Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 23 tháng 07 năm 2024
Có thể Ngữ Văn là một môn học “không cảm xúc” đối với các em học sinh chuyên ban tự nhiên, thế nhưng dù muốn hay không thì ở kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới thì học sinh lớp 12 vẫn phải đối đầu với nó. Vậy có cách nào giúp các em ôn tập và bổ sung kiến thức kịp thời về các tác phẩm văn học lớp 12? Bí quyết sẽ nằm ở bài viết sau đây, cập nhật để học tốt bộ môn này ngay hôm nay.
Chương trình văn học lớp 12 đem đến cho học sinh nhiều kiến thức mới mẻ hơn so với các tác phẩm văn học lớp 10, 11, do đó việc làm quen trước với các tác phẩm văn học này cũng là một trong những phương pháp giúp bạn học giỏi văn hơn. Sau đây timviec365.vn sẽ gửi tới các bạn một số tác phẩm điển hình thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi quan trọng dành cho học sinh lớp 12, cùng tôi theo dõi nhé!
Cái tên “Vợ nhặt” có lẽ không còn nằm trong phạm vi của ngành văn học nữa, nhắc đến tác phẩm là người đọc biết ngay đó là của Kim Lân - một cây bút đình đám trong làng văn học.
Tác phẩm này được in trong tập “Con chó xấu xí” được viết vào thời kỳ sau khi cách mạng Tháng Tám kết thúc.
“Vợ nhặt” đã khẳng định được sức mạnh văn học của mình khi đã lột tả được cái đói của người dân trong những năm 45 thông qua nhân vật Tràng, bà mẹ của Tràng và cô vợ chỉ bằng với các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt độc đáo của tác giả.
Trong khung cảnh cái đói bủa vây khắp mọi nẻo đường, Tràng bỗng dắt một người đàn bà xa lạ về, lũ trẻ nhìn thấy liền réo lên “chông vợ hài”, người lớn thì bàn tán, cảnh tượng ấy khiến khuôn mặt u tối bỗng rạng rỡ hẳn lên.
Nhà Tràng vắng teo, bà cụ Tứ - mẹ Tràng về muộn, Tràng thì loay hoay hết ra lại vào, đứng ngồi không yên. Người đàn bà theo Tràng về nhà chỉ với vài câu bông đùa và 4 bát bánh đúc thì giờ đã chính thức trở thành “vợ người ta”.
Nhìn thấy mẹ về, Tràng reo lên như đứa trẻ khiến bà ngạc nhiên, trong nhà thấy có người đàn bà lạ lại chào bà là u nên sự ngạc nhiên lại càng lớn. Được Tràng giải thích, bà Tứ nín lặng, lúc này bà đang bị xáo trộn với bao nỗi niềm, vừa nói chuyện với con dâu bà vừa khóc.
Sáng hôm sau cả nhà đang ngồi ăn vui vẻ thì bỗng tiếng trống thúc thuế ngoài đình nổi lên, bà cụ Tứ nghe thấy lại bật khóc, lúc này Tràng bỗng dưng nghĩ đến lá cờ đỏ và đoàn người trên đê Sộp đi phá kho thóc.
Chỉ với những tình tiết ít ỏi vừa rồi, chúng ta có thể thấy rằng cái đói của những năm 45 thật là “dã man” và tàn bạo, nó dường như cướp đi cái gọi là hạnh phúc mà bất cứ ai cũng có quyền được hưởng, hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình,... tất cả đều không thể chống lại nổi cơn đói.
>> Xem thêm: Cách làm văn nghị luận xã hội lớp 11
Nếu như ở Mỹ có Tuyên ngôn độc lập năm 1776, ở Pháp có bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 thì ở Việt Nam có Tuyên ngôn độc lập năm 1945.
Bản Tuyên ngôn này được ra đời vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình khẳng định chủ quyền và vị thể của dân tộc Việt Nam trên toàn thế giới.
Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh chia thành 3 phần rõ ràng đó là:
- Phần mở đầu: Bản Tuyên ngôn độc lập nói về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc dựa vào 2 bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp. Những lí lẽ thuyết phục được đặt ra thành các câu trần thuật để vạch trần những việc làm trái tuyên ngôn của chúng.
- Phần nội dung: Những tội ác của Pháp đã được chỉ ra, chúng bắt người dân Việt Nam trải qua 80 năm thi hành các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hoá theo chính sách áp bức, bóc lột của chúng.
- Phần kết luận: Thể hiện lòng quyết tâm chính là nội dung chính trong phần này, theo đó Hồ Chí Minh đã đưa ra những lời tuyên bố đanh thép đồng thời khẳng định sự quyết tâm sắt đá để giữ vững nền độc lập dân tộc.
Bản Tuyên ngôn độc lập đã hội tụ đầy đủ vẻ đẹp về tư tưởng, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó cũng thấy rõ khát vọng về độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
>> Xem thêm: Các dạng đề nghị luận xã hội
Nếu là người Việt Nam chắc hẳn không ai là không biết đến “Vợ chồng A phủ” - một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Nội dung của truyện ngắn giống như tên truyện, nói về cuộc sống của người dân vùng cao Tây Bắc thông qua 2 nhân vật chính đó là vợ chồng nhà A phủ.
Mị - một cô gái người H’mông xinh đẹp lại thổi sáo rất hay, cô được nhiều người theo đuổi. Mỗi khi tết đến xuân về, tất cả trai gái đều hẹn hò nhau để cùng vui chơi ca hát. Mùa xuân năm ấy, Mị đi chơi bị con trai nhà thống lí Pá Tra tên là A Sử bắt về để cúng trình ma. Vô tình Mị đã trở thành con dâu gạt nợ cho nhà thống lí bởi vì năm xưa bố mẹ Mị lấy nhau không có tiền cưới hỏi phải vay nợ.
Ban đầu nhân vật Mị không chấp nhận làm vợ A Sử và định kết liễu đời mình bằng cách ăn lá ngón nhưng khi nghĩ đến người cha đã già vất vả nuôi cô khôn lớn thì lại không đành lòng.
Vậy là từ đó Mị không còn vui vẻ như trước, thay vào đó là cuộc sống khổ sở, làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm từ năm nọ sang năm khác. Thế rồi, 1 mùa xuân nữa lại đến, Mị uống rượu say và thấy lòng mình phơi phới, Mị nhớ hồi mình còn trẻ và muốn đi chơi nhưng lại bị A Sử phát hiện, hắn trói Mị vào cột nhà bằng thúng sợi đay và tóc của cô nhưng may mắn cô được chị dâu cởi trói.
Đối với nhân vật A Phủ, đó là một chàng trai không cha không mẹ từ khi còn nhỏ, nhưng nhờ sức khỏe mạnh mẽ và tinh thần lao động siêng năng mà anh đã vượt qua khó khăn. Vì bất bình trước sự ngang tàn bạo ngược của A Sử mà anh đã đánh hắn đến trọng thương và đã bị làng bắt vạ 100 lạng bạc trắng. Không có tiền nên anh phải đi làm trả nợ cho nhà thống lí Pá Tra và trở thành người chăn bò cho nhà họ.
Trong 1 lần không may, A Phủ làm hổ bắt mất 1 con bò nên bị trói, bắt nhịn ăn và chịu rét chờ cho đến khi A Sử bắt được hổ mới tha. Mị nhìn thấy cảnh tượng ấy liền cảm động, quyết định cởi trói và cùng A Phủ chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Từ đó họ trở thành vợ chồng và tham gia vào cách mạng.
>> Xem thêm: Bảng chữ cái
Lưu Quang Vũ cũng là nhà văn sở hữu nhiều tác phẩm “đắt giá” bao gồm nhiều tác phẩm phổ biến, điển hình là “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Học sinh lớp 12 sẽ được học tác phẩm này và nó có thể xuất hiện trong đề thi THPT Quốc gia bất cứ khi nào, vậy nên hãy nắm rõ cốt truyện và ý nghĩa mà tác giả gửi gắm để dành điểm cao nhé.
Trương Ba rất giỏi đánh cờ nhưng đã bị Nam Tào xoá tên trong sổ ông Trời. Sau đó Nam Tào và Đế Thích đã cho hồn Trương Ba nhập vào xác của anh hàng thịt vừa chết.
Vì sự việc này mà bao nhiêu hỗn độn xảy ra sau đó, Lí trưởng sách nhiễu, vợ hàng thịt đòi chồng. Vợ, con, cháu của Trương Ba cảm thấy chồng, cha, ông của mình xa lạ, cục cằn và vụng về, không còn được như trước. Bản thân Trương Ba thì nhiễm nhiều thói xấu, trở nên tha hoá và sống lạc lõng. Vợ Trương Ba đòi bỏ đi, cái Gái, và cu Tị đều ghét ông, chị con dâu thì đau khổ nói về sự tan hoang của gia đình.
Khi nhận ra mỗi ngày càng thêm đổ vỡ, mất mát thì hồn Trương Ba đã thắp hương xin gặp Đế Thích một cái chết thảnh thơi, vừa hay lúc đó cái Gái báo tin cu Tị con của chị Lụa đã chết. Đau đớn tột cùng, hồn Trương Ba đã xin được dùng cái chết để đổi lấy sinh mạng cho cháu mình. Sau đó ông dặn dò vợ con rồi nhắm mắt qua đời.
Một câu chuyện vô cùng ý nghĩa mà các bạn cần khai thác triệt để qua nội tâm nhân vật cùng với cách hành xử của họ. Hãy bám chắc cốt truyện để hiểu nó, từ việc hiểu rõ bạn sẽ rút ra được những bài học quý giá mà câu truyện muốn truyền đạt.
>> Xem thêm: Trung tâm luyện thi đại học
Nhân vật chính trong tác phẩm “Một người Hà Nội” tên là Hiền, cô là một người Hà Nội chính hiệu và bình thường như bao người Hà Nội khác. Cô Hiền đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua bao biến động, thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách trân quý của người Hà Nội.
Thời trẻ cô là một người tài hoa, yêu thích văn chương, giao du với đủ loại thanh niên con nhà giàu hoặc là nghệ sĩ văn nhân, thế nhưng chồng cô lại là một người ít lãng mạn, ông là một nhà giáo hiền lành và chăm chỉ. Mọi khoản chi trong gia đình đều được tính toán cẩn thận, cô dạy con cái cẩn trọng trong việc ăn nói để giữ được bản sắc người Hà Nội.
Dù đất nước có đang phải đương đầu với chiến tranh hay là thời bình đã lặp lại thì tính cách, phẩm chất của cô vẫn không hề thay đổi. Cô luôn dạy con về cách sống để chúng biết tự trọng, biết xấu hổ và sống đúng với bản chất của người Hà Nội. Đây cũng là lý do để cô sẵn sàng cho con trai mình ra trận mặc dù cũng ruột đau như cắt.
Nói về người Hà Nội, nhân vật Hiền dường như đã bộc bạch được tất cả tâm tư, tình cảm cho tới hành động chuẩn mực chính hiệu. Nhìn vào đó, chúng ta lại có niềm tin hơn về cuộc sống, ít ra đâu đây quanh ta vẫn tồn tại một người như cô Hiền, như vậy cuộc sống thật là tốt đẹp biết bao.
>> Xem thêm: Bài viết về mùa xuân
Việc thâu tóm cốt truyện của các tác phẩm văn học lớp 12 không những giúp các em có thêm kiến thức về văn học Việt Nam mà hơn thế, nó còn giúp các em rèn luyện bộ nhớ, học được các kỹ năng quan trọng để làm bài thi thật tốt. Chúc các em có một kỳ thi với những số điểm cao nhất!
Bạn có biết làm sao để học giỏi văn không?
Nếu như bạn là một học sinh yêu thích nhưng lại chưa từng đạt thành tích nào với môn Ngữ Văn, vậy thì hãy dành vài phút để cùng timviec365.vn khám phá những bí quyết hữu ích dưới đây nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc