Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tham khảo mẫu thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh chuẩn nhất

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nếu bạn sinh ra tại Việt Nam và lần đầu tiên nộp hồ sơ xin học bổng du học quốc tế tại một trường danh tiếng, chắc chắn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi yêu cầu viết Recommendation Letter (Thư giới thiệu bằng tiếng Anh). Trên thực tế, thư giới thiệu đặc biệt là thư giới thiệu của giáo sư là một tài liệu không thật sự phổ biến. Tuy nhiên, với các cơ sở giáo dục tại nước ngoài, đây là một yêu cầu bắt buộc, đồng thời là tài liệu giúp bạn tăng sức cạnh tranh với các ứng viên khác. Bạn đang ươm ủ giấc mơ du học nhưng chưa rõ mẫu thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh trông như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.

1. Đôi nét về thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh và tầm quan trọng của nó

Đối với những tín đồ của xin học bổng hay du học nước ngoài cho chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ hoặc thạc sĩ, đặc biệt tại những trường tại Châu Mỹ hay trời Âu, thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh là một trong những tài liệu bắt buộc đính kèm với CV, đơn xin nhập học.

Đôi nét về thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh và tầm quan trọng của nó
Đôi nét về thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh và tầm quan trọng của nó

 Đây được xem là bản tài liệu xác minh độ trung thực của những thông tin bạn đã trình bày trong CV cũng như quá trình phỏng vấn xin đi học. Số lượng thư giới thiệu phụ thuộc vào từng ngôi trường. Với số lượng thư giới thiệu của hai vị giáo sư ít nhất hai bức thư, bên cạnh việc trau dồi kiến thức tập trung học hành tại trường để chứng minh năng lực trong mắt các giáo sư, bạn phải để xin thêm giấy giới thiệu từ họ. 

Điều này nghe có vẻ dễ dàng, song trên thực tế, không phải một vị giáo sư nào cũng đủ thời gian và sự thấu hiểu để viết cho bạn một mẫu thư giới thiệu như ý. Nếu có mối quan hệ thân thiết, có thể can thiệp vào nội dung thư giới thiệu hay được phép được tự viết và xin chữ kí, bạn có thể chủ động đề xuất những nội dung xuất hiện trong mẫu thư giới thiệu du học chuyên nghiệp ngay sau đây, để nâng cao khả năng gặt hái được những suất học bổng du học như ý nhé. 

CV tiếng anh

2. “Dung mạo” của lá thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh như thế nào?

Xét về mặt hình thức, tùy vào năng lực sáng tạo của bản thân và chuẩn mực của ngôi trường đại học bạn đang mong muốn xin học bổng du học thạc sĩ hoặc tiến sỹ, ngoại hình của mỗi mẫu thư giới thiệu của giáo sư sẽ khác nhau.

“Dung mạo” của lá thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh như thế nào?
"Thiết kế" của bức thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh như thế nào?

 Song ít nhất, bạn cần đảm bảo được tính cấu trúc sau:

Thứ nhất, logo trường và một số thông tin cơ bản về ngôi trường tại Việt Nam mà bạn đang nghiên cứu, theo học ở Việt Nam.

Thông tin text bạn cần trình bày tên trường bằng tiếng Anh, ngày tháng năm thành lập, địa chỉ của trường.

Thứ hai, tên khoa - ngành nghiên cứu. Sẽ chuẩn chỉnh hơn nếu bạn đính kèm của logo của khoa. 

Thứ ba, phần quan trọng nhất là tên và nội dung của Thư giới thiệu. Dĩ nhiên, phần này là đánh giá của giáo sư về hoạt động học tập, rèn luyện, nghiên cứu của bạn tại trường. 

Ở cuối nội dung thư, dù thư được tự viết hay giáo sư viết, bạn bắt buộc phải đảm chữ ký của vị giáo sư, tên trưởng khoa và hiệu trưởng hoặc giám đốc của trường lẫn đầy đủ những liên hệ. Bởi rất nhiều đơn vị là các trường đại học nước ngoài sẽ xác minh đầy đủ những thông tin của học sinh thông qua những liên hệ để lại. 

Xem thêm: Những việc làm thêm cho sinh viên, nên chọn công việc liên quan đến ngành học và không ảnh hưởng xấu đến việc học tập

Cấu trúc của lá thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh như thế nào?
Cấu trúc của lá thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh như thế nào?

Vậy cụ thể hơn, nội dung của mẫu thư giới thiệu tiếng Anh của giáo sư như thế nào? Hãy cùng theo dõi những hướng dẫn ngay sau đây nhé. 

Xem thêm: Mẫu thư xin việc ấn tượng

3. Nội dung của mẫu thư giới thiệu của giáo sư chuẩn chỉnh nhất

- Mở đầu thư giới thiệu sẽ là phần: To whom it may concern”. Mục này, các giáo sư hoặc người viết nói chung sẽ để lại tên đơn vị hay người tiếp nhận bức thư theo yêu cầu trong hồ sơ du học hay hồ sơ xin học bổng. Câu này có cấu trúc gần giống như phần “Dear,” khi mở đầu mọi bức thư hay mail bằng tiếng Anh khác. 

Nội dung chính của bức thư giới thiệu giáo sư sẽ tập trung vào thông tin công nhận những thành tích, sự nỗ lực rèn luyện của ứng viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường dưới sự nhìn nhận đánh giá của họ. 

Bạn có thể mở đầu bằng hướng dẫn sau đây:

“It gives me great pleasure to recommend (Tên ứng viên đi du học hay cạnh tranh học bổng ) for undertaking next Master Degree in your University (Tên trường bạn mong muốn xin học học bổng hoặc du học) this year. As a professor in the (Tên khoa của thí sinh) Department, I know him since his ( Điền rõ thời điểm năm thứ mấy giáo sư bắt đầu giảng dạy và hướng dẫn thí sinh nghiên cứu ) year. Mr/Miss... (Tên thí sinh đầy đủ ) is a truly outstanding student who has accumulated a long list of both academic honors/achievements and extra-curricular activities"

Bạn có thể mở đầu bằng hướng dẫn sau đây:
Bạn có thể mở đầu bằng hướng dẫn sau đây:

Dĩ nhiên, giáo sư cần phải là người nhìn nhận một cách công bằng về hoạt động rèn luyện về nghiên cứu trên lớp cũng các hoạt động ngoại khóa lẫn những phẩm chất tốt được bộc lộ rõ ra trong quá trình học. Tốt nhất, trong câu văn dù là tiếng Anh cũng nên cho thấy được sự xuất chúng của thi sinh họ đang giới thiệu so với các học sinh của khoa/của lớp. Điều này có thể được thể hiện rõ nhất trong cách minh họa sau đây:

“She is organized in her goal-setting, yet has learned to keep his options open for the future. His accomplishments will no doubt make him a highly recruited individual for the top graduate schools in the country. Intellectually, she is one of the very best students I have ever worked with. She has the ability to carry out research independently, She is extremely disciplined in her work. Especially, he is always thorough in what she does. In the case of his honors thesis, the result promises to be at a level that one would often associate with graduate work”. 

Nếu để ý thật kỹ, trong những thư giới thiệu hấp dẫn, bên cạnh việc sử dụng các tính từ tích cực để lột tả được thành tích học tập, sự rèn luyện, những phẩm chất tốt đẹp như “ very best students”, “disciplined”, “recruited individual for the top graduate schools”...Các giáo sư cũng sử dụng thêm những trạng từ tần suất, trạng từ chỉ mức độ để đặc tả sự tăng tiến của các phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu như “Highly”, extremely”,”Intellectually”.

Thư giới thiệu chuẩn giúp bạn kiến tạo được tương lai
Thư giới thiệu chuẩn giúp bạn kiến tạo được tương lai

Việc này gây ngạc nhiên cho cả nhà tuyển dụng và buộc họ phải theo dõi tất cả các yếu tố từ phẩm chất cho đến thành tích học tập xuất sắc và năng lực rèn luyện, cho đến khi họ thể hiện hết. 

Sau khi đã trình bày hết lời những đánh giá của giáo sư, người viết sẽ đi vào phần “Summary” hay là phần tổng kết lại toàn bộ những điều mình đã khẳng định về thí sinh. Bên cạnh đó, một nội dung quan trọng khác để tăng thêm sức năng cho bản giới thiệu chính là khẳng định một lần nữa về vấn đề trường nên tạo điều kiện cho thí sinh được du học hay nhận học bổng để được tiếp tục nghiên cứu học tập tại xứ người.

Hãy nhấn mạnh rằng, việc tạo điều kiện cho thí sinh được nhận học bổng hay du học đó thật sự sẽ mang lại một giá trị đặc biệt cho ngôi trường của họ, cũng như tạo điều kiện cho thí sinh có cơ hội học tập, trau dồi tốt hơn. Để hiểu rõ hơn mời bạn có thể tham khảo đoạn tổng kết sau đây: 

“In sum, I highly recommend him for the scholarship to study in Canada. I do think that  his proposed course of study is suitable and builds on her many strengths. Her animating spirit and disciplined approach to learning make her particularly well suited to take advantage of this opportunity” .

Cơ hội đến khi cho thư giới thiệu của giao sư chuẩn
Cơ hội đến khi cho thư giới thiệu của giao sư chuẩn

- Kết thư giới thiệu của giáo sư, thực chất là mục nội dung phần thông tin chữ ký giáo sư hoặc phó giáo sư kèm theo email - số điện thoại của những nhân vật quan trọng. Những thông tin này cần trình bày một cách rõ ràng theo những gạch đầu dòng. 

Xem thêm: Cover letter cho trợ giảng tiếng anh

4. Một số lưu ý khi viết thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh

Nếu không phải là những giáo sư về ngôn ngữ và giữa bạn và giáo sư có mối thân tình, bạn nên là người định hướng về văn phong viết trong thư giới thiệu. Không quá phức tạp, nhưng hầu hết các trường nước ngoài đều theo đuổi việc áp dụng phong cách chuẩn chỉnh học thuật (như kỹ năng viết của chứng chỉ. Ielts). Do đó, việc lựa chọn từ ngữ đến cách trình bày ý kiến phải phản ánh được tính học thuật - chuẩn văn viết, có tính tin cậy cao.

Một số lưu ý khi viết thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh
Một số lưu ý khi viết thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh

Bên cạnh đó, thư giới thiệu cũng đủ thuyết phục người đọc bằng những dẫn chứng thực tiễn, không dừng lại ở việc kể lể suông. Đặc biệt, người viết không được lặp lại những thông tin đã có trong đơn xin học bổng, CV, thư xin việc bằng tiếng Anh hay cover letter xin thực tập tiếng Anh hoặc bất kỳ một tài liệu nào đã gửi đến trường trước đó. Bởi lẽ, việc lặp lại sẽ gây nhàm chán cho người đọc và tạo ra hiệu ứng ngược. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh mẫu thư giới thiệu của Giáo sư bằng tiếng Anh. Mong rằng, những thông tin sẽ thật sự hữu ích cho bạn để sở hữu một mẫu thư giới thiệu của giáo sư chuẩn chỉnh để đăng ký ứng tuyển một ngôi trường mơ ước nhé. 

Mẫu thư giới thiệu du học

Bên cạnh mẫu thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh, bạn cũng có thể tham khảo thêm những thông tin xoay quanh mẫu thư giới thiệu du học ngay trong bài viết sau đây nhé:

Mẫu thư giới thiệu du học

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;