Tác giả: Nguyễn Loan
Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 07 năm 2024
IOT hay còn được gọi là internet vạn vật. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ IOT là gì? Để hiểu hơn về khái niệm IOT và có thêm nhiều thông tin hữu ích khác thì bạn hãy theo dõi bài viết nhé.
IOT hay còn được nhắc đến với tên tiếng Anh là internet of things (internet vạn vật) chính là đang đề cập đến rất nhiều thiết bị vật lý trên toàn thế được đang được kết nối với internet, thu thập và cùng chia sẻ dữ liệu với nhau. Nó nhờ đến hệ thống xử lý rẻ, mạng không dây, từ một viên thuốc, hay một chiếc xe thành một phần của IOT. Dường như đây là sự cho phép, sự bổ sung thêm tính năng thông minh cho các thiết bị và cho phép chúng có thể giao tiếp mà không cần đến con người, hợp nhất kỹ thuật số và vật lý.
Với khái niệm trên thì rất nhiều người còn đang mơ hồ về IOT, để hiểu hơn bạn hãy tham khảo một vài ví dụ nhé!
Ví dụ:
Để bật được bóng đèn bạn phải sử dụng công tắc đóng bật ở ổ, thế nhưng giờ đây bạn có thể bật bóng đèn từ xa chỉ với một ứng dụng điện thoại thông minh, chính là một thiết bị IOT. Nó giống như một bộ cảm biến chuyển được, bộ điều chỉnh thông minh trong phòng của bạn.
Thiết bị IOT rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp, nó có thể đơn giản như đồ chơi thông thường của trẻ nhỏ. Thế nhưng cũng sẽ phức tạp như một chiếc ô tô không người lái. Hoặc ở những quy mô lớn, những dự án lớn như thành phố thông minh thì nó đang được trang bị rất nhiều cảm biến để có thể giúp con người kiểm soát, bảo vệ môi trường.
Đối với thuật ngữ IOT thì nó lại được sử dụng chủ yếu cho các thiết bị thông thường không được mong đợi có kết nối internet, có thể giao tiếp với mạng độc lập với từng hành động con người. Có thể cũng chính lý do này mà PC thường không được coi là thiết bị IOT, cũng không được coi là điện thoại cảm ứng thông minh cho dù các thiết bị này đã có cảm biến. Thế nhưng, cái gì cũng có ngoại lệ, giống như một chiếc đồng hồ smartwatch, fitness band, thiết bị đeo tay khác lại được cho là một thiết bị của IOT.
Xem thêm: Thời đại công nghệ 4.0 là gì?
Để hiểu hơn về IOT thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lịch sử ra đời của nó nhé.
Không phải đến tận những năm gần đây ms có ý tưởng đưa cảm biến và trí thông minh vào các đối tượng. Mà ý tưởng này đã được thảo luận, bàn tán trong suốt những năm 1980 – 1990. Thế nhưng lúc đó chỉ có một số dự án được phát triển là máy bán hàng tự động được kết nối internet, còn lại đều chưa thể thực hiện được vì một nguyên nhân chính là công nghệ chưa thể đáp ứng.
Có thể nói khi áp dụng Ipv6 thì nó cũng đủ để cung cấp địa chỉ IP cho các thiết bị trên thế giới, đây là một bước để mở rộng quy mô của IOT. Lúc đó Kevin Ashton cũng đã đặt từ “internet of things” vào năm 1999, cho dù phải mất khoảng 1 thập kỷ nữa thì công nghệ mới có thể bắt kịp được tầm nhìn ấy.
IOT ban đầu cũng rất thú vị trong ngành kinh doanh, sản xuất, ứng dụng của IOT trong ngành này còn được gọi là M2M (machine-to-machine). Thế nhưng hiện nay thì con người lại đang lấp đầy vào nhà cửa, văn phòng của chúng ta bằng những thiết bị thông minh và biến cho chúng trở thành thứ gì đó phù hợp với con người.
Xem thêm: Các xu hướng công nghệ hàng đầu
IOT có 5 đặc tính cơ bản như sau:
+ Đặc tính thứ nhất là kết nối liên thông: Đối với IOT thì có thể kết nối bất cứ điều gì với nhau chỉ cần thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.
+ Đặc tính thứ hai là dịch vụ liên quan đến nhau: Trong hệ thống của IOT, nó có khả năng đặc biệt là liên quan đến things. Ví dụ như là có thể bảo vệ sự riêng tư và nhất quán giữa physical thing và virtual thing. Và để có thể cung cấp dịch vụ này thì cả công nghệ phần cứng và phần mềm đều phải thay đổi.
+ Đặc tính thứ ba là không đồng nhất: Các thiết bị ở trong IOT không đồng nhất là vì có phần cứng, network khác nhau. Đặc biệt các thiết bị network có thể tương tác với nhau nhờ vào liên kết của network.
+ Đặc tính thứ tư là có thể thay đổi linh hoạt: Có thể dễ nhàng nhận thấy các status của các thiết bị này thay đổi linh hoạt và tự động và đặc biệt là lượng thiết bị cũng có thể tự động thay đổi.
+ Đặc tính thứ năm là quy mô lớn: Có một lượng thiết bị lớn được quản lý, giao tiếp với nhau. Số lượng này vô cùng lớn, bởi nó có thể lớn hơn số lượng máy tính đang được kết nối internet. Số lượng thông tin được truyền đi bởi IOT sẽ lớn hơn rất nhiều so với thông tin mà con người truyền. Con số này quả thật rất lớn, nó cũng phần nào chứng minh được đặc tính thứ năm này của IOT.
Tìm hiểu thêm: Hệ thống embedded là gì?
IOT đang có những lợi ích rất to lớn đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, đôi khi IOT còn được gọi là ngành công nghiệp IOT. Vậy lợi ích to lớn thiết bị này đem đến là gì? chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Lợi ích của IOT đối với doanh nghiệp hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào việc triển khai cụ thể, các doanh nghiệp có quyền được truy cập vào nhiều dữ liệu hơn về sản phẩm của chính doanh nghiệp đó tạo ra và hệ thống riêng của họ và khả năng thay đổi lớn hơn.
Hiện nay các nhà sản xuất đang thêm một công đoạn nữa chính là thêm cảm biến vào thành phần của sản phẩm để giúp cho doanh nghiệp có thể truyền lại dữ liệu về cách chúng hoạt động như thế nào. Đương nhiên điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp đó có thể phát hiện ra các lỗi của sản phẩm, kịp thời thu hồi lại trước khi phân phối ra thị trường. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp lớn, họ coi trọng và luôn đặt chữ tín hàng đầu. Điều này sẽ giúp cho họ giữ chân được được khách hàng và đối tác khó tính nhất khi có thể bảo đảm về chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dữ liệu này do các sản do cảm biến tạo ra để làm cho hệ thống và chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Làm theo cách này họ sẽ có những dữ liệu chính xác hơn về các sự việc đang diễn ra.
Một chuyên gia tư vấn tên là McKinsey đã nói rằng: Với việc thu thập, phân tích dữ liệu một cách toàn diện theo theo gian thực như vậy thì các hệ thống sản xuất có thể hoạt động nhanh hơn có hiệu quả hơn. Điều mà chuyên gia này nói càng khẳng định được hiệu quả của IOT đối với doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sử dụng IOT có thể được phân chia thành hai phân khúc khác nhau?:
+ Phân khúc các dịch vụ phục vụ riêng cho ngành như là cảm biến trong nhá máy phát điện, thiết bị định vị thời gian để chăm sóc sức khỏe.
+ Phân khúc các thiết bị IOT có thể sử dụng trong tất cả cá ngành công nghiệp, ví dụ như: điều hòa không khí thông minh, hệ thống an ninh thông minh,…
Như vậy có thể dễ dàng thấy được tầm quan trọng của IOT trong các doanh nghiệp hiện nay. Thế còn đối với người tiêu dùng thì IOT có những lợi ích như thế nào?
Tìm hiểu thêm: Connected Home là gì? Mang sự thông minh tới ngôi nhà của bạn
Những ai đam mê và đặc biệt hứng thú với mô hình nhà thông minh, tiện ích thì chắc chắn IOT sẽ không làm cho bạn thất vọng. IOT hứa hẹn sẽ đem đến cho chúng ta môi trường, nhà ở, văn phòng làm việc, phương tiện di chuyển,…thông minh hơn, tiện ích hơn và dễ dàng đo lường hơn. Ví dụ như: speaker thông minh như Echo của Amazon, google home sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn phát nhạc dễ dàng hơn, có thể đặt bộ hẹn giờ. Hệ thống an ninh trong gia đình của bạn sẽ giúp cho bạn theo dõi diễn biến bên trong và bên ngoài căn nhà đơn giản hơn, hoặc nó cũng giúp cho bạn có thể nói chuyện, kết nối trực tiếp với khách đến thăm nhà,…và rất rất nhiều những tiện ích thông minh khác cho ngôi nhà của bạn mà bạn có thể trải nghiệm khi có IOT.
Nếu như hiểu và nhìn IOT theo một cách xa hơn thì các cảm biến có thể giúp cho con người hiểu môi trường đang ồn ào hay ô nhiễm ra sao. Xe ô tô không người lái, thành phố thông minh có thể thay đổi cách con người xây dựng và quản lý không gian công cộng.
Đối với những người có xu hướng sống theo kiểu thông minh, tiện lợi thì chắc chắn IOT sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể nào phủ nhận được những thay đổi như vậy sẽ khiến cho chính chúng ta đánh mất đi quyền tự do riêng tư cá nhân.
Xem thêm: CV IT hàng đầu
IOT đang được đa số các doanh nghiệp và con người ưa chuộng bởi nó có nhiều lợi ích khác nhau. Đặc biệt IOT còn có ứng dụng rộng lớn trong hầu hết các lĩnh vực, tiêu biểu chúng ta có thể kể đến như:
+ IOT ứng dụng trong quản lý chất thải
+ IOT ứng dụng trong quản lý và lập kế hoạch quản lý đô thị
+ IOT ứng dụng trong quản lý môi trường
+ IOT ứng dụng trong mua sắm
+ IOT ứng dụng trong tự động hóa nhà cửa, văn phòng làm việc
+…
Có thể thấy IOT có tác động vô cùng đa dạng khi nó ứng dụng được trong nhiều ngành nghề như vậy. Đối với lĩnh vực quản lý hạ tầng, y tế, xây dựng, giao thông,…đặc biệt là đối với lĩnh vực y tế thì IOT có thể giúp người dùng theo dõi sức khỏe từ xa và có hệ thống thông báo khẩn cấp.
Đặc biệt hơn cả những con số về IOT như: 4 tỷ người kết nối với nhau, 4 nghìn tỷ USD từ doanh thu, hơn 25 triệu ứng dụng, hơn 25 tỷ hệ thống nhúng, hệ thống thông minh,…con số này chứng tỏ và khẳng định IOT chính là xu hướng trong tương lai không xa.
Với toàn bộ thông tin này bạn đã cùng timviec365.vn giải đáp xong IOT là gì? Rất hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi đem đến sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn.
ERD là gì? Cách vẽ mô hình thực thể ERD siêu đơn giản
ERD cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm đến. Thế nhưng để hiểu rõ về ERD là gì thì không phải ai cũng biết. Hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây để hiểu nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc