc, lao động. Bảng lương nhân viên nhà hàng sẽ thể hiện các khoản thưởng tăng ca, thưởng theo năng suất lao động,... để từ đó dễ dàng đối chiếu với nhân sự nếu xảy ra sai sót.
Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng, việc thu chi các khoản phí định kỳ thì không tránh khỏi những khoản thu “không báo trước”. Chính vì vậy, việc sử dụng bảng lương nhân viên nhà hàng sẽ giúp người điều hành doanh nghiệp nắm bắt được các khoản chi, cân bằng được ngân sách để duy trì hoạt động. Bên cạnh đó, việc làm này cũng sẽ giúp tránh nhầm lẫn, gian dối trong quá trình thu chi các khoản tiền khác nhau nhau.
Qua những thông tin tham khảo trên, timviec365.vn mong rằng đã có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh việc các tính bảng lương nhân viên nhà hàng một cách cụ thể và chi tiết nhất.
Mẫu checklist công việc nhà hàng mới nhất
Với những chia sẻ từ timviec365.vn về cách tính bảng lương nhân viên nhà hàng có lẽ sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức mới về ngành nghề này. Vậy bạn đã nắm được những Mẫu checklist công việc nhà hàng hay chưa? Hay tham khảo ngay bài viết dưới đây để thử tìm hiểu nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc