Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Chi phí chuyển đổi là gì? Phương pháp để tăng chi phí chuyển đổi

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Chi phí chuyển đổi là gì? Hay còn được gọi là Switching Costs, là chủ đề luôn nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các ông chủ doanh nghiệp và các chuyên gia marketing. Vì họ không chỉ cần quan tâm đến việc phát triển thương hiệu, hay doanh thu thu về mà còn cần phải thúc đẩy được việc gia tăng chi phí chuyển đổi một cách tối đa nhất. Như vậy mới có thể giữ chân được khách hàng, không cho họ có suy nghĩ hay bị lung lay trước sản phẩm thay thế. Chính vì vậy mà Chi phí chuyển đổi là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng Thanh Hồng đi tìm câu trả lời cho những vấn đề này nhé!

1. Chi phí chuyển đổi là gì?

Switching Costs - Chi phí chuyển đổi, là chi phí mà khách hàng, người tiêu dùng sẽ là người phải chịu khi thay đổi sản phẩm, nhà cung cấp hoặc thương hiệu. Trên thực tế thì chi phí chuyển đổi không chỉ tồn tại chi phí về tiền, mà còn có những loại chi phí chuyển đổi dựa trên nỗ lực, tâm lí và thời gian. Hay các bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng, chi phí chuyển đổi - Switching Costs chính là biểu hiện dưới dạng thời gian cũng như sự nỗ lực của người tiêu dùng khi đưa ra quyết định chuyển đổi, thay thế sản phẩm, nhà cung cấp, thậm chí là có thể sẽ phải chịu những phí hủy cao hoặc không thể có được sản phẩm tương tự như sản phẩm vừa bị thay thế.

Chi phí chuyển đổi là gì?
Chi phí chuyển đổi là gì?

Chính vì vậy mà các công ty đã và đang trên đà phát triển đều đưa ra những chiến lược kinh doanh tạo ra khoản phát sinh chi phí chuyển đổi cao ngất ngưỡng dành cho khách hàng, người tiêu dùng. Như vậy là để đánh vào tâm lý, ngăn cản họ chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa của đối thủ cạnh tranh.

2. Bản chất về chi phí chuyển đổi

Với vai trò là nền tảng xây dựng lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau, thì sức mạnh định giá của các công ty cũng có những điểm khác rõ rệt. Vậy nên vẫn có công ty có mức chi phí chuyển đổi ngày càng cao, buộc khách hàng phải tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ dù giá có thể tăng theo thời gian. Nhưng họ lại không hề lo sợ về việc khách hàng có rời bỏ hay là chuyển đổi nhà cung cấp khác.

Bản chất về chi phí chuyển đổi
Bản chất về chi phí chuyển đổi

Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển thì có một số doanh nghiệp đã biết cách làm vô hiệu hóa chi phí chuyển đổi này. Ví dụ điển hình như, khi các bạn sử dụng một nhà mạng thuê bao và trong hợp đồng cũng đã đưa ra những chi phí hủy hợp đồng hay chuyển sang nhà mạng khác rất cao. Dù có thể hy vọng là khách hàng của mình sẽ không chuyển sang dùng nhà mạng khác. Mặt khác các nhà mạng khác cũng sẵn sàng đưa ra chính sách đền bù cho khách hàng khi họ hủy hợp đồng với nhà mạng cũ. Tức là lúc này người dùng, khách hàng không còn phải chịu chi phí này nữa, vậy nên rất có thể trong tương lai chi phí biến đổi sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn.

3. Các loại chi phí chuyển đổi - Switching Costs

Sau khi các bạn đã hiểu được phần nào về chi phí chuyển đổi là gì? Thì có lẽ các bạn cũng đã phần nào thấy được rằng nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh thu của một công ty hoạt động kinh doanh rồi. Và hiện nay chi phí chuyển đổi đã được hình thành và phát triển dựa trên hai loại, chúng đều có những đặc điểm và nội dung khác biệt, từ mức độ cho đến sản phẩm tương tự của đối thủ cạnh tranh. 

3.1. Chi phí chuyển đổi thấp - Switching Costs

Chi phí chuyển đổi thấp - Switching Costs
Chi phí chuyển đổi thấp - Switching Costs

Trên thực tế thì chi phí chuyển đổi thấp, thường sẽ được bắt gặp ở các công ty cung cấp sản phẩm tiêu dùng nhanh hay dễ bị đối thủ học hỏi, bắt chước rồi bán với giá tương đương. Bởi những sản phẩm tiêu dùng nhanh có Switching Costs khá hạn chế. Một phần lớn lý do cũng vì những sản phẩm đó tạo cảm giác rất dễ mua, họ không nhất thiết phải dành nhiều thời gian mới có thể mua được một sản phẩm tương tự cả về giá thành lẫn chất lượng. Thậm chí còn nhiều người tiêu dùng còn không thể phân biệt được giữa các thương hiệu hay sản phẩm tiêu dùng nhanh đó. Chính vì vậy mà việc thay thế các sản phẩm tiêu dùng nhanh không tác động gì nhiều đến sự thay đổi trong thói quen của khách hàng.

Điều này các bạn cũng có thể liên hệ đến các tổ chức cung cấp sản phẩm mỳ ăn liền, từ những mức giá vừa phải 3.500đ là các bạn đã có thể lựa chọn cho mình một gói để ăn rồi. Trong khi nhiều khách hàng có xu hướng dùng thử những sản phẩm chưa từng ăn để chọn ra loại mình thích hơn. Mà chi phí chuyển đổi của họ đương nhiên cũng không thể cao được. Hay các thương hiệu nước lọc tinh khiết cũng vậy, giá bình quân là 5.000đ một chai, và người tiêu dùng không cần quan tâm nhiều đến chi phí chuyển đổi khi sử dụng mặt hàng này.

Chính vì vậy mà, các doanh nghiệp cũng cần phải có kế hoạch, chiến lược để đảm bảo được doanh số và giữ vững chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như chiếm lĩnh được tâm trí khách hàng. Và đó cũng là lý do vì sao mà các công ty này rất dễ nhân rộng sản phẩm, dịch vụ của mình với giá tương đương.

Bên cạnh đó, các công ty may mặc cũng có mức chi phí chuyển đổi rất hạn chế giữa những người tiêu dùng, bởi các cửa hàng quần áo thường trang mọc lên rất nhiều. Mức giá giữa các sản phẩm khá tương đồng nhau, những thương hiệu hay hãng lớn thì chúng cũng có sự cạnh tranh nhất định và phụ thuộc vào đối tượng tiêu dùng. Chưa kể đến việc người tiêu dùng còn có thể mua trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử nên họ cũng dễ dàng hơn trong việc mua sắm nhờ vào chi phí chuyển đổi khá thấp.

3.2. Chi phí chuyển đổi cao

Chi phí chuyển đổi cao
Chi phí chuyển đổi cao

Bên cạnh mức chi phí chuyển đổi thấp thì, các công ty vẫn có mức chi phí chuyển đổi cao. Trên thực tế thì bất cứ công ty nào cũng mong muốn chi phí chuyển đổi của mình cao. Tuy nhiên thay vào đó vẫn có công ty tạo ra các sản phẩm độc đáo. có ít sản phẩm, dịch vụ thay thế. Cùng với đó là sự nỗ lực đáng kể để làm chủ được nhu cầu của khách hàng từ việc hưởng chi phí chuyển đổi đáng kể.

Các bạn cũng có thể thấy điều đó ở các ứng dụng phần mềm kế toán, việc học cách sử dụng các ứng dụng này cũng tốn khá nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí đào tạo nên rất ít người sau khi sử dụng thông thạo và quen với ứng dụng phần nào nào thì rất ngại để chuyển sang sử dụng phần mềm khác. Cùng với đó là những lợi thế khi người dùng phần mềm này cũng dễ dàng kết nối với nhau hơn nhờ vào những tính năng hữu ích mà công ty phát triển phần mềm cung cấp cho người dùng. Đồng thời người dùng cũng không lo bị gián đoạn hoặc mất dữ liệu trong quá trình sử dụng, nhưng ngược lại khi họ thay đổi phần mềm khác thì không có gì để đảm bảo cả.

Hay tại các sản phẩm được tạo ra bởi công ty công nghệ nổi tiếng toàn cầu như Iphone, họ luôn biết cách cung cấp những trải nghiệm tốt nhất, những tính năng điều mới mẻ cùng với tính bảo mật cao. Nên khách hàng vẫn tự săn đón mua được mẫu mới nhất, dù nó đắt đỏ, mất thời gian cũng như công sức.

Chính những yếu tố này đã thúc đẩy được chi phí chuyển đổi của các công ty ấy với những mức cao hơn, ngăn cản được khá nhiều những ý định muốn chuyển đổi ứng dụng khác. Đó cũng là một trong những ví dụ điển hình giúp bạn hiểu ra được chi phí chuyển đổi là gì?

4. Phương pháp để tăng chi phí chuyển đổi là gì?

Như đã chia sẻ ở trên thì chi phí chuyển đổi có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau mà khách hàng  phải bỏ ra để thay đổi sản phẩm, thương hiệu hay nhà cung cấp. Vậy nên các doanh nghiệp đều không ngừng đưa ra những biện pháp để có thể nâng cao được chi phí chuyển đổi của sản phẩm, thương hiệu của mình. Nên để có những thông tin chi tiết về vấn đề này thì các bạn tiếp tục tham khảo những cách giúp cho doanh nghiệp đạt được điều này nhé.

4.1. Định vị thương hiệu

Phương pháp để tăng chi phí chuyển đổi
Phương pháp để tăng chi phí chuyển đổi 

Nếu bạn là khách hàng, là người đang cần dành ra 10 giây để lựa chọn một sản phẩm mà mình sẽ mua. Khi đó bạn cũng sẽ chẳng cần sử dụng hết 10 giây đã chọn ngay cho mình sản phẩm mà mình tin dùng. Hay nói một cách dễ hiểu thì khi đứng trước những sản phẩm mình cần lựa chọn thì khách hàng luôn có xu hướng chọn những hãng mình vẫn sử dụng hoặc hãng đó đã có thương hiệu sẵn, đôi khi cũng có thể là do sản phẩm đó độc đáo, lạ lẫm. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cũng nên biết cách đưa ra những chiến dịch quảng cáo ấn tượng và hiệu quả. Đặc biệt là không ngừng định vị thương hiệu của mình.

4.2. Tạo sản phẩm chất lượng và khác biệt

Như đã nói ở trên thì, khách hàng cần phải có thời gian làm quen với sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp. Vậy nên khi sản phẩm bạn đã chất lượng, hữu ích với họ thì đương nhiên họ sẽ quan tâm đặc biệt đến sản phẩm của bạn rồi. Đó cũng là cách hữu hiệu gia tăng chi phí chuyển đổi mà nhiều doanh nghiệp áp dụng.

4.3. Tạo sự thuận tiện cho khách hàng

Một trong những yếu tố mang lại của đồ ăn nhanh, đồ ăn liền là gì không? Đó chính là sự thuận tiện. Khi bạn chỉ cần dùng luôn mà không mất công chế biến là một điểm cộng của những sản phẩm đó. Ngoài ra, còn một sự thuận tiện khác rất được lòng khách hàng chính là việc sản phẩm của bạn được trưng bày phần nổi bật, dễ nhìn nhất. Khi đó khách hàng tiếp cận với sản phẩm của bạn nhanh hơn và mang lại hiệu quả cực kì cao trong kinh doanh. Điều này cũng là lý do vì sao những địa điểm hot, trung tâm đều có mức chi phí khá cao.

Phương pháp để tăng chi phí chuyển đổi - chăm sóc khách hàng
Phương pháp để tăng chi phí chuyển đổi - chăm sóc khách hàng

4.4. Chất lượng chăm sóc khách hàng tốt và hậu mãi

Nếu chất lượng sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt nhưng cách bạn phục vụ, hỗ trợ khách hàng hời hợt thì họ cũng không tiếc gì mà chuyển đổi cũng như thay thế sản phẩm, dịch vụ của bạn sang đối thủ khác. Hãy chắc chắn họ sẵn lòng tiếp tục mua sản phẩm, dịch vụ của bạn không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà cả chất lượng phục vụ. Như vậy, tự nhiên chi phí chuyển đổi của bạn cũng sẽ tăng cao.

Trên đây là tất tần tật thông tin về chi phí chuyển đổi là gì? Hy vọng đã mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn. Để có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho việc kinh doanh của mình thì các bạn có thể ghé qua timviec365.vn, tham khảo các bài viết khác nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý