Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 06 năm 2024
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những báo cáo về tài chính rất quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay. Theo đó, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong các doanh nghiệp hầu hết đều được thực hiện bởi 2 phương pháp chính là trực tiếp và gián tiếp. Vậy thì hôm nay, hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu, phân tích về báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp qua bài viết dưới đây nhé!
Để hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ là gì, trước hết hãy cùng phân tích về khái niệm báo cáo lưu chuyển tiền tệ là như thế nào nhé!
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần của báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp hiện nay để tổng hợp và quản lý được về vấn đề tài chính, các khoản chi tiêu của doanh nghiệp theo các hoạt động cụ thể là kinh doanh, tài chính và đầu tư ở một thời điểm, thời kỳ nhất định nào đó. Và báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ được tạo nên qua 1 trong 2 phương pháp chính là trực tiếp, gián tiếp.
Theo đó, hiểu về báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp chính là việc tạo nên báo cáo tổng hợp tình hình tài chính thông qua các hoạt động và chủ yếu dựa vào các luồng tiền từ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể, luồng tiền này sẽ được xác định thông qua các hoạt động điều chỉnh liên quan đến lợi nhuận thuế hoặc là những thay đổi về số lượng hàng hóa tồn kho hay các khoản thu chi mà doanh nghiệp đã sử dụng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp sẽ dựa vào một số căn cứ nhất định để tạo lập nên, chi tiết bao gồm:
- Dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp
- Dựa vào các báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Dựa vào các bản thuyết minh về báo cáo tài chính của doanh nghiệp
- Dựa vào các bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các kỳ trước tại doanh nghiệp
- Bên cạnh đó, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng dựa vào một số căn cứ khác như là sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, bảng tính – phân bổ về khấu hao các tài sản cố định, các tài liệu kế toán khác,...
Xem thêm: Ấn định thuế là gì? Trường hợp ấn định thuế mà bạn cần phải biết
Việc sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ nói chung và báo cáo gián tiếp nói riêng tại doanh nghiệp nhằm mục đích chính là giúp cho doanh nghiệp có thể nhận thấy được những thay đổi về tài chính trong hoạt động kinh doanh như thế nào, luồng tiền được sử dụng cho hoạt động chi tiêu ra sao?
Hơn nữa, thông qua các báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, doanh nghiệp cũng sẽ thấy rõ được mối quan hệ giữa các khoản lợi nhuận và các dòng tiền thuần. Theo đó, lợi nhuận sẽ được doanh nghiệp xác định dựa trên các chênh lệch của các khoản doanh thu và toàn bộ chi phí đã được sử dụng. Như vậy, hiểu đơn giản thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp sẽ thể hiện sự chênh lệch giữa các luồng tiền vào và ra trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, doanh nghiệp còn có thể đánh giá được về các khả năng trả nợ đúng hạn hay tạo ra tiền từ các yếu tố nội sinh, ngoại sinh. Thông qua báo cáo này, doanh nghiệp còn có thể dự báo được về các luồng tiền ở tương lai như thế nào, từ đó giúp doanh nghiệp có phương pháp để sử dụng các luồng tiền một cách hiệu quả hơn.
Xem thêm: Giới thiệu tất tần tật bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200
Việc lập nên các báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp cần phải đảm bảo được một số yêu cầu liên quan đến mở hay ghi chép ở sổ kế toán trong doanh nghiệp như sau:
- Đối với các sổ kế toán chi tiết liên quan đến các khoản thu, các khoản phải trả và lượng hàng tồn kho ở doanh nghiệp thì cần phải được theo dõi thường xuyên, giám sát một cách chi tiết đối với từng giao dịch trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với các sổ kế toán chi tiết có liên quan đến việc phản ánh tiền thì cần phải được theo dõi một cách sát sao các luồng tiền thu hay chi ở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Còn tại thời điểm mà ở cuối niên độ kế toán thì khi tạo nên các báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, những kế toán viên sẽ cần phải xác định được rõ ràng nhất về các khoản liên quan đến hoạt động kinh doanh trong thời gian ngắn hay dài hạn để tổng kết báo cáo một cách chính xác nhất.
Việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp tại các doanh nghiệp hiện nay như đã phân tích ở trên đó là dựa vào các yếu tố liên quan đến luồng tiền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các luồng tiền vào – ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh ở một thời kỳ nhất định, trong đó cũng bao gồm các các luồng tiền về chứng khoán nhằm mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Cụ thể, nguyên tắc để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp trong doanh nghiệp hiện nay được xác định thông qua việc điều chỉnh về các nguồn lợi nhuận thuế thu nhập doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể giảm bớt những ảnh hưởng từ các khoản không phải bằng tiền mặt hoặc là những thay đổi của lượng hàng tồn kho, các khoản thu, chi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong đó, chủ yếu dựa vào việc xác định về các luồng tiền như sau:
- Những khoản không phải bằng tiền đó là các khấu hao về tài sản cố định, các bất động sản đầu tư, các khoản dự phòng,...
- Những khoản chi phí lãi hoặc lỗ nhưng cũng không bằng tiền và sự chênh lệch về các tỷ giá hối đoái, các tài sản góp vốn theo hình thức phi tiền tệ,...
- Những khoản chi phí lãi hoặc lỗ được phân chia thông qua các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
- Những khoản chi phí phí liên quan đến lãi vay của doanh nghiệp và được lưu lại trong các báo cáo về tài chính doanh nghiệp.
- Sự điều chỉnh về các luồng tiền trong hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp theo từng thời kỳ như là lưu động vốn, các khoản chi phí trả trước, các khoản thu, chi trong hoạt động kinh doanh,...
Để lập được báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp chuẩn theo đúng quy định thì cần phải đảm bảo được những yếu tố sau đây:
Các khoản lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp – mã số là 01
Đây là những chỉ tiêu được xác định thông qua tổng lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp trước thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số là 50) tại báo cáo từ hoạt động kinh doanh ở thời kỳ nhất định. Trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ và số liệu này thể hiện là con số âm thì cần phải ghi trong ngoặc đơn.
Sự điều chỉnh về các khoản tiền – mã số 02 (= mã số 03 + 04 + 05 + 06 + 07 + 08)
- Mã số 03 thể hiện về khấu hao các tài sản cố định và các bất động sản đầu tư như sau:
+ Các trường hợp mà doanh nghiệp thực hiện riêng lẻ các hoạt động và có được số liệu riêng biệt về số khấu hao trong lượng hàng tồn kho cùng các khấu hao đã được xác định trong báo cáo hoạt động kinh doanh ở thời kỳ nhất định thì các chỉ tiêu này sẽ chỉ gồm những số khấu hao cụ thể đã được tính và ghi vào báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Còn đối với trường hợp mà các doanh nghiệp không thể thực hiện riêng lẻ cũng như bóc tách được các số liệu về khấu hao ở lượng hàng tồn kho, đồng thời số khấu hao đó đã được xác định ở báo hoạt động kinh doanh thì các chỉ tiêu này sẽ bao gồm các số khấu hao trong báo cáo kinh doanh cộng thêm các số khấu hao có liên quan đến hàng tồn kho mà chưa được tiêu thụ.
- Mã số 04 thể hiện về các khoản dự phòng của doanh nghiệp:
+ Chỉ tiêu này sẽ phản ánh về những ảnh hưởng của các vấn đề như hoàn nhập, trích lập cũng như sử dụng các khoản dự phòng ở báo cáo. Các khoản chi tiêu này sẽ được xác định dựa trên các chênh lệch ở số dư đầu kỳ và cuối kỳ thông qua các khoản dự phòng tổn thất tài sản cùng các khoản phải trả được thể hiện ở báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
+ Các số liệu liên quan đến chỉ tiêu này sẽ được cộng vào với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp trong trường hợp tổng số các khoản dự phòng dư cuối kỳ lớn hơn ở đầu kỳ. Còn đối với trường hợp số dư cuối kỳ nhỏ hơn đầu kỳ thì sẽ trừ vào số liệu chỉ tiêu trước thuế của doanh nghiệp và sẽ ghi là số âm trong ngoặc đơn.
- Mã số 05 thể hiện các khoản lãi, lỗ và sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái bởi việc đánh giá lại các khoản tiền tệ có gốc là ngoại tệ mà đã được phản ánh ở lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp trong các báo cáo kinh doanh. Theo đó, số liệu có được sẽ trừ vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trong trường hợp mang lại lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ngược lại sẽ cộng vào số liệu chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trong trường hợp có lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Xem thêm: Cách viết hóa đơn hợp đồng chuẩn nhất
- Mã số 06 thể hiện các khoản lãi, lỗ qua các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp:
+ Các khoản lãi hoặc lỗ từ việc thanh lý hay nhượng bán các tài sản cố định, các bất động sản đầu tư hay các tổn thất về bất động sản đầu tư mà đang chờ tăng giá.
+ Các khoản lãi hoặc lỗ từ việc thực hiện đánh giá lại về các khoản phi tiền tệ nhưng mang đi để góp vốn cũng như đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
+ Các khoản lãi hoặc lỗ từ quá trình bán hay thu hồi các khoản đầu tư về tài chính của doanh nghiệp.
+ Các khoản bị tổn thất, hoàn nhập từ các khoản đầu tư của doanh nghiệp.
+ Các khoản lãi mà doanh nghiệp cho vay hay các khoản tiền gửi, các cổ tức,... được phân chia tại doanh nghiệp.
- Mã số 07 thể hiện về các chi phí lãi vay của doanh nghiệp và đã được xác định ở báo cáo kinh doanh trong thời kỳ nhất định. Và số liệu có được thông qua chỉ tiêu này sẽ được cộng vào với chỉ tiêu các khoản lợi nhuận trước thuế thu nhập của doanh nghiệp.
- Mã số 08 thể hiện về số hoàn nhập hay trích lập các khoản quỹ phát triển cho hoạt động nghiên cứu về khoa học – công nghệ của doanh nghiệp. Và số liệu ở chỉ tiêu này cũng sẽ được cộng vào lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Các lợi nhuận thông qua hoạt động kinh doanh trước sự thay đổi về lưu động vốn của doanh nghiệp – mã số 09
Đối với chỉ tiêu này thì sẽ bao gồm các mã số khác như sau:
- Mã số 10 thể hiện sự tăng hoặc giảm của các khoản cần phải thu của doanh nghiệp.
- Mã số 11 thể hiện sự tăng hoặc giảm về số lượng của các mặt hàng tồn kho ở doanh nghiệp.
- Mã số 12 thể hiện sự tăng hoặc giảm về các khoản chi phí cần phải trả của doanh nghiệp (các khoản này sẽ không bao gồm lãi vay phải trả hay thuế thu nhập của doanh nghiệp cần phải nộp).
- Mã số 13 thể hiện về sự tăng hoặc giảm của các chi phí trả trước của doanh nghiệp.
- Mã số 14 thể hiện về sự tăng giảm của các khoản chứng khoán trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mã số 15 thể hiện về các khoản chi phí lãi vay mà doanh nghiệp đã trả.
- Mã số 16 phản ánh chi tiết về các khoản liên quan đến thuế thu nhập của doanh nghiệp và đã được nộp có ghi trong báo cáo kinh doanh ở thời kỳ nhất định.
- Mã số 17 phản ánh về các khoản tiền thu khác thông qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Mã số 18 phản ánh về các khoản tiền chi khác của doanh nghiệp thông qua quá trình kinh doanh.
Hoạt động lưu chuyển tiền tệ thuần thông qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp – mã số 20
Đối với chỉ tiêu này thì sẽ phản ánh một cách chính xác về các sự chênh lệch của các khoản tiền thu vào so với tổng số tiền của các khoản chi ra của doanh nghiệp ở các hoạt động kinh doanh trong thời kỳ nhất định. Trong trường hợp số liệu này cho ra kết quả âm thì sẽ phải ghi trong báo cáo và đưa vào ngoặc đơn. Mã số 20 này cũng bao gồm các chỉ tiêu ở mã số 01 + 02 + 09.
Hy vọng những phân tích trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu và nắm rõ về báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp cùng những thông tin quan trọng liên quan đến báo cáo này. Từ đó có thể áp dụng một cách chính xác và hiệu quả nhất trong công việc của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những người làm kế toán thì cần hết sức lưu ý về những vấn đề này.
Xem thêm: Các định khoản kế toán cơ bản
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc