Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Góc định hướng] Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 13 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc đặt cho mình mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới hay chưa? Nếu đã từng tham gia phỏng vấn tìm việc bạn đã được nghe đến câu hỏi “mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới là gì?” Chưa từng suy nghĩ đến, bị đặt ra câu hỏi, liệu bạn sẽ giải quyết như thế nào? Bịa bừa những dự định? Thực tế thì việc đặt mục tiêu nghề nghiệp cho chính bản thân mình lại có một ý nghĩa rất quan trọng và có thể tác động đến cả một chặng đường sự nghiệp của bạn trong tương lai. Vậy, hãy cùng tìm hiểu những điều cần thiết để xây dựng mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới một cách hoàn hảo nhất nhé!

1. Ý nghĩa của “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới”?

Mục tiêu nghề nghiệp được xem là một vấn đề cũng như một câu hỏi phỏng vấn rất quen thuộc hiện nay mà các nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên. Không đơn thuần chỉ là một câu hỏi tuyển dụng mà mục tiêu nghề nghiệp của bản thân còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Đối với nghề nghiệp mà bạn chọn lựa cần có quyết tâm cố gắng phát triển.

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới

Xây dựng cũng như xác định mục tiêu nghề nghiệp giúp cho bạn có thể định hướng được tương lai cho chính bản thân mình. Trong 3-5 năm tới bạn muốn mình trở thành một người như thế nào? Về công việc? Về chuyện tình cảm, gia đình? Về tính cách của bản thân? Tất cả những điều này sẽ được thể hiện ngay trong chính các mục tiêu ngắn hạn mà bạn đưa ra.

Định hướng được nghề nghiệp việc làm của bản thân trong 3-5 năm tới giúp bạn biết được vị trí mà mình muốn là gì. Thông qua đó, bạn có thể dễ dàng xây dựng cho mình một lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp để có thể đạt được vị trí ấy. Những điều mình có, những điều mình cần để có thể đạt được cũng như vươn tới đỉnh cao sự nghiệp mà mình mong muốn sẽ là những điều mà bạn có thể xác định được cho chính bản thân mình.

Hơn hết, xây dựng mục tiêu sự nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới giúp bạn có thể tạo được động lực cho chính mình. Giúp bản thân trở thành một người sống có mục đích, có lý tưởng và có ước mơ để phấn đấu và thực hiện. Khi đã xác định được mục tiêu nghề nghiệp của mình, bạn sẽ tự tạo động lực để cố gắng mỗi ngày và tiến gần hơn đến mục tiêu đã đề ra. Thị trường lao động hiện nay không hề khan hiếm, nếu bạn không có mục tiêu, không trau dồi bản thân thì sẽ bị đào thải. Vậy nỗi lo nào hơn sợ thất nghiệp, thiếu việc làm?

Ý nghĩa ra sao?
Ý nghĩa ra sao?

Xây dựng mục tiêu sự nghiệp cho bản thân còn giúp bạn có một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Có lý do để phấn đấu, có lý do để giúp mình hoàn hảo và trở nên tốt hơn mỗi ngày. Và mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới giúp bạn sẽ hoàn thành tốt buổi phỏng vấn vào vị trí ứng tuyển với việc định hướng một cách hoàn hảo cho tương lai của bản thân.

Xem thêm: Có nên ứng tuyển lại công ty đã từng từ chối bạn? Tìm hiểu ngay

2. Cách xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới

Để có thể xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bản thân thì không phải là một điều dễ dàng. Để có thể làm được điều này, các bạn có thể tham khảo cách xác định mục tiêu nghề nghiệp dưới đây.

2.1. Thực hiện việc xác định mong muốn của bản thân trong sự nghiệp

Bạn thực sự mong muốn điều gì trong sự nghiệp của bản thân trong 3-5 năm tới? Thực tế, việc xác định mục tiêu thực sự trong sự nghiệp sẽ thường gắn với các yếu tố như:

Cách xác định mục tiêu
Cách xác định mục tiêu

- Yếu tố thu nhập: Đây có lẽ là một yếu tố quan trọng và có sự ảnh hưởng khá mạnh mẽ tới mục tiêu và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Vì vậy. Bạn mong muốn đạt được mức lương bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến công việc và vị trí mà bạn hướng đến trong sự nghiệp của mình. Đương nhiên không ai mong muốn đi làm mà suy nghĩ có nên nhảy việc vì lương hay không nên đây là yếu tố quan trọng.

- Yếu tố gia đình: Lối sống của gia đình cũng là điều tác động đến mục tiêu nghề nghiệp. Bới vấn đề tài chính sẽ quyết định việc gia đình bạn sẽ có phong cách cũng như lối sống ra sao? Một lối sống tiết kiệm hay lối sống thoải mái nhưng không phung phí, lối sống văn minh, hiện đại hay dè dặt,...

- Yếu tố sức khỏe: Có sức khỏe là có tất cả. Thực sự thì cho dù bạn có muốn đảm nhận những vị trí cao hơn, “khó nhằn” hơn nhưng điều kiện sức khỏe không đáp ứng được thì sẽ rất khó. Vì vậy, nếu như bạn muốn một vị trí cao và sự ổn định thì sức khỏe sẽ là yếu tố thiết yếu cần được đảm bảo.

Tài sản tiết kiệm: Bạn ao ước khi già, sẽ có bao nhiêu tài sản của riêng mình? Hãy đưa ra những con số một cách cụ thể bao gồm giá trị tài sản, nhà cửa, xe cộ mà bạn mong muốn có được. Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho việc xác định được mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới.

Xác định điều mình thực sự muốn trong công việc
Xác định điều mình thực sự muốn trong công việc

Tất nhiên, hãy nhớ rằng, mọi thứ được xác định đều cần có tính khả thi và nằm trong khả năng mà bạn có thể làm được.

2.2. Xác định thời hạn deadline

Một mục tiêu nếu như không có thời hạn cụ thể thì cho dù đến khi bạn trở thành một ông lão/bà lão 80 tuổi cũng chưa thể thực hiện được mục tiêu nghề nghiệp đó. Vì vậy, xác định một cách cụ thể về mốc thời hạn cần đạt được mục tiêu. Ở đây, thời hạn deadline sẽ là từ 3-5 năm, tức là cùng lắm 5 năm bạn sẽ phải đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Tham khảo: Cách lập kế hoạch về bản thân cho 5 năm tới hiệu quả nhất

2.3. Xác định những trở ngại có thể xảy ra

Trở ngại ở đây là những điều mà bạn cần đối mặt cũng như vượt qua trong quá trình thực hiện và chinh phục mục tiêu. Xác định trở ngại sẽ giúp bạn hình dung được những thử thách mà mình phải đối mặt cũng như chuẩn bị một trạng thái bình tĩnh để có thể xử lý một cách tốt nhất những điều đó.

Trở ngại có thể xảy ra?
Trở ngại có thể xảy ra?

2.4. Xây dựng những kiến thức và kỹ năng cần có để thực hiện mục tiêu

Với bất kỳ công việc nào thì kiến thức và kỹ năng luôn là yếu tố quan trọng và cần có để có thể thực hiện. Với các mục tiêu thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp thì điều này đồng nghĩa với sự đồi hỏi về kiến thức và kỹ năng ở một trình độ mới. Do vậy, bạn cần xác định kiến thức và kỹ năng cần thiết cho mục tiêu để có thể học tập và bồi dưỡng ngay từ bây giờ để có thể tự tin hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu.

2.5. Liệt kê những người, mối quan hệ giúp bạn thực hiện mục tiêu

Thực tế thì quan hệ là yếu tố khá quan trọng để bạn có thể thực hiện mục tiêu nghề nghiệp của bạn một cách thuận lợi hơn với khoảng thời gian ngắn hơn. Tất nhiên, đây sẽ là một mối quan hệ mà cả 2 đều cần thiết để mang lại lợi ích cho nhau. Điều này giúp bạn có thể xây dựng và duy trì được những mối quan hệ có lợi cho sự nghiệp của bản thân cũng như trở thành một người thành công trong công việc.

Mối quan hệ hỗ trợ
Mối quan hệ hỗ trợ

2.6. Xác định những việc cần làm để đạt được mục tiêu

Để có thể đạt được mục tiêu nghề nghiệp thì đó sẽ là cả một quá trình gồm các công việc khác nhau. Vì vậy, xác định và liệt kê ra những công việc cần thực hiện sẽ giúp bạn có thể hoàn thành từng bước một những việc cần làm để tiến tới mục tiêu nghề nghiệp đặt ra mà không bị bỏ sót.

Xem thêm: Cách đặt tên Email cá nhân chuyên nghiệp nhất

2.7. Lập các kế hoạch ngắn hạn

Khi đã xác định được mục tiêu dài hạn, tức là mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới thì việc xác định mục tiêu ngắn hạn là điều cần thiết. Điều này là nền tảng để bạn thực hiện mục tiêu cao cả đề ra trước đó. 

Các kế hoạch ngắn hạn có thể là kế hoạch hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Mỗi một kế hoạch đặt ra đều cần phải có một ý nghĩa nhất định chính là việc thúc đẩy giúp cho quá trình tạo nên mục tiêu được hoàn thiện nhanh chóng.

Xây dựng kế hoạch ngắn hạn
Xây dựng kế hoạch ngắn hạn

Kế hoạch càng chi tiết thì giúp bạn càng xác định một cách rõ ràng mục tiêu và những việc cần thực hiện một cách hiệu quả.

Đọc thêm: 6 bước đơn giản để xác định mục tiêu nghề nghiệp

2.8. Những điều cần lưu ý trong quá trình lập mục tiêu

Để quá trình thực hiện mục tiêu nghề nghiệp mang tính hiệu quả cao thì các bạn cần nắm bắt những lưu ý sau:

- Tạo cho mình một thói quen tự giác có tính kỷ luật

Thực tế thì nếu như bạn lập kế hoạch tốt mà không thể thực hiện tốt thì sẽ rất khó để có thể đạt được mục tiêu sự nghiệp đã đề ra trước đó. Vì vậy, hãy rèn cho mình một thói quen tự giác mang tính kỷ luật cao, thực hiện tất cả những điều mà kế hoạch đã đề ra trước đó. Như vậy sẽ giúp cho quá trình vươn tới những mục tiêu được hiệu quả hơn.

- Luôn bám sát với mục tiêu đã đề ra

Những điều lưu ý
Những điều lưu ý

Trong quá trình thực hiện những công việc, hãy luôn chắc chắn rằng bạn đang bám sát lấy mục tiêu đã đề ra trước đó. Việc bám sát mục tiêu giúp bạn không đi chệch hướng cũng như giữ vững được kế hoạch đã đặt ra trước đó.

Xem ngay: Hơn 365+ mẫu CV chuẩn thiết kê UI, UX

3. Trả lời câu hỏi “Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới”?

Là câu hỏi quen thuộc trong các buổi phỏng vấn, vậy, trả lời như thế nào để có thể gây được ấn tượng một cách tốt nhất?

- Trả lời một cách đủ bao hàm

Việc trả lời một cách chung chung không phải là điều mà bạn nên làm khi gặp câu hỏi này. Điều này sẽ khiến cho mục tiêu mà bạn đề ra trở nên một cách sáo rỗng, không có sự cụ thể. Vì vậy, hãy trả lời một cách đủ khái quát và bao hàm để vừa có thể thấy rõ mục tiêu của bạn trong công việc đồng thời không quá viển vông.

Trả lời câu hỏi phỏng vấn
Trả lời câu hỏi phỏng vấn

- Nhấn mạnh vào vấn đề gắn bó lâu dài với công ty

Việc xác định mục tiêu trong công việc đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thể gắn bó với công ty. Vì vậy, trong quá trình đưa ra câu trả lời về mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới thì hãy nhấn mạnh về khả năng làm việc lâu dài của bạn tại công ty với mục tiêu được gắn bó với công ty. Đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất mà bạn nên chuẩn bị trước.

- Thể hiện sự nhiệt tình với công việc

Độ nhiệt tình trong công việc đồng nghĩa với niềm đam mê công việc của bạn. Và điều này sẽ được thể hiện thông qua mục tiêu nghề nghiệp của bạn như thế nào. Hãy trình bày một cách cụ thể, rõ ràng những lý lẽ, lập luận cần thiết cho những dự án mang tính khả thi cho công việc tiêu biểu ở đây chính là kiến thức và các nguyện vọng cá nhân.

- Dành một chút để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức công ty

Điều này thường bị khá nhiều ứng viên lãng quên. Thực tế thì hãy bớt chút thời gian để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của công ty. Như vậy giúp bạn có thể trình bày mục tiêu nghề nghiệp sát ý hơn, qua đó thể hiện mong muốn được gắn bó với công ty.

Tìm hiểu công ty
Tìm hiểu công ty

- Hãy đưa ra những mục tiêu có tính khả thi

 Việc đặt mục tiêu quá xa vời viển vông sẽ khiến bạn trở thành một ứng viên mơ mộng và không hiểu rõ thực tế. Vì vậy, xác định mục tiêu nghề nghiệp cần đảm bảo tính khả thi cũng như phù hợp với khả năng mà bạn có thể thực hiện được.

Nhìn chung, “mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới” sẽ là câu hỏi mà bất cứ ai cũng sẽ phải trả lời cho chính mình trước khi trả lời nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy tự suy nghĩ và cảm nhận để có thể đưa ra cho mình mục tiêu đúng đắn nhất, tạo động lực để phát triển bản thân với công việc mà mình yêu thích.

Trên đây là những chia sẻ về mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới. Mong rằng, qua những thông tin được đưa ra đã giúp bạn có thể xác định được mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với mình cũng như đưa ra được một câu trả lời hoàn hảo nhất cho nhà tuyển dụng. 

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì? Cách nhanh nhất để "đốn tim" NTD

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì? Vậy viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng một cách thuyết phục nhất đây? Tham khảo bài viết dưới đây để làm hành trang viết một mục tiêu mang bạn đến gần nhất vị trí mà bạn mong muốn!

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;