Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 23 tháng 07 năm 2024
Học bảng chữ cái là bước đầu tiên giúp cho chúng ta có thể tiếp cận được với các con chữ, đặc biệt là phần chữ viết. Vậy bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn theo Bộ Giáo dục Việt Nam bao gồm những gì? Cách để học bảng chữ cái tiếng Việt ra sao? Hãy cùng khám phá thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Bảng chữ cái tiếng Việt được biết đến là hệ thống các ký hiệu theo chữ Latinh, được sử dụng để ghép những chữ có nghĩa, ghi lại ngôn ngữ theo hình thức văn bản.
Chữ cái là nền tảng đầu tiên, cơ bản nhất mà chúng ta tiếp cận khi mới bắt đầu học một loại ngôn ngữ nào đó. Bảng chữ cái không chỉ phục vụ cho các hoạt động giáo dục mà còn giúp cho chúng ta có thể ghi chép các văn bản, tài liệu,… Chính vì vậy, nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối con người Việt Nam hiện nay.
>> Xem thêm: Dạy tiếng Việt cho người Hàn
Theo như quy chuẩn mà Bộ Giáo dục đưa ra thì hiện nay, bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 29 chữ cái, 10 số và có 5 dấu thanh. Đây là con số cũng không quá nhiều để nhớ đối với các bạn nhỏ trong lần đầu tiên được tiếp xúc với tiếng Việt. Các chữ trong bảng chữ cái Việt Nam đều có 2 hình thức viết đó là viết thường (chữ nhỏ) và viết hoa (chữ to).
Bên cạnh những chữ cái truyền thống trong bảng tiếng Việt chuẩn thì hiện nay, bộ giáo dục cũng xem xét đề nghị để đưa thêm các chữ mới vào bảng chữ cái tiếng Việt đó là “f, w, j, z”. Trên thực tế thì 4 chữ này vẫn thường xuyên xuất hiện trên sách báo, được sử dụng hàng ngày nhưng chưa được đưa vào bảng chữ cái chuẩn. Ví dụ bạn có thể bắt gặp việc kết hợp chữ cái của tiếng Việt với chữ “z” trong từ “Showbiz”.
Và để có thể học tốt bảng chữ cái tiếng Việt thì chúng ta sẽ cần phải nắm rõ các quy tắc liên quan đến nguyên âm, phụ âm hay cách đặt thanh dấu trong tiếng Việt.
Trong bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay bao gồm có 12 nguyên âm đơn đó là: a, ă, â, e, ê, i, y, o, ô, ơ, u và ư. Bên cạnh đó thì còn có 3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết đó là: ua – uô, ia – iê, ưa – ươ.
Nếu mới nhìn qua thì có vẻ khá phức tạp, tuy nhiên trong quá trình học bảng chữ cái tiếng Việt, các bé hay người nước ngoài chỉ cần lưu ý về một số vấn đề sau đây là có thể nhanh chóng nhớ, thuộc được các nguyên âm này.
- Thứ nhất, a và ă là 2 nguyên âm khác nhau, mặc dù chúng có cách đọc gần giống nhau từ trên căn bản vị trí của lưỡi đến độ mở miệng, khẩu hình phát âm.
- Thứ hai, 2 nguyên âm ơ và â cũng tương tự nhau, tuy nhiên nó có sự khác biệt mà chúng ta cần nắm được đó chính là âm ơ thì phát âm dài hơn, còn âm â thì phát âm ngắn hơn.
- Thứ ba, đối với các nguyên âm có dấu như là ư, ô, ơ, ă, â thì cần đặc biệt chú ý, nhất là người nước ngoài vì nó sẽ khó nhớ hơn.
- Thứ tư, trong chữ viết thì tất cả các nguyên âm đơn đều sẽ chỉ xuất hiện một mình trong các âm tiết và không lặp lại ở các vị trí gần nhau. Nếu như học tiếng Anh, các bạn thấy các nguyên âm đó có thể đứng gần nhau như là see, look,… thì trong tiếng Việt sẽ hoàn toàn không có. Các từ được dùng phổ biến như là quần sooc, cái xoong,… chủ yếu là đi vay mượn và được Việt hóa.
- Thứ năm, 2 âm là ă và â sẽ không đứng một mình trong tiếng Việt.
>> Xem thêm: Trung tâm luyện chữ đẹp
Trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn hiện nay, bên cạnh hệ thống nguyên âm thì còn có các phụ âm và đều được ghi bằng 1 chữ cái duy nhất đó là: b, t, v, s, x và r. Ngoài ra thì còn có 9 phụ âm được ghép lại từ 2 chữ cái đơn gồm:
- Phụ âm “ph” thường có trong các từ như là phở, phim, phong phú,…
- Phụ âm “th” thường có trong các từ như là thướt tha, thắm thiết, thanh thoát,…
- Phụ âm “tr” có trong các từ như là tre, trúc, trên, trong,…
- Phụ âm “gi” có trong các từ như là giảng giải, gia giáo, giường,…
- Phụ âm “ch” có trong các từ như là che chở, chú, cha,…
- Phụ âm “ng” có trong các từ như là ngất ngưởng, ngày, ngã,…
- Phụ âm “kh” có trong các từ như là khập khiễng, không khí,…
- Phụ âm “gh” có trong các từ như là ghế, ghi, ghé,…
- Trong hệ thống phụ âm của tiếng Việt còn có phụ âm được ghép lại bởi 3 chữ cái đó là “ngh” được sử dụng trong các từ như là nghề nghiệp, nghĩ, nghe,…
Hiện trong hệ thống phụ âm tiếng Việt có 3 phụ âm được ghép lại bằng nhiều chữ cái khác nhau đó là:
- Phụ âm /k/ được ghi bằng:
+ K khi đứng trước các chữ i/y, e, ê, iê, ví dụ như là ký, kí, kệ, kiên,…
+ Q khi đứng trước các bán nguyên âm u như là que, quốc, qua,…
+ C khi đứng trước các nguyên âm còn lại như là cơm, cá, cốc,…
- Phụ âm /g/ được ghi bằng:
+ Gh khi đứng trước các nguyên âm như i, e, ê, iê, ví dụ như là ghê, ghi, ghiền,…
+ G khi đứng trước các nguyên âm còn lại như là gỗ, ga,…
- Phụ âm /ng/ được ghi bằng:
+ Ngh khi đứng trước các nguyên âm là i, e, ê, iê, ví dụ như nghe, nghi, nghệ,…
+ Ng khi đứng trước các nguyên âm còn lại như là ngả, ngó, ngưng,…
>> Xem thêm: Làm sao để học văn giỏi
Ngoài hệ thống nguyên âm, phụ âm thì trong chữ cái Việt Nam cũng bao gồm hệ thống thanh dấu, đảm bảo tạo ra những từ có nghĩa và thể hiện được đúng mục đích, ý nghĩa của người nói, người viết.
Cụ thể trong hệ thống có 5 dấu thanh đó là dấu sắc (ʹ), dấu huyền (`), dấu hỏi (ˀ), dấu ngã (~) và dấu nặng (.).
Đối với quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt thì sẽ được quy định như sau:
- Đối với từ có chứa ít nhất một nguyên âm, ta sẽ đặt dấu ở nguyên âm đó. Ví dụ như là ủ, ngủ.
- Nếu như có nguyên âm đôi thì sẽ đánh dấu thanh vào nguyên âm đầu tiên. Ví dụ như là úa, của,… Một vấn đề cần lưu ý ở đây chính là một số từ dạng như “quả” hay là “già” thì “qu” và “gi” đều là phụ âm đôi kết hợp nguyên âm a. Nên dấu sẽ được đặt ở nguyên âm a.
- Nếu như có nguyên âm 3 hoặc là nguyên âm đôi cộng với 1 phụ âm thì dấu thanh sẽ đánh vào nguyên âm thứ 2. Chẳng hạn như từ "khuỷu", dấu sẽ đặt ở nguyên âm thứ hai là chữ "y".
- Nếu như là nguyên âm ê hay ơ thì sẽ được ưu tiên khi thêm dấu. Ví dụ như là từ “thuở”, nếu theo nguyên tắc sẽ đặt dấu ở chữ “u” nhưng do có chữ “ơ” nên sẽ đặt trên chữ “ơ”.
Tuy nhiên, nguyên tắc này thường chỉ áp dụng khi chúng ta viết, còn đối với một số thiết bị máy tính mà có sử dụng nguyên tắc đặt dấu mới dựa theo bảng IPA trong tiếng Anh thì có thể vị trí đặt dấu thanh sẽ có sự khác biệt.
>> Xem thêm: Bài thi viết chữ đẹp lớp 3
Hy vọng qua những thông tin về bảng chữ cái cho bé trên đây, các bạn đã nắm được những vấn đề, nguyên tắc cơ bản về bảng chữ cái, từ đó có thể áp dụng dạy học cho con, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài học thuộc bảng chữ cái tiếng Việt một cách nhanh chóng nhé.
Tổng hợp các cách dạy bé học chữ cái đơn giản dễ thuộc
Bên cạnh việc nắm bắt bảng chữ cái tiếng Việt cùng các quy tắc cần thiết thì phương pháp dạy bé học cũng rất quan trọng. Vậy làm sao để dạy bé học chữ đơn giản, dễ nhớ nhất? Cùng tham khảo ngay một số thông tin dưới đây nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc