Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bootstrap là gì? Framework hữu dụng thiết kế giao diện web

Tác giả: Phạm Thu Phương

Lần cập nhật gần nhất: ngày 13 tháng 04 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Có đến hàng trăm, hàng ngàn Framework khác nhau để phục vụ cho việc thiết kế và lập trình web, vậy bạn đã từng bao giờ nghe đến Framework Bootstrap? Một trong những Framework vô cùng phổ biến trong các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và Javascript. Bootstrap là một khuôn khổ hữu dụng cho các nhà thiết kế web có thể tận dụng được những tính năng đặc biệt của nó để thiết kế giao diện web hoàn chỉnh và nhanh chóng.

Việc làm IT

Bootstrap là nơi lưu trữ các mã nguồn mở và đồng thời là nơi có chứa các thành phần có sẵn như là kiểu trình bày bản in, dạng, các nút, bảng, hình ảnh,....Bên canh đó, Bootstrap còn chứa các thuộc tính như màu sắc, kích thước, độ cao hay độ rộng để phục vụ cho việc thiết kế giao diện. Bootstrap là một trong những framework đáng tin cậy và được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay. 

Hiểu sâu hơn về Bootstrap
Hiểu sâu hơn về Bootstrap 

Chính các thành tố và các thuộc tính có trong Bootstrap sẽ giúp cho quá trình thiết kế giao diện web trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và hiệu quả công việc cao hơn. Tính hữu dụng của Bootstrap còn được thể hiện thông qua những đánh giá của người dùng trong từng thiết kế thông qua việc sử dụng Bootstrap với sự chuẩn mực nhất định. 

Xem thêm: Việc làm lập trình front end

Bootstrap với tên gọi ban đầu là Blueprint khi được sử dụng cho việc thiết kế giao diện mạng xã hội Twitter. Bootstrap được tạo ra bởi Mark Otto và Jacob Thornton, được xuất bản và lưu trữ trong kho thư viện mã nguồn mở - Github chính thức vào thời điểm ngày 19 tháng 8 năm 2011. 

Nguồn gốc cho sự ra đời và cải tiến của Bootstrap
Nguồn gốc cho sự ra đời và cải tiến của Bootstrap 

Tiếp đến các phiên bản của Bootstrap đã ra đời với phiên bản 2 và phiên bản 3 trong hai năm liên tiếp 2012 và 2013. Với những cải biến tích cực đó là bổ sung thêm các thiết kế tùy chỉnh về bố cục để có thể sử dụng linh hoạt với các kích thước màn hình đa dạng khác nhau. Đặc biệt là tính năng mới trong việc thiết kế giao diện có có sự tương thích đối với giao diện có trên smartphone. 

Tham khảo thêm: Mô tả công việc Front End

Để có thể trả lời cho câu hỏi tại sao khung chương trình Bootstrap lại được sử dụng nhiều đến vậy. Đó là vì người dùng có thể dễ dàng thao tác trên Bootstrap với điều kiện cần và đủ là họ đã nắm rõ được kiến thức về 3 ngôn ngữ lập trình phổ biến đó là CSS, Javascript và HTML. 

Chất lượng và độ uy tín của Bootstrap luôn được đánh giá cao. Tính chất lượng của Bootstrap được thể hiện thông qua những yếu tố sau đây:

Bootstrap được sáng lập bởi những nhà phát triển hàng đầu có thể kể tên đến như: Mark Otto, Jacob Thornton, XhmikosR, Julian Thilo và Chris Rebert chính là những nhà phát triển hàng đầu và là những người tạo ra Bootstrap với những cải tiến và đổi mới hàng đầu.

Tổng hợp các đặc điểm nổi bật của Bootstrap
Tổng hợp các đặc điểm nổi bật của Bootstrap 

Trước khi được xuất bản thì Bootstrap đã được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, thử nghiệm và kiểm tra rất nhiều lần trước khi đưa vào sử dụng. Chính vì vậy người dùng có thể yên tâm khi sử dụng Bootstrap bởi tính chất lượng mà nó đem lại.

Khả năng tương thích của Bootstrap là không thể bàn cãi. Sự tương thích của nó có thể được thể hiện ở việc Bootstrap hỗ trợ cho cả các thiết bị di động, màn hình máy tính Laptop với khả năng tự điều chỉnh để có thể phù hợp với kích thước của các thiết bị mà nó hỗ trợ. 

Xem ngay: Chuyên mục tư vấn việc làm ngành công nghệ thông tin

Bootstrap là nơi lưu trữ các các tập tin thuộc CSS, Javascript và Fronts. Đặc biệt, Bootstrap cũng được tạo ra với dạng Modul vì thế các mã nguồn mở có thể dễ dàng được hợp nhất với nó. Chính bởi cấu trúc đặc biệt trên mà Bootstrap cũng tạo nên những tính năng nổi bật kéo theo đó là: 

- Người dùng có thể sử dụng các thành tố như là Front, Grid, Typography, Form hay Table,...để tạo nên giao diện trong một Website trong một thư viện với lượng mã nguồn khổng lồ. 

Bootstrap có cấu trúc và các tính năng nổi bật như thế nào?
Bootstrap có cấu trúc và các tính năng nổi bật như thế nào? 

- Người dùng có thể thoải mái chỉnh sửa lại các Framework trên chính web mà Framework đó tồn tại trước khi quyết định tải chúng xuống và sử dụng. 

- Bootstrap tái sử dụng đối với các thành phần lặp lại nhiều lần trên web. 

- Bootstrap có chứa các glyphicons miễn phí vì thế mà người dùng có thể hạn chế tối thiểu được việc dùng các hình ảnh để làm biểu tượng. Chính điều này làm cho tốc độ tải trang nhanh hơn. 

Tìm hiểu thêm: Việc làm thiết kế web

Tải Bootstrap ở đâu? Một trong những nơi đáng tin cậy nhất để có thể tải Bootstrap về đó là bạn có thể truy cập vào trang chủ của Bootstrap đó là Getbootstrap để tải về. 

Bước thực hiện tiếp theo sau khi tải Bootstrap về đó chính là việc giải nén và cài đặt. Để cài đặt và sử dụng Bootstrap thì việc tiếp theo mà bạn cần làm đó là cài đặt Bootstrap vào nơi lưu trữ và chia sẻ tài liệu trực tuyến web - hosting. Để cài đặt bạn cần sử dụng giao thức FPT - một phương tiện để trao đổi dữ liệu có trong máy tính và web hosting. 

Hướng dẫn cách tải - cài đặt và sử dụng Bootstrap đầy đủ và chi tiết nhất
Hướng dẫn cách tải - cài đặt và sử dụng Bootstrap đầy đủ và chi tiết nhất

Cách thứ hai mà bạn có thể tải Bootstrap về máy tính đó là sử dụng hệ thống nhúng Bootstrap vào trong mạng phân phối nội dung hay còn được viết tắt là CND. Ưu điểm của cách làm này đó chính là tiết kiệm được không gian lưu trữ, dữ liệu bộ nhớ, thao tác thực hiện và thời gian tải Bootstrap. Đây được xem là một trong những cách làm tối ưu và hiệu quả nhất.

6. Làm thế nào để có thể viết Code trên Bootstrap một cách dễ dàng

Để có thể viết code trên Bootstrap một cách dễ dàng hơn thì việc tìm hiểu và cài đặt thêm các trình cắm - Plugin là điều vô cùng cần thiết và nên làm. Các Plugin có trong Sublime text - trình soạn thảo văn bản được sử dụng rộng rãi bởi các nhà phát triển để hỗ trợ viết code sẽ giúp cho quá trình làm việc của bạn với Bootstrap trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Vậy làm thế nào để có thể cài đặt Plugin khi viết code? Các bạn có thể thực hiện tuần tự theo các bước làm cụ thể như sau: 

CV IT

Làm thế nào để có thể viết Code trên Bootstrap một cách dễ dàng
Làm thế nào để có thể viết Code trên Bootstrap một cách dễ dàng

Đầu tiên bạn cần tải gói quản lý các trình soạn thảo văn bản - Package Control về máy. Tiếp đến, trong phần Preferences bạn tìm và cài đặt thêm các Plugin lần lượt là Bootstrap Autocomplete và Bootstrap Snippets. Tiếp đến bạn quay lại chọn Package Control rồi chọn chèn cài đặt hai gói mà bạn vừa tải về vào trong đó. Cài đặt hoàn tất, bạn chỉ việc tìm và cài đặt 2 gói mà bạn mới vừa cài đặt. 

Như vậy với quy trình thực hiện chi tiết như trên là bạn đã có thể hoàn thành xong việc cài đặt các Plugin trong trình soạn thảo văn bản để phục vụ cho việc viết Code trên Bootstrap rồi đấy. 

7. Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng Bootstrap mà bạn có thể quan tâm 

Có thực sự cần thiết để học Bootstrap hay không? Nếu bạn thực sự thành thạo với các kiến thức về CSS - kiến thức phục vụ cho việc viết code giao diện người dùng rồi thì việc học thêm kiến thức về Bootstrap là điều không cần thiết. 

Câu hỏi thứ 2 đó là vậy Bootstrap có khó hơn CSS hay không? Câu trả lời là không, thậm chí CSS còn phức tạp hơn Bootstrap rất nhiều. Khi bạn sử dụng CSS thì nó hoàn toàn không có các lớp cài đặt trước và thiết kế. Trong CSS có thẻ bạn sẽ phải viết Code với những thứ rất phức tạp, ngược lại khi sử dụng Bootstrap bạn chỉ việc thêm các lớp cài đặt trước mà không cần phải viết Code. 

Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng Bootstrap mà bạn có thể quan tâm
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng Bootstrap mà bạn có thể quan tâm 

Bootstrap được sử dụng phổ biến như thế nào? bootstrap đã được sử dụng với khoảng 26,95 trên tổng số các website mà có sử dụng thư viện Javascript. Và Bootstrap cũng được sử dụng đến 21,3% trên hầu hết tất cả các website. 

Phiên bản tốt nhất của Bootstrap là phiên bản nào? Phiên bản tốt nhất mà bạn nên sử dụng đó là Bootstrap 4. Đây được xem là một trong những lựa chọn không gì tốt bằng cho việc thiết kế web trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều. 

Với phiên bản Bootstrap 4 này bạn có thể sử dụng rất nhiều các mục có giá trị sử dụng cho việc thiết kế web của bạn đó là: cPanel - một loại phần mềm cung cấp giao diện đồ họa và là nơi lưu trữ web, Dashboard - bảng điều khiển có chứa các thông tin về giao diện người dùng đồ họa và phần mềm. Trong khi đó, khi bạn sử dụng Bootstrap phiên bản 3 thì bạn sẽ không thể sử dụng thêm được các tính năng đó. 

Bootstrap 4 có sử dụng JQuery hay không? Bootstrap 4 có sử dụng jQuery và cả Popper.js  - một trình cắm mã nguồn mở cho các thành phần của Javascript trong đó có chứa các thuộc tính - Modal, chú giải công cụ - tooltips,...Tuy nhiên nếu bạn sử dụng CSS trong một phần của Bootstrap thì bạn không cần phải sử dụng đến JQuery. 

Bootstrap 4 là một trong những phiên bản mới nhất trong đó có chứa các thành tố mới như kiểu định dạng web nhanh hơn, và độ nhạy nhiều hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, khi sử dụng Bootstrap 4 với phiên bản mới nhất này người dùng cũng có thể được hỗ trợ và có thể xuất bản với sự ổn định với hầu hết tất cả các trình duyệt và nền tảng khác nhau. 

Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng Bootstrap mà bạn có thể quan tâm
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng Bootstrap mà bạn có thể quan tâm 

Bootstrap 4 hoạt động như thế nào? Bước 1: Bootstrap thiết lập và tổng quan bao gồm các công đoạn làm việc như sau:  Tạo ra các trang HTML, tải Bootstrap đến CND hay đến dơi lưu trữ và chia sẻ dữ liệu - Host. Bootstrap cũng là nơi có tích hợp jQuery và tải Bootstrap đến Javascript. 

Bước 2: Thiết kế trang đích bao gồm các công đoạn làm việc chính như sau: Thêm vào các thanh điều hướng, có chứa CSS, tạo ra trang có chứa các nội dung, thêm hình ảnh nền và tùy chỉnh Javascript. 

Đó là một số câu hỏi phổ biến nhất khi bạn làm việc với Bootstrap - một trong những phần mềm được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Nếu bạn đang làm việc với vai trò là một nhà phát triển hoặc một lập trình viên thì việc viết thêm một Framework thông dụng như Bootstrap là một điều mà bạn nên tìm hiểu thêm kiến thức. 

Dựa theo sự phát triển của một Bootstrap và để có được Bootstrap 4 như ngày nay thì các nhà phát triển đã không ngừng cải tiến và sáng tạo từng ngày để có thể tạo ra được phiên bản tốt nhất cho người dùng. Chính vì vậy, việc của bạn là học hỏi và cập nhật thêm các kiến thức mới từng ngày, nắm bắt thông tin một cách hiệu quả hơn sẽ giúp cho công việc của bạn có những bước phát triển thuận tiện hơn. 

Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng Bootstrap mà bạn có thể quan tâm
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng Bootstrap mà bạn có thể quan tâm 

Vậy bạn còn những câu hỏi hay những thắc mắc nào về Bootstrap không? Nếu có thì bạn có thể để lại bình luận phía dưới để chúng tôi biết được và giúp bạn có thêm nguồn thông tin chính xác nhất nhé. 

Công nghệ thông tin là một ngành vô cùng rộng lớn, đặc biệt kiến thức về thông tin như một dòng chảy và luôn thay đổi từng ngày. Chính vì vậy hãy là người luôn chủ động để nắm bắt thông tin và phát triển bản thân thông qua chính những kiến thức mà bạn đã học hỏi được. 

Như vậy thông qua bài viết Bootstrap là gì? Với các thông tin chi tiết trong bài viết cùng những gợi ý và các câu trả lời như trên hy vọng các bạn đã có được cho mình những nguồn thông tin và kiến thức hữu ích về Bootstrap nói riêng và một phần kiến thức về công nghệ thông tin nói chung. Chúc các bạn sớm có một tuần mời làm việc hiệu quả và đạt được mục tiêu như bạn mong muốn. 

Sublime Text là gì? Những kiến thức hữu ích không thể bỏ qua

Một trong những khái niệm liên quan trực tiếp đến Bootstrap đó chính là Sublime Text. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thể hiểu thêm về các tính năng và những câu hỏi thường gặp có trong Sublime Text trong liên kết ngay sau đây bạn nhé. 

 Sublime Tex

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý