Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cách kiểm tra ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty?

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 09 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Để tuyển dụng một ứng viên phù hợp, bạn không chỉ xét tới trình độ chuyên môn mà còn phải lưu ý về sự phù hợp của họ với văn hóa công ty. Có vẻ điều này không làm khó được các nhà tuyển dụng tài năng của chúng ta nhưng đôi khi cũng khiến họ rơi vào tình thế bối rối. Hãy thực hiện theo những mẹo của người tìm việc dưới đây để có thể thực hiện thành công việc kiểm tra ứng viên phù hợp với văn hóa của công ty bạn nhé.

Những lý do cần tìm ứng viên phù hợp với văn hóa công ty

Các cụ ta có câu, nhập gia tùy tục. Câu nói ý muốn khuyên nhủ mỗi người thích nghi với hoàn cảnh cụ thể của từng nơi. Trong công việc, khi mọi người tìm việc làm trên các bao tim viec lam moi nhat và trở thành nhân viên chính thức của một công ty, trước khi họ nhận việc làm chuyên môn thì mỗi người đều tìm hiểu về văn hóa của công ty đó.

Tại sao doanh nghiệp nào cũng chú trọng điều này. Khi đã lựa chọn được nhân viên phù hợp với văn hóa của công ty, họ sẽ nhanh chóng hòa nhập và có thể tận dụng triệt để kiến thức, năng lực và kinh nghiệm của mình để bắt tay ngay vào công việc. Trường hợp ngược lại, nhân viên mới nếu như khó hoặc không thể chấp nhận được cơ chế văn hóa của công ty bạn, tất nhiên họ sẽ mất khá nhiều thời gian để thích nghi với môi trường hiện tại. Kết quả không chỉ mất thời gian mà còn tốn nhân lực bởi sẽ có những người không thể tiếp tục làm việc ở công ty sau thời gian ngắn thử việc.

Dù việc tuyển dụng được một người nhân viên phù hợp với văn hóa công ty không phải là chuyện dễ nhưng nó cũng sẽ trở nên thuận lợi hơn khi thực hiện theo một vài cách dưới đây.

Ứng viên phù hợp với văn hóa công ty

Giới thiệu văn hóa công ty

Với mục đích tìm ra được người phù hợp với văn hóa công ty, nhà tuyển dụng sẽ giới thiệu cho họ bộ văn hóa cơ bản nhất đang được áp dụng. Bạn có thể sáng tạo để đưa chúng tới với ứng viên. Có thể lồng vào bộ câu hỏi tuyển dụng về môi trường đã từng làm, mong muốn về một môi trường làm việc,.. Thông qua những điều đó, nhà tuyển dụng đã có thể nắm bắt được một cách tự nhiên nhất về văn hóa của họ có thích hợp với mô hình văn hóa công ty đang áp dụng hay không.

Tuyệt chiêu đánh giá sự phù hợp của ứng viên thông qua bộ câu hỏi tuyển dụng

Một nhà tuyển dụng nhân sự không thể xác định được mức độ hòa hợp về mặt văn hóa nếu như họ chỉ lướt qua bản CV xin việc cá nhân hay đơn ứng tuyển. Với những câu hỏi mở, các bạn có thể đánh giá nhân viên trên khía cạnh văn hóa cũng như cách suy nghi của ứng viên thay vì chỉ đánh giá qua mẫu đơn xin việc của bạn.  Có ba dạng câu hỏi mở được khuyên các nhà tuyển dụng vận dụng vào buổi phỏng vấn.  Bao gồm: “ bạn hãy mô tả bản thân bằng những từ khóa súc tích nhất...”, “Yếu tố nào bạn cho là có thể giúp bạn thành công?”, “ Cảm hứng của bạn thường bắt nguồn từ đâu?”. Sở dĩ bạn đưa ra câu hỏi này không vì mục đích muốn có được câu trả lời hay nhất mà muốn nhìn cách ứng viên xử lý câu hỏi như thế nào. Điều đó giúp bạn vừa đánh giá được sự thông minh, nhạy bén của họ, vừa tìm ra độ phù hợp về văn hóa của họ với công ty.

>>> Tham khảo nhanh: Cách tìm hồ sơ ứng viên tại tphcm nhanh chóng, hiệu quả

>>> Tham khảo bài viết: Cách tìm ứng viên nhanh nhất không phải ai cũng biết

Việc làm nhân sự tại Hồ Chí Minh

Bạn nghĩ người sếp cũ sẽ nhận xét gì về điểm yếu mà bạn có?

Theo mức thông thường thì một lá thư giới thiệu sẽ chỉ chứa đựng những điều tốt đẹp như những lời khen ngợi, tuyên dương về những phẩm chất hoặc là thành tích cá nhân mà bạn đã đạt được trong suốt thời gian phấn đấu , hoạt động tại cơ sở đó. Nhưng những nhà tuyển dụng hiện tại lại rất quan tâm tới việc nắm bắt những điểm yếu mà ứng viên có, và những điểm yếu đó phải được đưa ra từ sự đánh giá, nhận xét của người sếp cũ, người quản lý trực tiếp cũ của ứng viên. Bởi vì dựa vào những lời đánh giá về điểm yếu thì những lời khen ngợi biểu dương mới mang một giá trị xác thực. Vì thế câu hỏi này đòi hỏi tính trung thực rất cao, Ứng viên nếu nhận được câu hỏi này một cách bất ngờ thường sẽ khá thụ động mà không tránh khỏi tình trạng hoảng loạn . Hoặc ứng viên cũng có thể nói rằng họ chưa tìm ra được những điểm hạn chế của mình, hoặc ứng viên cũng vó thể nói về những điểm có liên quan gần gũi tới vị trí việc làm trong tương lai mà họ đang ứng tuyển. Dựa vào câu trả lời và cách trả lời của người ứng viên thì chúng ta sẽ thất được họ có thực sự phù hợp với nền văn hóa của công ty hay không. Dù người sếp, người quản lý của họ chưa hề nói cho họ biết về suy nghĩ, về sự đánh giá về bạn như thế nào nhưng bạn nhận thức được họ sẽ nghĩ gì về những điểm yếu của bạn thì cũng sẽ đồng nghĩa với việc bạn là người luôn ý thức hoàn thiện bản thân, bạn nhận thức rất rõ về những điều cần làm , nên làm và chưa làm được.

>> Tham khảo thêm:  Cách nhận biết tính cách ẩn giấu đằng sau của người tìm việc

Kiểm tra ứng viên phù hợp với văn hóa công ty

Nếu như có thể xuất bản một cuốn sách tự truyện về chính bản thân mình, anh chị sẽ đặt tên sách là gì?

Đây là một trong vô vàn những liều thuốc thử của nhà tuyển dụng để đo mức độ phù hợp của ứng viên. Và khi đưa ra câu hỏi này có nghĩa là nhà tuyển dụng đang cần tìm kiếm một mảnh ghép để nhằm hoàn thiện nốt bức hình hoàn hảo của Team Marketing chẳng hạn. Nó đòi hỏi người ứng viên phải hết sức sáng tạo khi đưa ra câu trả lời cho một câu hỏi sáng tạo như thế. Nhờ vào câu hỏi này mà người ta có thể tạo ra được một cuộc đối thoại giữa nhà tuyển dụng đối với người ứng viên hiệu quả nhất. Khi trả lời câu hỏi đó, người ứng viên sẽ tiết lộ cho bạn biết về những vấn đề mang tính chất cá nhân của họ. Hơn thế nữa, bởi câu trả lời đòi hỏi mức độ cao về yêu cầu cho nên thông qua nó bạn có thể kiểm tra được xem người ứng viên có kỹ năng về Brainstorming hay Copywriting và phải thực sự có tính sáng tạo thì mới có thể nghĩ ra được một câu trả lời hoàn hảo được.

Việc làm nhân viên copywriter

Những yếu tố nào khiến bạn cảm thấy khó chịu khi làm việc theo đội nhóm/ Teamwwork?

Hoạt động trong đội nhóm cần phải có kỹ năng làm việc nhóm, không chỉ riêng bạn mà còn là rất nhiều người cần phải có kỹ năng đó. Và khi làm việc cùng nhau chúng ta phải biết cách vận dụng hài hòa với tất cả những kỹ năng làm việc nhóm của mọi thành viên. Nhưng nếu trường hợp ngược lại, bạn và các thành viên khác thiếu kỹ năng làm việc nhóm thì sao? Những ý tưởng được trao đổi trong team thường không trùng khớp với nhau, mỗi người một ý tưởng và đều mong muốn ý tưởng của mình được chấp nhận và lựa chọn, nhưng do không có kỹ năng hoặc thiếu kỹ năng làm việc nhóm cho nên cuộc trao đổi thường khi bị đi vào bế tắc, dễ dàng xảy ra những xung đột.

Vậy thì câu hỏi trên sẽ giúp cho bạn kiểm chứng xem ứng viên có phẩn ứng như thế nào và cách họ sử lý, giải quyết vấn  đề ra sao? Liệu rằng họ có đủ yếu tố để có thể làm việc nhóm hay không? Nếu như ứng viên bị buột miệng mà nói ra những điều không hay về những người đồng nghiệp đồng thời là người cộng sự của mình trong nhóm làm việc thì đương nhiên chắc chắn đây sẽ là câu hỏi cuối cùng mà bạn dành cho họ, trao đổi với họ. Chúng ta hoàn toàn có những cơ sở để có thể làm điều đó trong khi bạn ắt hẳn biết rõ con người đôi lúc không thể tránh khỏi trường hợp sẽ bị người đồng nghiệp xung quanh làm phiền và bạn trở nên khó chịu với họ. Tuy nhiên, những vấn đề đó nên được giải quyết với cấp trên, những người có quyền hạn xử lý bằng một thái độ rõ ràng tích cực. Và họ nhắc lại những bức xúc đó trong buổi tuyển dụng này là không cần thiết và cũng là điều sai lầm

 

Những ứng viên phù hợp với văn hóa công ty

Hơn ai hết, trong vai trò của một nhà quản lý nhân sự thì ắt hẳn chúng ta đều có thể biết tới tầm quan trọng của việc đưa ra Deadline. Nhưng việc để một người cá nhân có thể trễ nải thời gian đối với việc hoàn thành công việc thì sẽ vẫn có thể thông cảm được nếu như họ đưa ra được những lý do hợp lý. Còn trong công việc, nếu họ nhiều lần làm trễ deadline thì quả thực cần xem xét thật kỹ người nhân viên này. Bởi vì mỗi người nhân viên trong công ty chính là một phần quan trọng của tập thể, khối lượng công việc họ làm không hề độc lập mà là một mắt xích trong quá trình làm việc. Thế cho nên công việc chung của công ty sẽ ra sao nếu như có một người nhân viên luôn gây ra tình trạng chậm tiến độ cho công việc của cả nhóm? Vậy trường hợp khi đưa vào câu hỏi phỏng vấn, bạn muốn biết người ứng viên sẽ giải quyết như thế nào? Tất nhiên bạn luôn muốn tuyển dụng cho công ty một người nhân viên luôn biết chú trọng tới công việc và có thể hợp tác một cách hài hòa, nhịp nhàng với tất cả thành viên ở trong nhóm, một người luôn có được thái độ bình tĩnh để có thể xử lý tất cả những tình huống bất ngời xảy ra.

>>>  Click vào đây để cập nhật ngay những việc làm quản lý điều hành tại Đà Nẵng cực hot trong thời gian ngắn nhất

Việc làm quản lý nhân sự

Bạn thích một môi trường văn hóa như thế nào?

Có lẽ chúng ta có thể sử dụng câu hỏi này để kết thúc loạt câu hỏi để kiểm tra mức độ người ứng viên phù hợp với văn hóa công ty hay không. Trong mối quan hệ giữa bạn và người ứng viên thì chỉ có bạn mới là người hiểu rõ nhất môi trường văn hóa công ty, doanh nghiệp của bạn là gì? Còn ứng viên, dù có trải qua một quá trình tìm hiểu thật kỹ lưỡng từ trước đó thì cũng khó lòng nắm rõ được bản chất vấn đề. Cho nên khi hỏi họ về câu hỏi này bạn sẽ có được một câu trả lời khách quan nhất. Thông qua đó bạn sẽ hiểu được người ứng viên của mình có mong muốn như thế nào về môi trường làm việc. Câu trả lời của họ chính là niềm mong ước của họ về một môi trường văn hóa lý tưởng đối với bản thân của họ. Đồng thời bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra rằng, niềm mơ ước về môi trường văn hóa công ty đó có trùng khớp và tương đồng với môi trường văn hóa công ty của bạn hay không?

Nói chung là bạn nên vận dụng những câu hỏi tuyển dụng trên đây nếu như muốn kiểm tra xem người ứng viên phù hợp với văn hóa công ty  hay không không? Chúng có thể sử dụng trong mọi cuộc phỏng vấn bạn nhé. Bằng cách này và từ những câu hỏi này thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá tính cách của người ứng viên một cách hoàn hảo nhất.

Ứng viên phù hợp với văn hóa công ty khi nào

Tuyệt chiêu đánh giá sự phù hợp của ứng viên dựa vào các yếu tố khác

Khi mà các ứng viên đã quá ‘rành rẽ’ cách để lấy lòng nhà tuyển dụng thì bạn sẽ rất khó để phân biệt liệu anh/cô ấy có cư xử đúng mực như vậy trong thực tế làm việc hay không. Đừng lo lắng, những tuyệt chiêu dưới đây sẽ giúp bạn đánh giá ứng viên có phù hợp với doanh nghiệp hay không.

Không vội đánh giá ứng viên qua cái nhìn đầu tiên

Có thể bạn cho rằng, ấn tượng đầu tiên mà ứng viên tạo ra cho bạn lúc nào cũng quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm của họ. Tuy nhiên, nếu bạn trao cơ hội cho một ứng viên ranh mãnh, có cách xử lý ‘lõi đời’ dù năng lực không được như vậy, hay từ chối một ứng viên có tài năng nhưng không kiểm soát được căng thẳng, mất điểm ngay từ đầu thì sao? Chẳng phải đó sẽ là sai lầm trong kỹ năng tuyển dụng của bạn đấy sao?

Nên biết rằng, ấn tượng ban đầu chưa đủ để đánh giá được bản chất của một ứng viên. Bạn sẽ phải tìm hiểu nhiều hơn về ứng viên đó thông qua cuộc trao đổi và đủ sáng suốt để phân biệt những lời thật, giả.

Kiểm tra ngẫu nhiên

Để có cái nhìn chính xác nhất về bản chất của ứng viên, cũng như khả năng xử lý tình huống của họ, bạn có thể ‘gài khéo’ bằng một bài kiểm tra ngẫu nhiên. Thường thì ở các công ty thực hiện bước này sau khi sắp kết thúc cuộc phỏng vấn.

Cụ thể, sau khi bắt tay chào tạm biệt, bạn hãy ngỏ lời mời ứng viên tham quan văn phòng mà họ ‘sẽ’ làm việc, gặp gỡ, trao đổi với những người đồng nghiệp tương lai’. Những tình huống bất ngờ không theo bài vở nào sẽ giúp bạn biết được chính xác ứng viên có nói dối hay không, và khả năng thật sự của họ như thế nào.

Việc làm

Những điều bạn cần quan sát

Ứng viên phản ứng với các tình huống như thế nào?

Họ có thể hiện sự thích thú và đặt câu hỏi?

Họ có tỏ ra thoải mái khi xây dựng mối quan hệ?

Ứng viên có thể hiện đủ những gì mà tính chất việc làm yêu cầu? Nếu bạn muốn tuyển dụng nhân viên với tư cách chuyên nghiệp, điều không thể thiếu đó là sự nhanh nhẹn, luôn tươi cười và có giọng nói rõ ràng, cuốn hút. Hoặc nếu bạn tuyển một nhân viên marketing thì qua phần trao đổi với trưởng phòng marketing, ứng viên có thực sự am hiểu về cách triển khai các dự án không hay chỉ toàn chém gió?

Bên cạnh đó, bạn cũng nên quan sát tương tác giữa các nhân viên với ứng viên như thế nào? Ai là người chiếm ưu thế trong cuộc đàm thoại? Cử chỉ của ứng viên khác với trong phòng phỏng vấn như thế nào? Đáp án của những câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá ứng viên có phù hợp doanh nghiệp hay không.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;