Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin dạy hợp đồng chuẩn nhất thời đại

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Dạy hợp đồng có lẽ là công việc đầu tiên mà các bạn sinh viên sư phạm nghĩ đến ngay sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên không phải bạn cứ đến tìm việc và nộp hồ sơ với những giấy tờ cá nhân của mình là xong. Nhiều đơn vị đào tạo còn yêu cầu ứng viên kèm theo mẫu đơn xin dạy hợp đồng, vậy viết nó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Việc làm giáo dục - đào tạo

1. Tìm hiểu về mẫu đơn xin dạy hợp đồng

Trước khi tìm hiểu về cách viết mẫu đơn xin dạy hợp đồng này hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ về nó. Có thể trong số độc giả ở đây có nhiều bạn đã biết thậm chí hiểu rất rõ về loại giấy tờ này nhưng vẫn còn một cơ số người lại chưa có thông tin nào liên quan cả. Bởi vậy chúng ta cùng nhau khám phá một số thông tin ngắn gọn quan trọng của mẫu đơn xin dạy hợp đồng ở nội dung sau nhé.

Thực ra, mẫu đơn xin dạy hợp đồng chính là bản giấy tờ do cá nhân lập ra và gửi nó đến ban giám hiệu nhà trường - nơi xin giảng dạy cùng với hồ sơ xin việc nhằm mục đích được tuyển dụng.Trong đó người làm đơn cần phải thể hiện rõ ràng tất cả những thông tin liên quan và quan trọng nhất về bản thân đặc biệt là liên quan tới công việc hiện tại.

Tìm hiểu về mẫu đơn xin dạy hợp đồng
Tìm hiểu về mẫu đơn xin dạy hợp đồng

Vậy thì mục đích của mẫu đơn này là gì? Và hơn hết, nó có nhất thiết phải xuất hiện trong hồ sơ xin việc của ứng chuyên ngành giáo viên hay không? Tìm hiểu những thắc mắc này qua nội dung bên dưới nhé.

2. Mục đích của đơn xin dạy hợp đồng

Nghe tên đơn cũng phần nào đoán ra mục đích của nó. Bạn có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ với tất cả những giấy tờ quan trọng liên quan đến bản thân và công việc nhưng lại không có mẫu đơn xin dạy hợp đồng, như vậy nhà tuyển dụng vẫn đánh giá bạn là người kém chuyên nghiệp.

Hiện tại, khi được hỏi thì hầu hết nhà tuyển dụng giáo viên đều trả lời rằng họ thích đọc mẫu đơn xin dạy hợp đồng của những nhà giáo tương lai hơn là xem những thông tin dày đặc trong sơ yếu lý lịch. Như vậy nếu như bạn làm nổi bật được những thế mạnh cùng với những ưu điểm liên quan đến công tác giảng dạy trong mẫu đơn này thì cơ hội lọt mắt xanh của nhà tuyển dụng sẽ cao hơn nhiều.

Mục đích của đơn xin dạy hợp đồng
Mục đích của đơn xin dạy hợp đồng

Hàng ngày họ phải tiếp xúc với quá nhiều hồ sơ ứng viên với hệ thống thông tin quá cứng nhắc và nhàm chán, nếu bạn có ý tưởng và sự sáng tạo kèm theo mẫu đơn xin dạy hợp đồng hoàn hảo thì thật là tuyệt, nhà tuyển dụng sẽ ghim hồ sơ của bạn trong đầu mất.

Nói chung đơn xin dạy hợp đồng được lập ra với mục đích chính nhất đó là được nhà tuyển dụng chú ý và tuyển chọn. Vậy nên nếu bạn đang có ý định nộp hồ sơ xin dạy hợp đồng thì đừng bỏ qua mẫu giấy tờ này. Tiếp theo chúng ta hãy cùng nhau đi khám phá cấu tạo của lá đơn này xem nó bao gồm những yếu tố nào nhé.

3. Thành phần cấu tạo nên mẫu đơn xin dạy hợp đồng

Một mẫu đơn xin dạy hợp đồng chứa rất ít thông tin, vài ba trường nội dung cùng những thông tin quan trọng và nổi bật nhất. Nhưng nó lại đem đến tác dụng vô cùng hiệu quả đến ứng viên.

Vậy thì mẫu đơn xin dạy hợp đồng nên đưa những thông tin nào là đủ, cùng xem nhé:

- Dòng Quốc hiệu - Tiêu ngữ là yếu tố quan trọng không thể thiếu kèm theo ngày tháng năm viets đơn ngay bên dưới.

- Tên đơn với nội dung: “ĐƠN XIN DẠY HỢP ĐỒNG” hoặc “ĐƠN XIN HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY”

- Phần chào hỏi kèm theo tên cụ thể của ban giám hiệu nơi bạn ứng tuyển

- Tiếp đến là phần khai thông tin cá nhân như Họ tên đầy đủ, ngày/tháng/năm sinh, quê quán, độ tuổi, giới tính, dân tộc và tôn giáo,...

- Phần tin liên quan đến việc làm: Nơi đào tạo, nơi tốt nghiệp, năng khiếu hay kỹ năng bạn sở hữu,... tất cả đều phải liên quan đến công việc đó là giảng dạy hợp đồng bạn nhé.

Thành phần cấu tạo nên mẫu đơn xin dạy hợp đồng
Thành phần cấu tạo nên mẫu đơn xin dạy hợp đồng

- Quá trình học tập cũng nên đưa vào bởi đây là nhà tuyển dụng vô cùng quan tâm. Thành tích hay những nghề nghiệp chuyên môn trong đơn xin việc mà bạn tích lũy được sẽ là những yếu tố quan trọng nằm trong quyết định tuyển dụng của ban giám hiệu nhà trường đấy.

- Cuối cùng là xác nhận và ký tên

Bạn có thể chia bố cục thành 3 bài và sắp xếp chúng theo thứ tự hợp lý nhất. Điều này rất quan trọng và nó ảnh hưởng tới luồng suy nghĩ và đánh giá của đơn vị ban giám hiệu tuyển dụng nên hãy thật thận trọng với những thông tin mà bạn đưa ra.

Xem thêm: Đơn xin thực tập ngân hàng

4. Hướng dẫn cách viết đơn xin dạy hợp đồng chuẩn xác

Tuy nội dung có phần ngắn hơn những mẫu giấy tờ còn lại nhưng không phải ai cũng biết cách viết cho hiệu quả. Vậy những hướng dẫn và gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn sở hữu lá đơn xin giảng dạy hợp đồng hoàn hảo nhất, cùng theo dõi nhé:

4.1. Điền tất cả những nội dung theo yêu cầu

Chỉ có từng ấy nội dung cho nên hãy cố gắng đưa chúng vào đơn xin dạy hợp đồng của mình nhé. Hãy cố gắng đáp ứng tiêu chí đầy đủ về nội dung trước khi nghĩ đến chuyện nâng cấp nó.

Hướng dẫn cách viết đơn xin dạy hợp đồng chuẩn xác
Hướng dẫn cách viết đơn xin dạy hợp đồng chuẩn xác

Từng nội dung được thể hiện trong đây rất quan trọng, nó giúp cung cấp thông tin về ứng viên đến ban giám hiệu nhà trường, từ đó họ có những quyết định tuyển dụng đúng đắn nhất.

Xem thêm: Đơn xin việc giảng viên đại học

4.2. Chú trọng hơn cả vào thông tin ban giám hiệu nhà trường quan tâm

Tất cả nội dung được thể hiện bên trong lá đơn xin giảng dạy hợp đồng đều quan trọng, tuy nhiên xét về mức độ thì vẫn có những thông tin được coi là cốt lõi được nhà tuyển dụng chú ý nhiều hơn cả. Vậy đó là những phần nào?

Thứ nhất, trình độ chuyên môn

Bạn cần thể hiện rõ trình độ chuyên môn bằng những thông tin chi tiết nhất chẳng hạn tốt nghiệp trường nào? Bằng cấp ra sao và chuyên ngành của bạn theo học là gì?...

Thông thường ban giám hiệu nhà trường đều thích tuyển dụng được những ứng viên ưu tú, xuất sắc nhất. Vì vậy nếu như bạn có tốt nghiệp các trường danh tiếng như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,... thì đừng quên “khoe” với ban giám hiệu nhà trường điều đó nhé. Ngoài ra nếu bạn còn sở hữu tấm bằng với loại khá, giỏi hay xuất sắc thfi còn tuyệt vời hơn nữa, tất cả đang để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng rồi đấy. 

Hướng dẫn cách viết đơn xin dạy hợp đồng chuẩn xác
Hướng dẫn cách viết đơn xin dạy hợp đồng chuẩn xác

Thứ hai, những kinh nghiệm thực tế và kỹ năng bản thân

Tránh xa việc lặp lại theo dạng liệt kê mà bạn đã từng làm ở bản CV xin việc hay sơ yếu lý lịch nhé. Những thông tin này được nhắc đến nhưng với cách thức là điểm qua và kết hợp chúng thành câu nguyện vọng hoàn chỉnh. Điều này tạo nên sự khác lạ và điểm nhấn hiệu quả để bạn vượt các ứng viên khác.

Tổng độ dài chỉ nên tóm gọn trong vòng từ 3 - 4 câu văn hoàn chỉnh, không nên sa đà và giãi bày quá nhiều khiến nhà tuyển dụng bị nhàm chán với những mô típ quen thuộc.

Bạn có thể trình bày như sau: 

“Trải qua 2 năm giảng dạy hợp đồng tại trường THPT A với bộ môn văn, tôi tự cảm thấy bản thân đã tích lũy được một số kinh nghiệm giảng dạy và tin chắc sử dụng chúng sẽ đem lại hiệu quả trong công việc. Đồng thời rất mong ban giám hiệu cho tôi cơ hội được đóng góp một phần công sức nhỏ bé này vào sự nghiệp giảng dạy của trường đem đến cho các em học sinh những bài giảng chất lượng nhất”

Hướng dẫn cách viết đơn xin dạy hợp đồng chuẩn xác
Hướng dẫn cách viết đơn xin dạy hợp đồng chuẩn xác

Đó là một ví dụ minh hoạ cho việc bạn kết hợp các yếu tố liên quan để tạo nên câu văn mang tính thuyết phục. Mỗi ứng viên hãy là một nhà sáng tạo cho những ý tưởng của mình, thể hiện được sự sáng tạo trong mẫu đơn xin dạy hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tạo điểm nhấn cho chính bản thân và nói với nhà tuyển dụng về điều ấy.

Rất nhiều cách viết về phần bày tỏ nguyện vọng khác đang chờ các ứng viên khai thác và sáng tạo, hy vọng bạn sẽ trở thành một ứng viên tỏa sáng nhất với những “chất” riêng của mình nhé.

Xem thêm: Mẫu đơn xin việc cho người chưa có kinh nghiệm

5. Viết đơn xin dạy hợp đồng cần lưu ý những gì?

Trong quá trình viết đơn xin dạy hợp đồng, có thể bạn sẽ gặp nhiều vấn đề phát sinh. Vậy cùng điểm danh những vấn đề ấy để hiểu rõ và tránh xa chúng giúp bạn có lá đơn xin giảng dạy hợp đồng hoàn hảo nhất:

5.1. Sai chính tả là lỗi cơ bản thường gặp đầu tiên

Nhà tuyển dụng thường phàn nàn về ứng viên bởi có rất nhiều bạn viết sai chính tả khiến họ mất hứng thú khi đọc thông tin. Tình trạng này thường xảy ra ở những ứng viên hay sử dụng từ ngữ sai chính tả từ cách phát âm cho đến ngôn ngữ viết. Thậm chí các bạn ấy còn chưa thể phân biệt từ nào nên dùng “N” từ nào nên dùng “L”, tương tự với nhiều chữ cái dễ nhầm lẫn khác. 

Viết đơn xin dạy hợp đồng cần lưu ý những gì?
Viết đơn xin dạy hợp đồng cần lưu ý những gì?

Vậy giải pháp đưa ra là hãy kiểm tra lại toàn bộ nội dung sau khi hoàn thành xong lá đơn xin dạy hợp đồng đồng thời tham khảo nguồn thông tin chính xác với những từ ngữ đang phân vân.

Xem thêm: Đơn xin việc vào cơ quan nhà nước

5.2. Tiết chế cảm xúc trình bày ngắn gọn

Trong khi thể hiện về những ưu điểm cá nhân nhiều người rất dễ bị cuốn vào mạch cảm xúc của tâm trạng, bởi vậy khiến nội dung trình bày khá dài và có thể xảy ra tình trạng lan man. 

Đây cũng chính là lý do khiến lá đơn xin dạy hợp đồng của bạn không được chấp nhận. Vậy cần phải kiềm chế bớt cảm xúc ngay nhé. 

Xem thêm: Đơn xin việc trình dược viên

5.3. Đảm bảo về mặt hình thức của đơn xin dạy hợp đồng

Hình thức tổng thể của một văn bản rất quan trọng, ứng viên cần ghi nhớ điều này. Ban giám hiệu có xem nội dung bên trong của bạn hay không chính là do hình thức của nó quyết định. 

Hãy tưởng tượng giữa hai lá đơn xin dạy hợp đồng khác nhau, trong đó 1 bản được trình bày gọn gàng, sạch sẽ lại sắp xếp bố cục khoa học trông rất đẹp mắt. Còn bản kia lại vô tư và phóng khoáng đến nỗi trình tự đảo lộn, đôi khi xuất hiện một dấu gạch sai hoặc đã bị tẩy xoá viết lại thì thử hỏi nếu là bạn thì bạn sẽ lựa chọn đọc lá đơn nào?

Chẳng có ai lại ưa sự lộn xộn và không chuyên nghiệp cả, bởi vậy nếu bạn đang sở hữu mẫu đơn xin dạy hợp đồng thứ hai thì hãy tìm hiểu lại cách viết và sắp xếp chúng như hướng dẫn mà tôi vừa nêu trên nhé.

Viết đơn xin dạy hợp đồng cần lưu ý những gì?
Viết đơn xin dạy hợp đồng cần lưu ý những gì?

Như vậy tôi vừa chia sẻ cho các bạn một số thông tin liên quan đến mẫu đơn xin dạy hợp đồng của giáo viên. Bạn có thể sử dụng mẫu đơn xin dạy hợp đồng có sẵn tại website timviec365.vn để giảm thiểu thời gian và tiết kiệm công sức cho bản thân nhé. Yên tâm rằng đó toàn là những mẫu đơn xin dạy hợp đồng chuyên nghiệp nhất.

Tham khảo một số mẫu đơn xin dạy hợp đồng tại File bên dưới để hiểu rõ hơn về mẫu đơn này nhé:

mau-don-xin-day-hop-dong.doc

mau-don-xin-hop-dong-giang-day.doc

don-xin-hop-dong-giang-day-moi.pdf

Cách viết đơn xin việc giáo việc tiểu học chuẩn nhất

Ước mơ của bạn là giáo viên tiểu học vậy bạn có biết làm cách nào để nâng cao cơ hội cho mình? Bí quyết viết đơn xin việc cho vị trí này sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

Đơn xin việc giáo viên tiểu học

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;