
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Nguyễn Hằng
Tranh chấp là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong cuộc sống, chúng ta có tranh chấp dân sự, hôn nhân, kinh doanh, thương mại, gia đình… Nội dung bài viết sau đây sẽ đề cập sâu đến tranh chấp thương mại và một số cách giải quyết tranh chấp thương mại. Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu nội dung này nhé.
Trên thị trường hiện nay hoạt động buôn bán, kinh doanh diễn ra khá phổ biến, việc các bên xảy ra tranh chấp là thường xuyên. Để giúp các bên bảo vệ quyền và lợi ích của mình thì nội dung bài vết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Tranh chấp thương mại xảy ra khi các bên hoạt động thương mại, việc các bên có mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ với nhau sẽ dẫn đến việc tranh chấp. Khi xảy ra vấn đề này được gọi là tranh chấp thương mại.
Để xảy ra tranh chấp thương mại thì giữa các bên phải có một sự ràng buộc nào đó, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của các bên điều này sẽ khiến cho các bên bị ảnh hưởng về lợi ích khi đó sẽ xảy ra tranh chấp thương mại. Dưới đây là một số đặc điểm của tranh chấp thương mại bạn có thể tham khảo.
+ Hoạt động mua bán hàng hóa, cung cấp các dịch vụ hay những vấn đề về cho thuê hoặc thuê, hay những hoạt động mua bán trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư tài chính, ngân hàng…
+ Một tranh chấp cũng thường xuyên xảy ra trong hoạt động kinh doanh đó chính là việc tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ hoặc chuyển giao công nghệ giữa cá nhân và tổ chức khi không thống nhất được quyền lợi dẫn đến việc tranh chấp.
+ Hay những tranh chấp khác về vấn đề kinh doanh mà luật pháp có quy định.
Tranh chấp thương mại thường xảy ra tranh chấp giữa các thương nhân. Bên cạnh đó thì những tổ chức các tác nhân khác cũng có thể xảy ra tranh chấp. Bên nào không có mục đích sinh lợi sẽ chọn áp dụng luật thương mại.
Hoặc cũng có thể tranh chấp thương mại do những mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động thương mại, giữa các bên có hành vi vi phạm hợp đồng. Làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên liên quan.
Để hiểu hơn về tranh chấp thương mại và cách giải quyết tranh chấp chúng ta cùng tham khảo cách phân loại của tranh chấp thương mại. Dưới đây cách phân loại các tranh chấp thương mại bạn có thể tham khảo.
Dựa vào số lượng các bên tranh chấp: Chúng ta sẽ có tranh chấp bởi hai bên hoặc tranh chấp bởi nhiều bên.
Dựa vào lĩnh vực tranh chấp: Chúng ta lại chia ra trường hợp tranh chấp có liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, tranh chấp về đầu tư…
Dựa vào phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp có thể là tranh chấp thương mại trong nước, cũng có thể là tranh chấp thương mại quốc tế.
Dựa vào thời gian phát sinh tranh chấp: Tranh chấp thương mại tương lai hoặc tranh chấp thương mại hiện tại.
Trên đây là những cách mà pháp luật hiện nay của nước ta đang phân loại các tranh chấp thương mại.
Việc làm Tài chínhViệc tranh chấp thương mại là việc khá thường xuyên và phổ biến. Khi có một vấn đề nào đó xảy ra không đúng như trong hợp đồng làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên. Điều này sẽ dẫn đến việc tranh chấp.
Hiện nay theo quy định của pháp luật có 4 hình thức giải quyết tranh chấp đó chính là thương lượng, hòa giải, tòa án hoặc trọng tài. Đó là 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay. Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu hơn về 4 hình thức này.
- Thương lượng: Với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng thì những bên tranh chấp sẽ ngồi lại bàn bạc với nhau, tự dàn xếp và tháo gỡ những bất đồng để đưa ra phương án tốt nhất. Với hình thức này không có sự tham gia của bên thứ ba, tất cả đều dựa trên ý kiến của hai bên để đưa ra quyết định cuối cùng.
Hòa giải: Với hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải sẽ có bên thứ ba tham gia. Bên thứ 3 sẽ có nhiệm vụ là trung tâm hòa giải, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm những giải pháp phù hợp tránh những trường hợp tranh chấp phát sinh.
Trọng tài thương mại: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của trọng tài viên. Trong tài viên sẽ đưa ra các phán xét và phán xét cuối cùng các bên tham gia bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện nó.
Tòa án: Việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án cần phải tuân thủ theo một trình tự và thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ và chứng được giải quyết tranh chấp tại tòa án.
- Với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng các bên tham gia tranh chấp sẽ thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp sẽ gặp nhau để bàn bạc, thỏa thuận để đưa ra những giải quyết chung. Hình thức tranh chấp này chỉ cần những bên liên quan tham gia bàn bạc. Với cách giải quyết này không cần sự có mặt ở bên thứ 3.
- Giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng không cần phải tuân thủ theo quy trình của luật hay những thủ tục giải quyết.
- Hình thức tranh chấp này khi có kết quả thì kết quả phụ thuộc phần lớn vào quyết định, thỏa thuận của các bên tham gia tranh chấp.
Hình thức giải quyết trình thương mại bằng thương lượng là hình thức được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Nếu việc tranh chấp nhỏ có thể các bên ngồi lại thương lượng thì sẽ giảm được nhiều thời gian và công sức. Việc hai bên bàn bạc mà giải quyết được tranh chấp cũng sẽ mang đến sự hợp tác lâu dài hơn.
- Với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải sẽ có sự tham gia của bên thứ 3. Bên thứ 3 có vài trò là trung gian để giải quyết cho các bên tranh chấp. Bên thứ 3 sẽ tìm ra giải pháp để giải quyết tranh chấp cho các bên sao cho hợp lý nhất.
- Với hình thức này trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải sẽ không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu hãy những quy định pháp luật về thủ tục hòa giải.
- Hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, khi có kết quả hòa giải thì kết quả hòa giải này được các bên tự nguyện. Việc thực hiện kết quả hòa giải không có sự can thiệp của cơ chế pháp lý, tất cả chỉ dựa trên những thỏa thuận của hai bên và hai bên tự nguyện tham gia giải quyết.
Việc làm Luật - Pháp lý tại Hà Nội
- Với hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức tòa án chỉ giải quyết khi các bên có yêu cầu và các bên cần phải chấp hành đúng quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp thương mại theo hình thức tòa án. Khi đã đủ những thủ tục, giấy tờ và quy trình tòa án sẽ giải quyết cho các bên.
- Kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án tương đương với bản án, kết quả giải quyết này sẽ nhân danh nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh của nhà nước.
- Việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án sẽ theo một trình tự và thủ tục chặt chẽ và nó thông qua hai cấp xét xử.
- Đây là hình thức giải quyết tranh chấp cũng được sử dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh nếu các bên có tranh chấp. Với hình thức giải quyết tranh chấp thương mại trọng tài được tiến hành khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và điều đặc biệt là tranh chấp giải quyết bằng hình thức trọng tài thì tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
- Người giải quyết tranh chấp thương mại là các trọng tài viên.
- Với hình thức giải quyết tranh chấp thương mại trọng tài thì nó không được công khai, hoàn toàn đảm bảo tính bí mật cho các bên.
- Với hình thức này đề cao sự tự định đoạt của các bên khi mà các bên tranh chấp có thể thống nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã hiểu được giải quyết tranh chấp thương mại là gì? Những hình thức giải quyết và đặc điểm của từng hình thức. Việc hiểu đúng và hiểu đủ các hình thức tranh chấp thương mại sẽ giúp bạn có những quyết định và hướng đi đúng trong kinh doanh, để không bị tổn thất hợp đồng khi không hiểu rõ luật.
Ngoài những chia sẻ giải quyết tranh chấp thương mại thì trên timviec365.vn còn có rất nhiều điều thú vị bạn có thể tham khảo như:
Bạn có thể tìm kiếm việc làm trên timviec365.vn với cách thức vô cùng đơn giản là truy cập vào timviec365.vn sau đó nhập thông tin về ngành nghề bạn đang tìm kiếm, chọn địa chỉ làm việc và cuối cùng là click vào ô tìm kiếm. Với cách làm đơn giản nhưng bạn sẽ có thông tin tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp đang có nhu cầu. Từ những thông tin tuyển dụng đó ứng viên chọn tin phù hợp và gửi hồ sơ.
Lưu ý để lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng ứng viên nên chuẩn bị hồ sơ thật hoàn hảo. Ứng viên cũng có thể tham khảo và tìm kiếm các mẫu CV xin việc trên trang. Chắc chắn nó sẽ giúp cho bạn hoàn thiện được những bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo. Hãy lựa chọn cho mình những CV xin việc ở những vị trí việc làm phù hợp và tải về sử dụng. Ngoài ra ứng viên cũng có thể lựa chọn việc làm hồ sơ online để các nhà tuyển dụng có thể thấy bạn.
[Bổ túc kiến thức] Hệ thống quy định pháp luật về hợp đồng
Hệ thống quy định pháp luật về hợp đồng là một trong những thông tin cần thiết đối với những người kinh doanh, nó giúp cho bạn hiểu về luật pháp để có được những quyết định và hoạt động kinh doanh đúng. Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận