Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tìm hiểu chi tiết đặc trưng của các thể loại văn học Việt Nam

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 23 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Văn học Việt Nam là sự tích hợp của nhiều thể loại khác nhau, tạo nên dòng chảy xuyên suốt mọi thời đại. Vậy bạn đã nắm rõ được các thể loại văn học Việt Nam gồm những gì chưa? Đặc trưng của các thể loại này như thế nào? Cùng timviec365.vn khám phá ngay nhé.

1. Khái niệm về thể loại văn học Việt Nam

Sau quá trình đổi mới, sự quan tâm đến những giá trị phong phú của đời sống đã tác động vô cùng mạnh mẽ, đánh thức văn học trở lại với những chức năng, nhiệm vụ và đặc trực riêng. Văn học chính là nghệ thuật ngôn từ, do đó khi văn học đổi mới sẽ kéo theo sự chuyển biến đa dạng trong cấu trúc, các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, các thể loại nhằm phản ánh chân thực nhất nhu cầu của con người, cuộc sống.

Khái niệm về thể loại văn học Việt Nam
Khái niệm về thể loại văn học Việt Nam

Theo đó, chúng ta có thể hiểu đơn giản về khái niệm thể loại văn học chính là phương thức để tái hiện lại đời sống và các thể thức để cấu tạo văn bản. Ví dụ như cùng viết về đề tài là người mẹ trong chiến tranh, nhà thơ Tố Hữu viết về người mẹ ở hậu phương Nam thông qua tâm hồn người lính với bài thơ lục bát trữ tình (bài Bầm ơi). Còn nhà thơ Nguyễn Thi thì lại về về người mẹ, người vợ (chị Út Tịch) đang cùng chồng, đồng bào quê hương cầm súng đánh giặc (tác phẩm Người mẹ cầm súng).

Hiện tại, văn học Việt Nam đa dạng với nhiều thể loại khác nhau. Mời các bạn tham khảo thông tin chi tiết về các thể loại văn học và các đặc trưng cơ bản của chúng trong phần 2 của bài viết để giúp đỡ bạn trong việc làm bài tập văn học của mình.

2. Các loại thể loại văn học Việt Nam

2.1. Thể loại văn học dân gian

Văn học dân gian hay còn được biết đến với cái tên khác là văn học khẩu truyền, tức là truyền miệng. Đây là thể loại văn học với những sáng tác truyền miệng của các tầng lớp nhân dân, phát sinh từ thời công xã nguyên thủy, phát triển dần qua từng thời kỳ lịch sử đến nay. 

Đặc trưng của văn học dân gian
Đặc trưng của văn học dân gian

Văn học dân gian Việt Nam có những đặc trưng cơ bản như sau:

- Sự kết hợp nguyên tố thể hiện sự hòa lẫn của nhiều hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại văn học. Đối với văn học dân gian thì không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà còn là sự kết hợp của rất nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Cụ thể các phương tiện này tồn tại dưới 3 dạng là ẩn (tồn tại trong trí nhớ của những tác giả dân gìn), cố định (thể hiện bằng văn tự) và hiện (tồn tại qua diễn xướng).

- Văn học dân gian có tính tập thể bởi đó là những sáng tác của nhân dân nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả. Tính tập thể này thể hiện chủ yếu thông qua quá trình con người sử dụng các tác phẩm văn học.

- Tính truyền miệng: đây là đặc trưng nổi bật của thể loại văn học dân gian và nó được lưu truyền từ đời này qua đời khác thông qua hình thức là kể chuyện.

- Tính dị bản: cũng bởi văn học dân gian có tính truyền miệng từ đời này sang đời khác nên chắc chắn sẽ có dị bản khi được kể từ người này qua người kia.

Các thể loại trong văn học dân gian
Các thể loại trong văn học dân gian

Toàn bộ các đặc trưng trên đều có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất với nhau và làm nên những giá trị cốt lõi, cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

Trong văn học dân gian thì lại bao gồm nhiều thể loại nhỏ khác như là thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè,…

>> Xem thêm: Câu trần thuật là gì

2.2. Thể loại văn học viết

Thể loại thứ 2 trong hệ thống văn học Việt Nam đó chính là văn học viết. Khác với văn học dân gian, văn học viết từ khi hình thành đã tạo nên một thời kỳ lịch sử oanh liệt, rực rỡ.

Văn học viết dù ra đời muộn hơn (khoảng thế kỷ 10) nhưng vẫn trở thành một bộ phận chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong văn học Việt Nam, có vị trí thống trị nền văn học của dân tộc. Sự phát triển của thể loại văn học viết dựa trên sự ảnh hưởng của các yếu tố truyền thống và quốc tế.

Đặc trưng của văn học viết
Đặc trưng của văn học viết

Trên thực tế, thể loại văn học viết được xây dựng dựa trên văn hóa và văn học dân gian. Minh chứng rõ nhất đó là ca dao, tục ngữ đều xuất hiện ở các tác phẩm thơ Nôm, truyện Kiều hay Quốc âm thi tập. Các yếu tố cổ tích, thần thoại, truyền thuyết,… cùng thường xuyên có mặt trong các tác phẩm văn học viết.

Do chịu ảnh hưởng lớn và trực tiếp từ văn hóa, văn học Trung Hoa nên phần lớn thời phong kiến Việt Nam, các tác phẩm văn học viết đều được tạo nên bằng chữ Hán, mượn các thể loại văn học Hán như là tiểu thuyết chương hồi, thơ Đường, hịch, cáo,… Không chỉ vậy mà các tác phẩm này còn được viết bằng chữ Nôm như là thơ Nôm theo phong cách Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan,…

Bên cạnh đó, văn học viết Việt Nam trong giai đoạn chuyển từ văn học cổ điển sang văn học hiện đại còn chịu ảnh hưởng lớn từ văn học Pháp. Các thể thơ Đường luật đã dần bị phá bỏ trong những sáng tác của nhiều tác giả. Thay vào đó thì người ta thường làm thơ, văn theo thể loại tự do. Hàng loạt các phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết của các tác giả lớn như là Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… đều được viết theo phong cách Tây hóa.

Các thể loại trong văn học viết
Các thể loại trong văn học viết

Và trong văn học viết Việt Nam cũng có nhiều thể loại được chia thành 2 giai đoạn khác nhau. Cụ thể đối với từng giai đoạn sẽ phát triển những thể loại riêng bao gồm:

- Thời kỳ văn học trung đại (thế kỷ 10 – 19) có các thể loại là trữ tính, tự sự với các tác phẩm được viết chủ yếu bằng chữ Hán, trong diễn đạt thường có nhiều điển tích, điển cố, lối tượng trưng, ước lệ. Các tác phẩm chủ yếu tuân thủ theo thể loại cáo, hịch, tiểu thuyết, thơ Đường,…

- Thời kỳ văn học hiện đại (từ thế kỷ 20 đến nay) gồm các thể loại tự sự, trữ tình, kịch với các sáng tác chủ yếu viết bằng chữ quốc ngữ, lối diễn đạt giàu hình ảnh. Các tác phẩm như là phóng sự, ký sự, truyện ngắn, tùy bút,… hiện đang rất được ưa chuộng.

>> Xem thêm: Dạy tiếng việt cho người nước ngoài

2.3. Thể loại văn học mạng

Một trong những thể loại văn học đang rất được ưa chuộng trong hệ thống văn học Việt Nam hiện nay đó chính là văn học mạng – web fiction. Thể loại này thường xuất hiện trong các giáo trình, luận văn khoa học. Cụ thể thể loại này bao gồm các tác phẩm, luận văn phê bình được xuất bản trên không gian ảo qua mạng Internet.

Thể loại văn học mạng
Thể loại văn học mạng

Theo quá trình phát triển nhanh chóng của làn sóng công nghệ toàn cầu thì dòng văn học này được xếp vào dạng tồn tại độc lập nhưng vẫn có sự tương hỗ với các thể loại lâu đời là văn học dân gian, văn học viết.

Một tác phẩm nổi tiếng ở giai đoạn sơ khai cho văn học mạng chính là bài thơ “Đôi dép” của tác giả Nguyễn Trung Kiên. Tác phẩm này thường được giới khảo cứu dẫn chứng như một thành công của sức ảnh hưởng đến từ công nghệ thông tin. Đồng thời thì thể loại văn học mạng này cũng được đánh giá là nhân tố quyết định đến việc quảng bá văn học, ngôn ngữ Việt Nam đến các quốc gia khác trên toàn thế giới.

Hy vọng rằng qua những thông tin được tổng hợp trên đây, bạn đọc đã nắm rõ được các thể loại văn học Việt Nam gồm những gì và giải đáp được những thắc mắc liên quan đến kiến thức giúp cho các bạn tìm được phương pháp làm sao để học giỏi văn trong quá trình học tập cũng như thi cử nhé.

[CẬP NHẬT] Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chủ yếu

Có các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt nào phổ biến hiện nay? Cách áp dụng các phương thức, kiểu văn bản như thế nào? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;