Tác giả: Hạ Linh
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 07 năm 2024
Bài viết về mùa Xuân là một chủ đề quen thuộc, gần gũi với các em nhỏ nhất. Đây cũng là một trong những đề bài thường gặp ở chương trình Ngữ Văn cấp Tiểu học. Mặc dù dễ hình dung về mùa Xuân, thế nhưng để viết ra một bài viết về mùa Xuân, các em cần biết cách triển khai các ý chính, lập dàn bài,... Đọc bài viết sau đây để tham khảo cách làm văn chủ đề này nhé!
Đừng vội bắt tay vào viết văn ngay khi các em vừa nhận được đề bài. Điều đó đôi khi làm bài văn không đi đúng trọng tâm, hoặc các em sẽ cảm thấy khó khăn trong quá trình viết. Không biết viết ý nào trước, ý nào sau và cũng không biết cách diễn đạt, hành văn như thế nào cho hay nhất. Do đó, trước khi bắt tay vào viết văn, lưu ý cần xác định hệ thống các ý chính, thể loại văn học Việt Nam, các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt mà các em muốn đưa vào bài văn, bài viết về mùa Xuân của mình, đây cũng là một trong những phương pháp giúp các bạn làm sao để học gỏi văn hơn. Trình tự các ý chính có thể sắp xếp trên cơ sở trả lời những câu hỏi như sau:
- Ý chính 1: Mùa Xuân là mùa gì? Đó là mùa bắt đầu từ thời điểm nào (tháng nào) trong một năm?
- Ý chính 2: Miêu tả cụ thể về đặc trưng của mùa Xuân. Khi mùa Xuân đến, thời tiết, khí hậu, đất trời, cảnh vật xung quanh có gì khác lạ?
+ Ý nhỏ 1: Bầu trời mùa Xuân u ám hay trong xanh, mát mẻ?
+ Ý nhỏ 2: Mùa Xuân cây cối, cỏ hoa như thế nào? Ủ mình ngủ nghỉ hay khoe sắc thắm, đâm chồi nảy lộc?
+ Ý nhỏ 3: Tiết trời có còn lạnh và rét buốt như mùa Đông hay không?
+ Ý nhỏ 4: Những loài hoa, loài chim nào thường được nhắc đến mỗi khi mùa Xuân về? Hoa mai, hoa đào, chim én,...
- Ý chính 3: Mùa Xuân đến, mọi người chuẩn bị và chào đón chúng với hoạt động, cảm xúc ra sao?
+ Ý nhỏ 1: Mọi người cảm thấy một năm mới bắt đầu, hân hoan và vui vẻ hơn.
+ Ý nhỏ 2: Ai ai cũng háo hức để sắm sửa, chuẩn bị mọi hành trang đón chờ mùa Xuân đến. Vì mùa Xuân cũng là mùa của Tết đoàn viên, có bánh chưng, bánh tét, có dưa hành, củ kiệu, có phong bao lì xì,...
+ Ý nhỏ 3: Người người, nhà nhà rủ nhau lên phố mua đào, mua mai, mua sắm quần áo mới để đón Xuân.
- Ý chính 4: Nêu cảm nghĩ của bản thân tác giả về mùa Xuân. Với mùa Xuân, em có thích không? Nếu không, hãy nói lên lý do của mình? Đối với em, mùa Xuân có ý nghĩa đặc biệt như thế nào? Gợi nhớ những kỷ niệm gì? Các em cũng có thể viết bài viết về mùa Xuân theo hình thức miêu tả trên cơ sở trình tự về thời gian trong một ngày. Chẳng hạn như buổi sáng mùa Xuân sẽ như thế nào (có sương sớm đọng lại trên lá, thời tiết se lạnh, mưa phùn,...), buổi trưa và buổi tối mùa Xuân ra sao. Trên cơ sở đó, có thể trình bày các ý của bài viết về mùa Xuân như sau:
- Thứ nhất, giới thiệu sơ lược về mùa Xuân.
- Thứ hai, miêu tả chi tiết các đặc trưng của mùa Xuân.
+ Mô tả những đặc điểm đặc trưng của mùa Xuân bao gồm các yếu tố về đất trời, cây cỏ, hoa lá, thời tiết, khí hậu, con người, cảnh vật,...
+ Miêu tả cụ thể về mùa Xuân trên cơ sở thời gian diễn biến trong một ngày. Chẳng hạn như sáng sớm mùa Xuân có nắng, có sương, cây cối đâm những chồi non, mặt trời mọc lúc mấy giờ, cảnh tượng xung quanh,... Buổi trưa ở mùa Xuân là một buổi trưa nắng nhẹ nhàng, không nóng bức, không giá lạnh, các bông hoa bắt đầu nở rộ, từng đàn chim, đàn bướm thi nhau ca hát,... Buổi chiều tối của mùa Xuân là lúc mặt trời lặn xuống, chuẩn bị kết thúc một ngày dài, về cuối ngày, con người hoạt động ra sao, những buổi cơm chiều đoàn viên, những dòng người vội vã trên đường về nhà, nắng đã tắt để nhường cho màn đêm buông xuống,...
- Cuối cùng, nêu lên cảm nghĩ chân thực của các em về mùa Xuân. Đối với mùa Xuân - một trong 4 mùa đẹp nhất của năm, em có thích không? Tại sao?
Cách trình bày các ý này cũng khá tương đồng với cách làm văn nghị luận xã hội lớp 11 cũng như với các dạng đề nghị luận xã hội khác, tuy nhiên điểm khác ở đây là một bài viết miêu tả cảm nhận nên nó sẽ đi sâu vào góc nhìn chủ quan hơn so với góc nhìn khách quan về chủ đề này.
>> Xem thêm: Trung tâm luyện thi đại học
Khi đã xác định được trình tự các ý diễn giải trong bài viết về mùa Xuân, các em nên bắt tay vào xây dựng dàn ý cụ thể để viết văn hay hơn nhé. Dưới đây là một số ý mà các em có thể tham khảo.
Trong bài viết về mùa Xuân, mở bài chính là phần mà các em giới thiệu sơ lược về chủ đề của bài viết. Mở bài cũng là nơi mà các em dẫn dắt người đọc vào những nội dung phía sau.
- Khái quát về mùa Xuân: Xuân là một mùa trong bốn mùa, chúng được xem là mùa đẹp nhất, là biểu tượng cho mọi sự khởi đầu. Mùa Xuân không nóng như mùa Hè, không lạnh như mùa Đông và nhẹ nhàng, ấm áp,....
- Mùa Xuân cũng là mùa mà em thích nhất trong bốn mùa của năm. Bởi vì mùa Xuân mang đến cảm giác mới mẻ, một sự bắt đầu cho một hy vọng, niềm tin, thành công,...
Sau khi đã hoàn thành xong mở bài, thân bài là một nhân tố quan trọng quyết định bài viết về mùa Xuân của các em có hay không? Phần thân bài cũng là phần để các em diễn giải, miêu tả mùa Xuân chi tiết và cụ thể nhất.
- Miêu tả cảnh vật mùa Xuân: Bầu trời mùa Xuân mát mẻ và trong xanh, không có những áng mây đen và mưa to gió lớn. Không khí xung quanh trở nên ấm áp lạ thường, mang đến cho chúng ta cảm giác của sự hy vọng và niềm tin trong cuộc sống. Mùa Xuân có ánh nắng dịu nhẹ, len lỏi qua từng tán cây, kẽ lá. Trên trời, những đám mây nhẹ nhàng trôi lơ lửng, không còn u ám và nặng nề nữa. Ngoài vườn, hoa lá thi nhau khoe sắc thắm, những ngọn chồi bắt đầu he hé, đón chào ngày mới.
Gió mùa Xuân đã về, đi theo đó là những đàn chim yến bay lượn trên bầu trời. Gió mùa Xuân tuy vẫn còn vương chút khí lạnh, nhưng không còn băng giá như gió mùa Đông nữa. Những cơn mưa nặng hạt dần nhường chỗ cho những cơn mưa phùn...
Những chồi nho nhỏ trên những cây lớn, cây cổ thụ đã bắt đầu đâm chồi với những búp là xanh mơn mởn. Ngoài vườn, các loài hoa bắt đầu khoe sắc, những lá hoa đỏ tươi, nhụy hoa vàng làm nổi bật cả một góc trời. Những chú chim trên trời tưng bừng khoe giọng, từng đàn én, đàn tu tú lượn vòng khắp một không gian, làm cho không khí càng thêm nhộn nhịp.
Mùa Xuân, con đường làng đã bắt đầu thay áo mới, người người, nhà nhà dọn dẹp vệ sinh để chuẩn bị đón Xuân về. Những hàng cờ đỏ rực, những băng rôn, khẩu hiệu bùng lên một sức sống mãnh liệt.
- Miêu tả hoạt động của con người vào mùa Xuân: Mỗi người dường như được tiếp thêm năng lượng vào mùa Xuân, ai ai cũng cảm thấy náo nức, hoan ca. Mọi người bận rộn hơn, ông bà thì lo bận gói bánh chưng, cha mẹ lên chợ mùa cành đào, anh chị em thì quét tước, dọn dẹp sân vườn, nhà cửa để chuẩn bị đón một cái Tết đoàn viên.
Mùa Xuân, mùa của những chiếc áo mới, trẻ con được cha mẹ dắt lên chợ mua sắm quần áo mới. Mùa Xuân, nơi nhà nhà quây quần bên những nồi bánh chưng, bánh tét, mẹ bận muối dưa hành, củ kiệu, cha bận soạn cỗ để thờ cúng ông bà tổ tiên. Mùa Xuân, những chuyến xe đường dài, nơi chất chứa niềm vui và niềm hy vọng của những người con xa nhà về quê ăn Tết. Một cái Tết tuy không dài, nhưng đó là cơ hội duy nhất để được gặp lại người thân, ăn một bữa cơm gia đình trọn vẹn.
- Hãy cho biết cảm xúc và ý kiến của bạn về mùa Xuân. Em có thích mùa này không? Trong em, mùa Xuân có ý nghĩa đặc biệt như thế nào?,...
- Ngoài ra, bạn có thể trích dẫn một số câu văn về mùa xuân trong các tác phẩm văn học lớp 10, tác phẩm văn học lớp 12,...
>> Xem thêm: Cách dạy bé học chữ cái
Kết bài viết về mùa Xuân là lúc các em tổng kết lại cảm nghĩ của mình về chủ đề này.
- Mùa Xuân đối với em thực sự ý nghĩa, em yêu và thích mùa Xuân nhất. Bởi mùa Xuân mang lại những hy vọng và niềm tin mới mẻ, giúp mọi người được tiếp thêm năng lượng để tiếp tục cuộc sống.
>> Xem thêm: Dạy tiếng Việt cho người Hàn
Mùa Xuân là mùa mà em thích nhất trong tất cả 4 mùa của năm. Mùa Xuân mạng một chút lạnh của mùa Đông, mang một chút nắng nhẹ của mùa Hạ. Mùa Xuân mang đến một tiết trời dễ chịu và ấm áp, những tia nắng bắt đầu len lỏi qua những tán cây. Ngoài xa xa, những ngọn chồi nho nhỏ, xanh mướt đang nhú trên những thân cây đại thụ to lớn. Vườn nhà em bắt đầu xuất hiện những búp hoa mơn mởn, he hé như đang sợ sệt một điều gì.
Tạm biệt những cơn mưa rào nặng hạt, ướt át và làm con người ta cảm thấy mệt mỏi. Mùa Xuân, những hạt mưa li ti trong cơn mưa phùn bất chợt kéo về, làm lòng ta xao xuyến và bồi hồi. Mưa đến, vương lại trên những lá cây bé nhỏ, tiếp thêm một nguồn năng lượng dồi dào. Xuân về cũng là lúc Tết đến, người người, nhà nhà chuẩn bị cho một kỳ nghỉ không dài, không ngắn nhưng lại đầy ý nghĩa. Trẻ con được bố mẹ mua sắm quần áo mới, nhà nhà quây quần bên mâm cơm đoàn viên. Những bếp lửa bập bùng bánh chưng xanh, mẹ làm mứt gừng, ngâm củ kiệu, bố tất bật đi chợ chọn cành đào tươi, soạn dọn bàn thờ để dâng cúng gia tiên.
Xuân năm nay em được về ăn Tết ở ngoại. Đã lâu rồi em không được về ăn Tết ngoại. Em được mọi người mừng rỡ đón chào, em cũng nhận được rất nhiều phong bao lì xì may mắn. Mẹ em nói, đó là lời chúc và sự may mắn mà người khác trao đến cho em. Hãy trân trọng và biết cảm ơn mỗi độ Xuân về.
Hy vọng hướng dẫn cách làm bài viết về mùa Xuân trên đây của timviec365.vn sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình làm văn chủ đề này.
Tìm hiểu chi tiết đặc trưng của các thể loại văn học Việt Nam
Văn học Việt Nam bao gồm những thể loại nào? Cùng đọc bài viết sau để nắm bắt chính xác các thể loại trong văn học Việt Nam nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc