Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Lần cập nhật gần nhất: ngày 15 tháng 08 năm 2024
Các công trình xây dựng là sản phẩm do con người tạo ra, tuy nhiên cho dù công trình có đẹp đến đâu thì cũng không tránh khỏi sự ăn mòn và tàn phá của thiên nhiên hay qua bàn tay con người sử dụng. Các công trình sau một thời gian sử dụng sẽ rơi vào tình trạng hỏng hóc, rạn nứt và xuống cấp, do đó các cá nhân, tổ chức thi công các công trình này cần tiến hành sửa chữa hay còn gọi là bảo hành công trình xây dựng. Vậy bảo hành công trình xây dựng là gì? Thời gian bảo hành và yêu cầu ra sao? Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong quá trình bảo hành công trình này thế nào? Tìm hiểu ngay nhé!
Bảo hành công trình xây dựng là quá trình nhà thầu xây dựng cam kết về trách nhiệm sửa chữa, khắc phục trong một thời gian nhất định khi các công trình xây dựng trong quá trình sử dụng, khai thác bị hư hỏng hay khiếm khuyết.
Các nhà thầu thi công cần có trách nhiệm trong việc bảo hành các công trình xây dựng do mình thực hiện và thi công. Còn các thiết bị công nghệ hay thiết bị công trình cần do nhà thầu cung ứng có trách nhiệm thực hiện bảo hành các thiết bị do mình cung cấp.
Bảo hành các công trình xây dựng gồm có các nội dung như sửa chữa, khắc phục, thay thế các thiết bị hư hỏng hay khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây nên. Còn thời gian bảo hành các thiết bị công trình xây dựng hay thiết bị công nghệ được xác định theo các cấp, loại công trình xây dựng và phụ thuộc vào hợp đồng cung cấp thiết bị hay quy định của nhà sản xuất.
Các nhà thầu cung ứng thiết bị và nhà thầu thi công công trình xây dựng chịu trách nhiệm với chủ đầu tư trong việc bảo hành các thiết bị, công việc liên quan do mình thực hiện.
Những người đầu tư cần phải đàm phán với những nhà thầu tham gia xây dựng công trình trong hợp đồng xây dựng về quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia thực hiện bảo hành công trình. Đồng thời các biện pháp, hình thức bảo hành, thời hạn bảo hành, việc sử dụng, hoàn trả các tiền về bảo hàng, các tài sản về bảo lãnh, bảo đảm bảo hành,... cũng cần được nêu rõ trong hợp đồng xây dựng công trình.
Khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư tiến hành xác nhận đã hoàn thành trách nhiệm tham gia bảo hành, nhà thầu thi công và cung ứng thiết bị mới được hoàn trả tiền bảo hành, bảo lãnh bảo hành, tài sản đảm bảo và các hình thức bảo hành khác.
Còn đối với các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước hay vốn đầu tư công, các hình thức bảo hành cần được quy định cụ thể bằng thư bảo lãnh hay tiền bảo hành của ngân hàng.
Chủ đầu tư có thể thực hiện thỏa thuận với nhà thầu tùy theo điều kiện cụ thể của các công trình xây dựng về thời gian bảo hành dành riêng cho một hay nhiều hạng mục công trình khác hay lắp đặt thiết bị, gói thầu thi công xây dựng ngoài thời gian bảo hành chung theo quy định.
Thời hạn bảo hành của các hạng mục công trình sẽ kéo dài trong trường hợp các hạng mục công trình xây dựng trong quá trình thi công xảy ra sự cố hay khiếm khuyết và đã được nhà thầu thực hiện khắc phục, sửa chữa dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và chủ đầu tư trước quá trình nghiệm thu công trình.
Thời hạn bảo hành các công trình xây dựng, hạng mục công trình mới hay quá trình nâng cấp, cải tạo các công trình được tính từ thời gian chủ đầu tư nghiệm thu theo quy định và sẽ được quy định như sau:
- Đối với công trình cấp đặc biệt hay cấp I sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hay vốn đầu tư công, thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng.
- Đối với các công trình thuộc cấp còn lại sử dụng vốn đầu tư công hay cốn nhà nước bên ngoài đầu tư công, thời hạn bảo hành công trình không ít hơn 12 tháng.
- Với các dự án sử dụng nguồn vốn khác nhau, thời hạn bảo hành có thể được tham khảo theo hai quy định đã nói trên.
Thời hạn bảo hành đối với những thiết bị công nghệ và công trình được xác định theo đúng thời gian trong hợp đồng xây dựng, nhưng không được phép ngắn hơn thời gian bảo hành theo đúng quy định của nhà sản xuất và thời gian tính từ ngày nghiệm thu hoàn thành quá trình lắp đặt và vận hành các thiết bị trong công trình xây dựng.
Xem thêm: Biện pháp thi công xây dựng là gì và quy trình ra sao?
Khi phát hiện hư hỏng và khiếm khuyết của công trình trong thời gian bảo hành các công trình xây dựng, chủ sở hữu, chủ đầu tư hay những người quản lý, sử dụng các công trình cần tiến hành báo cáo cho các chủ đầu tư để yêu cầu được bảo hành từ nhà thầu cung ứng thiết bị và nhà thầu thi công xây dựng các công trình.
Trong trường hợp hư hỏng và khiếm khuyết phát sinh trong công trình không phải do lỗi của nhà thầu gây ra hay một số nguyên nhân bất khả kháng được hợp đồng quy định rõ ràng, nhà thầu cung ứng thiết bị và nhà thầu thi công xây dựng các công trình có quyền từ chối bảo hành.
Nếu nhà thầu không thực hiện bảo hành trong trường hợp hư hỏng và khiếm khuyết phát sinh do lỗi của bên nhà thầu thì chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành đó để thuê cá nhân hay tổ chức khác tiến hành thực hiện việc bảo hành công trình. Những người sử dụng, quản lý công trình hay chủ sở hữu, chủ đầu tư công trình có trách nhiệm về việc thực hiện đúng việc bảo trì, vận hành các công trình trong quá trình khai thác, sử dụng các công trình xây dựng.
Nhà thầu cung ứng thiết bị và nhà thầu thi công xây dựng công trình sau khi kết thúc thời gian bảo hành cần thực hiện báo cáo gửi chủ đầu tư về việc hoàn thành công tác bảo hành. Chủ đầu tư sẽ là người có trách nhiệm trong việc xác nhận việc bảo hành các công trình gửi đến nhà thầu bằng văn bản hay hoàn trả thư bảo lãnh bảo hành của ngân hàng hay tiền bảo hành cho các nhà thầu khi quá trình nghiệm thu, kiểm tra thực hiện bảo hành của nhà thầu cung ứng thiết bị và nhà thầu xây dựng công trình đạt yêu cầu.
Khi chủ đầu tư yêu cầu, người quản lý, sử dụng công trình hay chủ sở hữu có trách nhiệm tham gia xác nhận đã hoàn thành quá trình bảo hành công trình xây dựng cho nhà thầu cung ứng thiết bị và nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Các nhà thầu thiết kế công trình xây dựng, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, nhà thầu thi công xây dựng công trình cùng các nhà thầu liên quan khác cần có trách nhiệm về phần công việc mà mình đã thực hiện trước đó ngay cả sau khi hết thời hạn bảo hành.
Ngoài ra, để có thể tính toán chính xác thời gian bảo hành và quyền hạn bảo hành trong công trình xây dựng, chủ đầu tư và các nhà thầu nên sử dụng phần mềm quản lý công trình miễn phí đó là phần mềm quản lý công trình 365. Đây là phần mềm hỗ trợ bạn quản lý công trình xây dựng hiệu quả và lập được thời hạn bảo hành dễ dàng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các thông tin cần thiết về bảo hành công trình xây dựng. Thời gian bảo hành các công trình xây dựng sẽ tùy theo từng loại công trình và hạng mục công trình khác nhau. Do đó, các nhà thầu và chủ đầu tư cần đảm bảo được thời hạn bảo hành trong hợp đồng đúng với yêu cầu của pháp luật đề ra. Các cá nhân, tổ chức cũng cần nắm được thời hạn bảo hành các công trình để đảm bảo được quyền lợi của mình.
Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Bạn đã nghe nói đến quản lý chất lượng công trình xây dựng hay chưa? Click bài viết dưới đây để biết được các thông tin cần thiết về quy định và quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Người đại diện: Ông Dư Văn Nhật
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng YênHotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
Telegram: @hotrohhp
Số đăng ký kinh doanh: 4601615365
Ngày cấp: 26/02/2024
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App Chat365
CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TOÁN HƯNG HÀ
Địa chỉ: Thôn Thanh Miếu, Xã Việt Hưng, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Hotline: 0982079209
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc