Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Giúp bạn tìm hiểu hộ khẩu thường trú là gì chi tiết nhất

Tác giả: Vũ Thoa

Lần cập nhật gần nhất: ngày 14 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong cuộc sống, chúng ta được nghe nhiều về cụm từ Hộ khẩu thường trú, nhưng lại chưa thực sự hiểu được Hộ khẩu thường trú là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể hơn để các bạn hiểu thế nào là hộ khẩu thường trú. Hãy cùng theo dõi nhé.

Hộ khẩu thường trú là gì?

Để hiểu được “Hộ khẩu thường trú” là gì thì trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là hộ khẩu. “Hộ khẩu” là một phương thức để quản lý nhân khẩu của số quốc gia thuộc khu vực châu Á. Trong đó, đơn vị quản lý xã hội chính là các hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ chịu trách nhiệm.

Sổ hộ khẩu là cuốn sổ do Cơ quan công an cấp, ghi đầy đủ các thông tin cơ bản của mỗi người trong gia đình bao gồm: Bố, mẹ, con cái (được nhập theo hộ khẩu của cha mẹ).

Hộ khẩu có sự liên quan đến nhiều quyền lợi của con người như: Ruộng đất, nhà ở, lương thực thực phẩm, giấy tờ, điện nước, học tập… Khi thay đổi hộ khẩu thường trú thì người dân được yêu cầu thay đổi hộ khẩu.

>>> Mỗi kỳ tuyển dụng công chức viên chức là cơ hội cho người lao động có thể tham gia ứng tuyển để trở thành cán bộ công chức, viên chức làm trong các ban ngành, địa phương... Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này thì có thể truy cập để nắm bắt cơ hội tham gia thi tuyển kịp thời.

Phương thức áp dụng sổ hộ khẩu

Tại Việt Nam đã áp dụng phương thức quản lý theo sổ hộ khẩu kể từ thập niên 1950, được áp dụng tại thành phố và nông thôn trên cả nước.

Sổ hộ khẩu thường trú là gì?

Áp dụng tại thành phố

Vào những năm 1956, 1957, số lượng người dân từ các vùng nông thôn đổ ra thành phố lớn ngày càng nhiều, gây ra rất nhiều bất lợi khiến cho thành phố đó tăng lên số lượng người đáng kể, dẫn tới các vấn đề về viec lam và chỗ ở… còn số lượng người nông dân sản xuất nông nghiệp tại các nông thôn bị giảm bớt.

Trước tình hình đó, chính phủ đã đưa ra Thông tư số 495 TTg vào ngày 23/10/1957 về việc hạn chế các đồng bào ở nông thôn ra thành phố. Bộ lao động và Sở lao động thành phố đã có sự phối hợp để điều chỉnh nhân công sao cho hợp lý, tránh trường hợp nhận nhân công khi không cần thiết. Đồng thời các cán bộ và công nhân viên đang làm việc tại thành phố không dẫn người thân và gia đình ra thành phố sinh sống.

Đưa ra các biện pháp hợp lý để điều chỉnh số lượng người sinh sống tại các thành phố như: Quản lý chặt chẽ các công tác hộ khẩu.

Áp dụng tại nông thôn

Vào ngày 27/06/1964, Hội đồng Chính phủ đã ra lệnh về việc thực hiện Điều lệ về đăng ký và quản lý hộ khẩu, cùng với việc ban hành Nghị định 104/CP. Theo đó, mỗi công dân sẽ phải đăng ký nhân khẩu thường trú trong một hộ gia đình nhất định, hộ này sẽ là nơi thường trú sinh sống thường xuyên của mỗi cá nhân.

Việc đăng ký và quản lý hộ khẩu sẽ lấy hộ làm đơn vị. Một hộ bao gồm những người ăn chung và ở chung, chung sống với nhau trong một nhà riêng hoặc một khu tập thể nào đó. Trong trường hợp người dân chuyển chỗ ở đến một thành phố, thị xã, thì cần phải đăng ký giấy tạm vắng, chứng nhận chuyển đi và phải mang theo các loại giấy tờ như: giấy chuyển công tác, giấy chứng nhận được tuyển dụng,…

Theo Nghị định số 51 được ký vào ngày 10 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ Việt Nam và Thông tư số 06-TT/BNV (C13) được ký vào ngày 20 tháng 6 năm 1997 của Bộ Nội vụ Việt Nam, mẫu Sổ hộ khẩu do Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) phát hành thống nhất trong cả nước, gồm các loại chính: Sổ hộ khẩu gốc (sổ đăng kí hộ khẩu) do cơ quan công an trực tiếp lập, lưu giữ.

Sổ hộ khẩu gốc được lập theo khu vực dân cư của đơn vị hành chính phường, xã, thôn, xóm, bản, đường phố, tổ dân phố hoặc theo nhà ở tập thể của các cơ quan, tổ chức và là tài liệu pháp lý, làm cơ sở để xác nhận việc cư trú của công dân, là căn cứ để điều chỉnh sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và một số việc khác. Sổ hộ khẩu gia đình được cấp cho từng hộ gia đình để đăng ký hộ khẩu thường trú trên các địa bàn trong cả nước. Các cơ quan có thẩm quyền là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Ở nông thôn, trừ các xã, thị trấn của các thành phố trực thuộc trung ương, sổ hộ khẩu do trưởng công an xã, thị trấn lập và lưu giữ. Ở các thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh và thị xã, sổ hộ khẩu do trưởng công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh lập và lưu giữ. Sổ có giá trị pháp lý khi giao dịch các công việc có liên quan đến yêu cầu cần có sổ hộ khẩu. Giấy nhân khẩu tập thể do trưởng công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ký. Giấy có giá trị pháp lý khi quan hệ giao dịch có liên quan đến yêu cầu cần có sổ hộ khẩu. Trước đó, việc quản lý và cấp sổ hộ khẩu được tiến hành theo quy định của Nghị định số 104-CP, ngày 27 tháng 6 năm 1964 và Nghị định số 4-HĐBT, ngày 7 tháng 1 năm 1988.

Quy định năm 2024 về sổ hộ khẩu

Theo Nghị quyết số 112/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam có hiệu lựa vào ngày 30/10/2024 ban hành về việc đơn giản hóa những thủ tục hành chính và các loại giấy tờ của công dân có liên quan đến việc quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng Quản lý nhà nước của Bộ Công an.

Theo đó, đối với nhóm thủ tục đăng ký thường trú thì sẽ được loại bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng Sổ hộ khẩu. Các thủ tục như làm sổ hộ khẩu, tách sổ hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, đổi sổ tạm trú và gia hạn sổ tạm trú cũng sẽ được loại bỏ. Sổ hộ khẩu các bạn cũng phải bảo quản thật tốt trong trường hợp người trong nhà có mong muốn làm căn cước công dân, đương nhiên khi làm thẻ căn cước sẽ mất lệ phí tùy thuộc vào từng trường hợp của bạn.

Theo Điều 2 của Luật cư trú có quy định:

Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu”.

Mục đích áp dụng sổ hộ khẩu

Mục đích hình thành sổ hộ khẩu tại Việt Nam là kiểm soát trật tự xã hội cũng như quản lý tình hình kinh tế của cả nước. Bởi vì việc đô thị hóa ngày càng nhanh đến mức chóng mặt, số lượng người kéo về thành phố lớn và những đô thị phát triển, sầm uất với mục đích học tập, làm việc, sinh sống ngày càng nhiều. Các sinh viên đến thành phố để học tập và sinh sống sẽ phải khai báo địa chỉ thường trúđịa chỉ tạm trú. Hai loại địa chỉ này đều là địa chỉ cư trú nhưng chia theo thời gian sinh sống ở địa điểm đó.

Vì thế, để công tác kiểm soát an ninh cũng như quản lý người dân về kinh tế đòi hỏi có sổ hộ khẩu để dễ dàng kiểm soát được những bất cập có thể xảy ra và dễ dàng quản lý các cá nhân trong từng khu vực.

Cơ quan công an phải cấp sổ hộ khẩu cho cá nhân khi có bất kỳ thay đổi nào liên quan đến địa chỉ, thành phần hoặc các vấn đề về quyền lợi như đất đai, nhà cửa, giấy tờ... Công dân cần phải thực hiện thủ tục cập nhật thông tin hộ khẩu khi có sự thay đổi, bao gồm tách sổ, nhập sổ, khai báo tạm trú, khai báo tạm vắng.

Cấu tạo của sổ hộ khẩu

Dù Sổ hộ khẩu đã rất quen thuộc với mỗi người dân, nhưng lại ít ai để ý và biết cấu tạo của sổ hộ khẩu như thế nào? Sổ hộ khẩu có bao nhiêu trang? Mã số trên sổ hộ khẩu có bao nhiêu số và ý nghĩa của những con số đó? Cách viết sổ hộ khẩu như thế nào? Cùng đi vào tìm hiểu về sổ hộ khẩu và những thông tin cơ bản của sổ hộ khẩu:

Cấu tạo của sổ hộ khẩu là gì?

Kích thước của sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu có ký hiệu là HK08, in trên khổ giấy với kích thước là 120mm x 165mm, in màu và có 20 trang được Bộ công an cấp.

Các thông tin cơ bản trong sổ hộ khẩu

Thông tin cá nhân

  • Họ tên của các cá nhân được ghi trong sổ được yêu cầu ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
  • Ngày tháng năm sinh ghi theo ngày tháng dương lịch và có đầy đủ 2 chữ số đối với ngày tháng và đủ cả 4 chữ số đối với năm sinh. Ghi đầy đủ số chứng minh thư nhân dân.
  • Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân: Ghi đầy đủ số trên thẻ.
  • Nơi sinh, quê quán, quốc tịch, dân tộc cần ghi theo giấy khai sinh.
  • Nghề nghiệp, nơi làm việc: Cần ghi rõ tên cơ quan, đơn vị cùng với địa chỉ trụ sở.
  • Địa chỉ cư trú: Cần ghi đầy đủ số nhà, tổ, thôn, xóm, phường…

Bản khai nhân khẩu

  • Trình độ học vấn: Trình bày trình độ học tập cao nhất (Đại học/Cao đẳng/Trung cấp/Trình độ lớp 12…).
  • Trình độ ngoại ngữ: Ghi rõ bằng cấp, chứng chỉ đã đạt được trong thời gian đi học.
  • Tóm tắt về bản thân kèm theo khoảng thời gian cụ thể.

Phiếu thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu

  • Ghi rõ họ tên và mối quan hệ đối với chủ hộ,
  • Nội dung: ý kiến chủ hộ.

Chức năng của sổ hộ khẩu

Chức năng của sổ hộ khẩu là gì?

Sổ hộ khẩu có vai trò quan trọng và được yêu cầu có tại mỗi hộ gia đình, cần thiết trong nhiều trường hợp khác nhau. Sổ hộ khẩu có nhiều chức năng khác nhau, cùng theo dõi những chức năng sau đây.

Xác định nơi cư trú

Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một vài trường hợp, nếu không xác định được nơi ở thì sổ hộ khẩu chính là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.

Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất

Để thực hiện quyền chuyển nhượng, mua bán đất, sổ hộ khẩu là một giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lý trong trường hợp nhận thừa kế. Nó còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất…

Các thủ tục hành chính và giấy tờ

Sổ hộ khẩu là một giấy tờ pháp lý, vì vậy nó rất cần thiết trong quá trình thực hiện các thủ tục như đăng ký thường trú, tạm trú, chuyển tách hộ khẩu, cấp đổi sổ hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng ký thường trú… Ngoài ra, các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, đăng ký kết hôn, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử hay hồ sơ xin việc… đều cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.

Đăng ký sổ hộ khẩu ở đâu?

Theo Điều 10 Thông tư 35/2024/TT-BCA quy định về đăng ký tạm trú như sau:

Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Luật Cư trú. Sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Bạn lưu ý đó phải là chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú.

Công dân thay đổi nơi thường trú ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì được cấp sổ hộ khẩu mới.

Như vậy, khi bạn đăng ký thường trú thì sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình.

Thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu là gì?

Như đã nói ở trên, bạn đăng ký thường trú sẽ được cấp sổ hộ khẩu. Vậy thủ tục đăng ký thường trú bao gồm:

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an dưới đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thủ tục đăng ký sổ hộ khẩu là gì?

Hồ sơ đăng ký sổ hộ khẩu thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo đúng với Quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trên của việc chuyển đến thành phố thuộc trung ương, cần có đủ giấy tờ chứng minh theo những định mức quy định tại Điều 20 của Luật này.

+ Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm (trường hợp trong văn bản cho thuê, mượn, ở nhờ đã nêu rõ nội dung đồng ý cho đăng ký thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ thì không cần ý kiến của chủ động vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu).

+ Đối với chỗ ở là nhà ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ phải ghi rõ trong hợp đồng, bảo đảm diện tích tối thiểu là 5m2 sàn/01 người. Diện tích sàn được hiểu và tuân theo theo quy định của pháp luật về nhà ở.

+ Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú chuyển đến ở với nhau thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.

- Công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú phải xuất trình bản chính giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, nộp bản sao cho cơ quan đăng ký cư trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra, ghi vào bản sao đã đối chiếu với bản chính là đúng (ký, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm kiểm tra).

* Hồ sơ đăng ký thường trú đối với một số trường hợp cụ thể (khoản 2 Điều 6 Thông tư số 52/2024/TT-BCA):

Ngoài các giấy tờ chung có trong hồ sơ đăng ký thường trú quy định tại khoản 1 Điều này; các trường hợp dưới đây phải có thêm giấy tờ sau:

- Người được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay.

- Người sinh sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Cá nhân được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình khi đăng ký thường trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chữ ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Xem thêm: Chứng nhận lãnh sự là gì? Những điều cần biết về chứng nhận lãnh sự

* Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú (Được quy định tại Khoản 3 Điều 6 của Thông tư số 52/2024/TT-BCA):

- Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

- Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời gian cấp sổ hộ khẩu

Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách viết sổ hộ khẩu

Cách viết sổ hộ khẩu là gì?

Cách ghi sổ hộ khẩu được quy định tại Điều 15 Thông tư 36/2024/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành, theo đó:

+ Mặt trong của bìa trước

  • Mục “Công an tỉnh/TP”: Ghi hoặc in tên tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Mục “Số”: Mỗi sổ hộ khẩu được cấp một số riêng gồm chín số tự nhiên, trong đó hai số đầu là mã số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp đổi, cấp lại sổ hộ khẩu thì số của sổ hộ khẩu đổi, cấp lại là số của sổ hộ khẩu đã cấp trước đó;
  • Mục “Hồ sơ hộ khẩu số” và mục “Sổ đăng ký thường trú số”: Ghi theo số hồ sơ hộ khẩu và số của sổ đăng ký thường trú lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu.

+ Trang “Chủ hộ”: Mục “Lý do xóa đăng ký thường trú” thì bạn cần ghi rõ lý do xóa đăng ký thường trú theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Cư trú.

+ Các trang nhân khẩu có quan hệ với chủ hộ: Ghi theo cách ghi của trang chủ hộ. Mục quan hệ với chủ hộ thì ghi rõ như: Ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột. Trường hợp được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu thì ghi theo mối quan hệ thực tế.

+ Các trang điều chỉnh thay đổi: Ghi rõ nội dung điều chỉnh như thay đổi chủ hộ; thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; thay đổi địa giới hành chính. Cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu là cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú.

+ Cán bộ đăng ký phải ký, ghi rõ họ, tên tại các trang chủ hộ, từng trang nhân khẩu và điều chỉnh thay đổi (nếu có).

Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấutrên mặt trong của bìa trước, trang chủ hộ, mỗi trang thông tin cá nhân trong sổ và trang điều chỉnh thay đổi (nếu có).

+ Mỗi sổ hộ khẩu được dùng cho 01 hộ. Trường hợp số nhân khẩu trong hộ nhiều hơn số trang có mục “quan hệ với chủ hộ” thì ghi vào mặt trong trang bìa trước là “Quyển số 01” và được lập “Quyển số 02, Quyển số 03, v.v...” có số trùng với số của quyển số 01. Mặt trong trang bìa trước ghi rõ là “Quyển số 02, Quyển số 03, v.v...” và đóng dấu treo, trang chủ hộ ghi giống như quyển số 01, các trang còn lại ghi nhân khẩu tiếp theo.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu tất cả những điều cần thiết và cách đóng dấu treo đúng chuẩn ngay.

+ Trường hợp chuyển đến cả hộ, trước khi cấp sổ hộ khẩu mới, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú nơi chuyển đến thu sổ hộ khẩu cũ và đóng dấu “Hủy” vào mặt trong của bìa trước tại mục ghi họ và tên chủ hộ và nơi thường trú, để lưu vào tàng thư. Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi đến.

Trên đây là những thông tin cơ bản về sổ hộ khẩu mà các bạn cần nắm được để hiểu rõ hơn về sổ hộ khẩu. Hãy cùng tìm hiểu các thông tin được cung cấp trên đây.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;