Tác giả: Đào Thanh Hồng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 06 năm 2024
Lợi nhuận kế toán là gì? Là thuật ngữ quá quen thuộc đối với những bạn đang học tập hoặc làm việc ngành kế toán rồi. Bởi đây là một kiến thức vô cùng cơ bản đối với bộ phận kế toán. Các bạn có thể hiểu nôm na nó chính là khoản thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi phí phát sinh. Nhưng dựa vào con số lợi nhuận đó có đủ để xác định được hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp hay không? Các bạn cũng sẽ không phải mất quá nhiều chỉ để tìm hiểu về định nghĩa của thuật ngữ chuyên ngành này. Tuy nhiên để hiểu đúng, hiểu sâu và chính xác về bản chất của chúng thì các bạn nên dành thời gian và tham khảo hết những nội dung mà Thanh Hồng sẽ chia sẻ dưới đây nhé!
Trong cuộc sống không riêng gì các bạn chuyên ngành kế toán thì thuật ngữ lợi nhuận cũng đã quá quen thuộc và khá thực tiễn đối với chúng ta. Nó đơn thuần là phần chúng ta thu được về sau một quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh và đã được trừ đi những khoản chi phí phát sinh đã bỏ ra để đạt được khoản thu đó.
Hoặc ngắn gọn hơn thì các bạn có thể hiểu:
“Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí”
Để hiểu rõ hơn thì các bạn cũng có thể hiểu rằng, một công ty X chuyên hoạt động lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thời trang, có tổng doanh thu 1 năm là 23 tỷ đồng. Trong đó tổng chi phí (tiền thuê, chi phí vật liệu, tiền lương, lãi vay và các chi phí chung,…) là 9,2 tỷ đồng. Tức là lợi nhuận lúc này của doanh nghiệp sẽ là 13,8 tỷ đồng.
Và lợi nhuận kế toán, thì các bạn cũng có thể hiểu tương tự được như vậy. Là lợi nhuận được kế toán viên ghi nhận trong báo cáo lợi nhuận và lỗ của tổ chức/ doanh nghiệp, được tính theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP). Hoặc hiểu đơn giản hơn, thì đây là khoản tổng doanh thu đã giảm đi các chi phí liên quan một cách rõ ràng bởi doanh nghiệp. Tuy nhiên thì những chi phí phát sinh rõ ràng này thì nó cần liên quan đến phong trào tiền tệ trực tiếp. Như: Chi phí nguyên vật liệu (NVL), tiền lương của toàn bộ nhân viên, chi phí vận chuyển, chi phí thuê và chi phí lãi vay . Có thể các bạn chưa biết, lợi nhuận kế toán thường sẽ được tính trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là theo quy hoặc năm tài chính, tùy theo quy định cũng như cách thức của từng công ty khác nhau.
Theo quy định của các chuẩn mực kế toán thì các tổ chức/ doanh nghiệp cũng cần phải tiết lộ lợi nhuận kế toán. Bởi còn liên quan đến các vấn đề về thuế, nếu là một kế toán viên thì các bạn nên hiểu rõ phần nội dung này.
Xem thêm: Kế toán công nợ là gì? Mô tả công việc kế toán công nợ chi tiết
Bên cạnh khái niệm về lợi nhuận kế toán là gì thì có lẽ vẫn còn nhiều điều mà bạn tò mò về thuật ngữ này rồi, vậy nên các bạn đừng bỏ lỡ các nội dung được chia sẻ dưới đây nhé. Dù đó là những kiến thức cơ bản nhưng không phải ai cũng biết dù là người làm trong ngành kế toán, các bạn cùng tham khảo nhé.
Khi gặp phải câu hỏi này có lẽ các bạn cũng hơi lúng túng đúng không? Thực ra các bạn cần hiểu bản chất về Lợi nhuận kế toán, đây là khoản thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để thu được mức thu nhập đó. Còn thu nhập chịu thuế thì khác hoàn toàn, nó là khoản thu mà doanh nghiệp đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý theo đúng với quy định của chuẩn mực kế toán, chứ không phải chi phí nào các bạn cũng có thể trừ đi tùy thích để có được thu nhập chịu thuế thấp.
Ví dụ: Chi phí thuê nhà nhưng lại không có hợp đồng, hay phí phạt thuế… là chi phí của doanh nghiệp và được phép trừ đi để ra được lợi nhuận kế toán. Tuy nhiên đối với quy định về chi phí hợp lý của thuế thì đó là chi phí không hợp lý, do vậy mà trong thu nhập chịu thuế doanh nghiệp bạn sẽ không được trừ đi các khoản chi phí đó.
Các bạn có thể tự tin đưa ra kết luận rằng Lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế hoàn toàn khác nhau.
“Lợi nhuận kế toán = Thu nhập - Chi phí
“Thu nhập chịu thuế = Thu nhập - Chi phí hợp lý”.
Tuy nhiên vẫn có thể doanh nghiệp bạn rơi vào hiện trạng là có lợi nhuận kế toán bằng với thu nhập chịu thuế. Và thông thường thì các doanh nghiệp cố gắng để cho chúng bằng nhau.
Các bạn cũng cần hiểu rằng, lợi nhuận kế toán sẽ không quan tâm đến những chi phí chìm mà doanh nghiệp đã phải chịu, Khi các bạn dựa vào thông tin về lợi nhuận kế toán thì cũng khó đưa ra được nhận định về việc bộ máy đó hoạt động có hiệu quả hay không.
Ví dụ: Công ty Y có mức lợi nhuận kế toán là 1 tỷ đồng trong một năm, nếu là một công ty có lượng vốn bình thường, không cao chẳng hạn như 2 tỷ đồng thì có thể nói hoạt động kinh doanh của công ty Y này tương đối là hiệu quả. Tuy nhiên nhiên nếu như công ty Z, có cùng với khoản lợi nhuận kế toán như trên. Nhưng lượng vốn đầu tư phải bỏ ra cao hơn nhiều lần, chẳng hạn như 10 tỷ đồng thì dù có phát sinh được lợi nhuận kế toán trong năm đó là như vậy. Thì chúng ta vẫn phải đưa ra một kết luận đối với công ty Z là hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả.
Trong khi đó, các số liệu về lợi nhuận được các tổ chức/ doanh nghiệp công bố lại đều là lợi nhuận kế toán. Vậy nên từ những con số đó thì nhà quản lý, nhà điều hành doanh nghiệp cũng chỉ có thể đưa ra được những kết luận về việc hoạt động hiện tại đang đi được đến đâu. Chứ không thể đưa ra được lời giải đáp về bài toán so sánh giữa các hoạt động kinh doanh của bộ máy hiện tại với sự lựa chọn tốt nhất khác. Có thể nói đây cũng là mặt hạn chế của lợi nhuận kế toán vì chưa thực sự giúp được nhà điều hành nhận biết được sự hiệu quả hoạt động của bộ máy kinh doanh một cách tổng quát.
Tôi tin rằng, vẫn còn nhiều bạn trẻ chưa thực sự phân biệt được sự khác nhau giữa lợi nhuận và thu nhập. Thậm chí nhiều bạn còn cho rằng, đó là một. Tuy nhiên các bạn nên biết rằng, lợi nhuận thường là khoản thu nhập đã được trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Còn thu nhập là phản ánh khoản thu khi chưa trừ đi thuế TNDN - thu nhập doanh nghiệp của bộ máy doanh nghiệp đó.
Vậy nên lợi nhuận kế toán và thu nhập kế toán không phải lúc nào cũng bằng 0.
Nhìn chung, Lợi nhuận kế toán và lợi nhuận kinh tế các bạn cũng có thể thấy rằng chúng tương tự nhau. Nhưng về bản chất thì không phải vậy. Nó có những khác biệt vô cùng lớn trong việc đo lường sức khỏe tài chính của một bộ máy doanh nghiệp. Như thông tin các bạn đã tham khảo về “Lợi nhuận kế toán là gì?” ở trên thì có lẽ các bạn cũng đã thấy rằng lợi nhuận là một hàm số chịu ảnh hưởng bởi sản lượng, khi sản lượng thay đổi thì nó cũng sẽ thay đổi.
Lợi nhuận kinh tế được các kế toán viên xác định dựa theo nguyên tắc kinh tế và cũng có cùng một công thức với lợi nhuận kế toán. Tuy nhiên thì lợi nhuận kinh tế sẽ được trừ đi thêm cả những chi phí tiềm ẩn: Chi phí cơ hội, tài nguyên của công ty (tòa nhà thuộc chủ sở hữu của doanh nghiệp, tài nguyên và thiết bị tự làm việc…)… Và khoảng thời gian cũng không hề bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó giống như lợi nhuận kế toán. Bởi lợi nhuận kinh tế còn có thể sử dụng với nhiều vai trò cũng như chức năng hơn so với lợi nhuận kế toán, đặc biệt là để đánh giá tổng giá trị của doanh nghiệp.
Trái lại với lợi nhuận kế toán không thể xác định được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, thì lợi nhuận kinh tế lại có thể giúp nhà điều hành đưa ra được kết luận về tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Hay có thể nói rằng, khi lợi nhuận kinh tế không âm thì có thể nhận xét rằng bộ máy đó đã hoạt động hiệu quả. Một khi mà tổng doanh thu của bộ máy doanh nghiệp đủ khả năng để bù đắp được các khoản chi phí phát sinh liên quan, gồm cả chi phí cơ hội “ẩn” các bạn nhé, thì đương nhiên là việc sử dụng nguồn lực tương đối là hiệu quả. Ngược lại, khi lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn bằng 0 thì chắc chắn rồi, doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả. Khi doanh thu không đủ bù đắp được chi phí kinh tế thì các doanh nghiệp nên có những phương án thay thế để cải thiện được phương thức hoạt động bộ máy.
Có lẽ đó cũng là một trong những điểm khác biệt lớn nhất giữa lợi nhuận kế toán với lợi nhuận kinh tế. Hãy nhớ rằng, lợi nhuận kinh tế mới đủ sức mạnh để đưa ra được quyết định doanh nghiệp có nên chuyển hưởng đầu tư hay không? Còn lợi nhuận kế toán đánh giá được bộ máy doanh nghiệp đó đang đi được đến đâu rồi.
Với những chia sẻ về “lợi nhuận kế toán là gì?” cùng với những lời giải đáp chính xác và đầy đủ nhất xoay quanh khái niệm này ở trên, hy vọng đã giúp các bạn có tự tin hơn mỗi khi được hỏi đến vấn đề này rồi. Các bạn có thể đọc thêm về chính sách thuế, hạch toán nộp thuế môn bài,...Đối với các bạn sinh viên đây đều là các thuật ngữ đơn giản phải nằm lòng, cũng như những băn khoăn về nghành kế toán có dễ xin việc không? Các bạn có thể truy cập vào địa chỉ Timviec365.vn tại danh mục Blog để tham khảo và được giải đáp thắc mắc qua nhiều bài viết liên quan đến ngành kế toán nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc