Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bạn có biết các Trường Đại học Kinh tế tiếng anh là gì không?

Tác giả: Nguyễn Tú Anh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Hội nhập thế giới vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với nước ta. Để phát triển nguồn nhân lực và vươn xa ra thế giới thì nhu cầu mở các trường Đại học khối ngành Kinh tế là cần thiết hơn bao giờ. Bài viết sẽ điểm qua một số thông tin giải thích các trường Đại học Kinh tế tiếng Anh là gì và những vấn đề liên quan.

1. Đại học kinh tế tiếng Anh là gì

Các Trường Đại học Kinh tế tiếng Anh là gì? Nếu dịch theo nghĩa của từng từ thì “Đại học” là University, “Kinh tế” là Economics. Mô típ đặt tên các trường Đại học trong tiếng Anh là “University of A…” hoặc “A University…”.  Mô típ đó sử dụng hình thức preposition (giới từ) và premodifying (hình thức tiền tố). 

kinh tế
Đại học Kinh tế tiếng Anh là gì?

Một số trường khác lại có 1 tên gọi cố định, không theo quy luật như Đại học Ngoại thương là Foreign Trade University, Đại học Thương Mại là Vietnam University of Commerce hoặc Vietnam University of Commerce (giống như Đại học Oxford của Anh lấy tên là Oxford University hoặc University of Oxford).

Do đó, bạn có thể dễ dàng suy ra rằng Đại học Kinh tế tiếng Anh sẽ là Economics University, trong trường hợp cụ thể tại Việt Nam, một số trường Đại học Kinh tế sẽ được đặt tên theo tiếng Anh như sau: Đại học Kinh tế Quốc dân - National Economics University; Đại học Kinh tế Huế - Hue Economics University, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Ho Chi Minh City University of Economics,...

Xem thêm: Đông nam á học là ngành gì? Những thông tin cần biết về ngành

2. Một số trường Đại học kinh tế hàng đầu tại Việt Nam

2.1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Gỉai đáp cho câu hỏi Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tiếng Anh là gì thì như đã đề cập ở trên, nó là National Economics University (tên viết tắt: NEU).

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường Đại học đứng đầu trong việc đào tạo sinh viên các khối ngành kinh tế và quản lý ở Việt Nam. Trường được thành lập vài năm 1956 với tên gọi Trường Kinh tế Tài chính. Sau 29 năm, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Nguyễn Đình Tứ đã chính thức đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Trải qua bề dày lịch sử hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường luôn giữ vững vị trí là một trong các trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh lớn nhất tại Việt Nam. Đồng thời, Kinh tế Quốc dân cũng là ngôi trường không chỉ có chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ mà còn có những khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn trên phạm vi toàn quốc.

Cho đến năm 2024. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều cán bộ chính quy năng động, thích ứng nhạy bén với nền kinh tế thị trường. Một số người giữ vị trí quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Doanh nghiệp như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Ngô Văn Dụ, Gíao sư kinh tế Đặng Phong; Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam TS. Lê Đức Thuý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Hoà Phát Trần Đình long, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank,.. cũng là những hiền tài được đào tạo từ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức hoạt động giáo dục đào tạo với vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế, phục vụ hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước, các ban ngành, địa phương cùng các chính sách kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp lớn.

Trường có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu với các trường đại học, viện, các tổ chức quốc tế từ các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Canada, Hàn Quốc. Để tổ chức nghiên cứu và xây dựng chương trình đào tạo cho sinh viên, trường cũng nhận được tài trợ của các tổ chức kinh tế lớn như UNFPA, CIDA (Canada), ODA (Vương Quốc Anh), Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ) trong việc mở các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường. Đội ngũ giảng viên của Kinh tế Quốc dân luôn nhất trí và giảng dạy hướng đến mục đích đạt tiêu chuẩn chất lượng và chuyên nghiệp hàng đầu trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Nhìn chung, nhà trường luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng trong phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội và lấy mục tiêu này để tạo ra môi trường làm việc học tập thân thiện, cởi mở đáp ứng nhu cầu về kinh tế của xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nằm tại Số 207 Gỉai Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Việc làm quản trị kinh doanh

đại học kinh tế quốc dân
Toà nhà Thế kỷ A2 - Đại học Kinh tế Quốc dân

2.2. Trường ĐH Kinh tế - Luật - ĐHQG TP.HCM

Nếu ai yêu thích khối ngành kinh tế chắc chắn sẽ không bỏ qua lựa chọn Trường Đại học Kinh tế - Luật của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, vậy Trường Đại học Kinh tế Luật tiếng Anh là gì?

Trường Đại học Kinh tế - Luật trực thuộc các cụm trường củ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trường có tên tiếng anh là University of Economics and Law (tên viết tắt: UEL). Trường được thành lập vào năm 2024 dưới quyết định của Thủ tướng Chính phủ,  Tiền thân của trường là Khoa Kinh tế của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Kinh tế - Luật được coi là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ chất lượng cao trong các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, kinh doanh, quản lý để hội nhập nền kinh tế quốc tế. Với sứ mệnh thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội qua nghiên cứu, đào tạo và cung ứng dịch vụ chất lượng cao, Trường Đại học Kinh tế có định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu, cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế cùng đội ngũ sinh viên năng động, sáng tạo, hội nhập và phát triển.

Trường hiện đào tạo 13 chuyên ngành cho các cử nhân, 7 chuyên ngành cho chương trình thạc sĩ, 3 chuyên ngành tiến sĩ với gần 7000 sinh viên, 1092 học viên cao học và 49 nghiên cứu sinh. Trường Đại học Kinh tế Luật còn tiến hành hợp tác đào tạo và nghiên cứu với một số trường, tổ chức nước ngoài như Đại học Island ở Hoa Kỳ, Đại học Cheng Kung của Đài Loan, đại diện NESCO – Cơ quan trao đổi giáo dục của Hà Lan.

Địa chỉ: Trường Đại học Kinh tế - Luật nằm tại Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.

2.3. Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh có tên tiếng anh là University of Economics and Finance là trường Đại học tư thục đào tạo chuẩn quốc tế, là trường dân lập đào tạo về kinh tế. Có thể nói học phí của trường khá đắt đỏ, rơi vào khoảng 60 triệu/năm nhưng chính sách học bổng ở đây khá tốt cho sinh viên. Trường Đại học Kinh tế Tài Chính TP.HCM xét tuyển theo 2 phương thức: xét tuyển đại học và xét học bạ.

Hoạt động với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, Tường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM luôn đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập thế giới lấy nền tảng là xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu. Người học từ đó có thể phát triển toàn diện, năng động sáng tạo và chuyên nghiệp, ý thức được tinh thần trách nhiệm với xã hội, gắn kết doanh nghiệp với xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Tài chính  nằm tại Số 276 Điện Biên Phủ, Phường 17, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh.

Xem thêm: Điều kiện tốt nghiệp đại học loại giỏi gồm những gì?

Việc làm nhân viên tài chính

2.4. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế là một trong các thành viên của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU). Trường được coi là cơ sở đào xuất sắc cho bậc đại học và sau đại học, là cơ sở nghiên cứu khoa học lĩnh vực kinh doanh và kinh tế học. Xuất thân từ khoa Kinh tế Chính trị của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1974, các lãnh đạo nhà trường luôn xác định đưa Đại học Kinh tế hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học đạt chuẩn quốc tế cùng sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, giảng viên tổ chức giảng dạy trên quan điểm: đào tạo gắn liền với nghiên cứu khoa học, hướng tới mô hình đại học nghiên cứu, chuẩn kiểm định giáo dục. Ngoài ra, trường cũng đang xác nhận danh tiếng của mình trong và ngoài nước thông qua các công trình được công bố trên các tạp chí quốc tế. Đại học Kinh tế đã xây dựng mạng lưới 50 đối tác chiến lược trong nước để hỗ trợ học bổng và thực tập cho sinh viên, góp phần tích cực vào quá trình phát triển, tạo cơ hội giao lưu cùng bạn bè, học giả quốc tế. Trường Đại học Kinh tế đã và đang thực hiện những đề án nghiên cứu với các nước trong khu vực và trên thế giới cùng sự tham gia nghiên cứu hàng đầu trong các lĩnh vực, tạo ra một môi trường học thuật bổ ích, giúp các nhà nghiên cứu của Việt Nam chủ động trao đổi, giao lưu tri thức với các đồng nghiệp đồng thời thu hút được nhiều diễn giả quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế - Đạ học Quốc gia Hà Nội nằm tại Số 144 Xuân Thuỷ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

2.5. Trường Đại học Ngoại thương

Mặc dù Trường Đại học Ngoại thương có tên tiếng Anh không liên quan tới từ “Economics” (Kinh tế) - Foreign Trade University (tên viết tắt: FTU) – nhưng đây cũng là một trường đại học kinh tế chuyên đào tạo về lĩnh vực thương mại quốc tế của Việt Nam, trực thuộc Bộ Gíao dục và Đào tạo. Ngôi trường danh tiếng này cũng được biết đến là nơi sản sinh của các Hoa hậu Việt Nam.

Sứ mệnh của trường Đại học Ngoại thương là đào tạo cung cấp nguồn nhân lực, nhân tài chất lượng cho các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, luật, công nghệ và ngoại ngữ, sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng sự nghiệp Công nghệ hoá, Hiện đại hoá đất nước, phát triển năng lực học tập. Trường còn là nơi phổ biến tri thức khoa học, nghề nghiệp cho doanh nghiệp và xã hội, là trung tâm học thuật và văn hoá giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới.

Các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, trường phổ thông trực thuộc Đại học Ngoại thương hoạt động với chất lượng cao cùng trụ sở chính đặt tại Hà Nội. Đây là niềm mơ ước của các bạn trẻ năng động, thích giao tiếp và giỏi ngoại ngữ.

Trường Đại học Ngoại thương nằm tại Số 91 Chùa Láng,  phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Việc làm nhân viên kinh doanh biết tiếng anh

2.6. Trường Đại học Thương Mại

đại học thương mại
Trường Đại học Thương Mại

Như tôi đã đề cập ở phần 1, trường Đại học Thương mại có tên tiếng Anh là Vietnam University of Commerce (tên viết tắt: VCU). Tiền thân của trường là Trường Thương Nghiệp Trung Ương. Sau 55 hoạt động, trường đã có những thành tựu xuất sắc trong việc giảng dạy và đào tạo.

Là một trong các trường top đầu của khối ngành Kinh tế, Đại học Thương mại là ngôi trường có bề dày lịch sử và chất lượng đào tạo đa ngành cao. Trường hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, đảm bảo sinh viên có cơ hội được tiếp cận nền giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, hộ nghèo. Trong nhóm các trường Đại học lĩnh vực kinh tế, quản lý, kinh doanh thì Trường Đại học Thương Mại xếp thứ 5. Tổng số cán bộ và viên chức nhà trường là  600 người, phần lớn đã và đang học tập, nghiên cứu tại các vùng lãnh thổ Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan, Đức, Đài Loan,..

Trường Đại học Thương mại nằm tại Số 79 Đường Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

Trên đây là toàn bộ những đánh giá chân thực và câu trả lời cho thắc mắc Trường Đại học Kinh tế tiếng Anh là gì. Tôi hy vọng bài viết sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn trẻ chọn cho mình một môi trường học tốt nhất cho bản thân.

Bài viết tham khảo: Điểm ưu tiên là gì? Quy định mới về điểm ưu tiên cho học sinh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;