Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[HƯỚNG DẪN] Cách viết Cover letter xin thực tập tiếng Anh chuẩn!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 05 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Cùng với CV, từ lâu cover letter đã được ví như một thứ vũ khí lợi hại giúp ứng viên có thể chinh phục được trái tim của nhà tuyển dụng. Nhưng sức mạnh của Cover letter không chỉ được thể hiện trong thời điểm bạn nộp hồ sơ ứng tuyển một vị trí công việc tại một địa chỉ doanh nghiệp cụ thể khi khép lại chặng đường đại học.

Ngay khi đi thực tập, một Cover letter xin thực tập hấp dẫn sẽ giúp bạn kiến tạo những cơ hội trải nghiệm mới trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng như trau dồi thêm những kiến thức phục vụ công việc sau này cho bản thân mình. Bạn đang muốn viết Cover letter xin thực tập tiếng Anh chuẩn để ứng tuyển thực tập tại công ty mà mình yêu thích nhưng chưa biết viết như thế nào? Cần lưu ý những gì? Chúng ta hãy cùng khám phá cách viết thư xin việc chuẩn ngay sau đây của timviec365.vn nhé.

 

1. Vì sao cần đến Cover letter xin thực tập?

 Vì sao cần đến Cover letter xin thực tập?
 Vì sao cần đến Cover letter xin thực tập?

Với những ai may mắn được trường đại học liên hệ và sắp xếp lịch với cơ quan thực tập và chỉ chờ đến ngày là “tiến” thì chắc chắn rằng, họ sẽ không thể hiểu hết được những khó khăn khi viết một cover Letter thực tập như thế nào.

Vậy thư xin việc là gì hay cover letter là gì? Nó là 1 tài liệu đính kèm cùng với CV khi gửi hồ sơ xin việc hay mẫu thư xin thực tập gửi qua email, cover letter đóng vai trò quyết định trong việc thuyết phục những lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý với nguyện vọng được thực tập tại công ty, tập đoàn của họ.

Để có thể làm nhà tuyển dụng thực tập sinh, khác với những thông tin tóm lược được trình bày thành một mục, ô vuông, gạch đầu dòng trong bản CV thực tập, Cover letter xin thực tập phải là một khối thống nhất có mở đầu, diễn biến, kết thúc.

Thay vì tính tiếp cận nhanh chóng như trong CV, nhà tuyển dụng thực tập sinh sẽ nhìn vào tính liên kết chặt chẽ của nội dung, thái độ của ứng viên để đồng ý cho thí sinh đó cơ hội bước vào vòng phỏng vấn hay không.

Thư xin việc thực tập và vai trò1
Thư xin việc thực tập và vai trò1

Nắm vai trò khúc đầu giúp thực tập sinh lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng, Cover letter xin thực tập trở thành mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ ai đang mang trong mình mơ ước tìm kiếm cơ hội thực tập và trải nghiệm tại những công ty và tập đoàn lớn. Tùy vào yêu cầu của từng cơ quan thực tập, bạn có thể viết cover letter bằng tay hoặc Cover letter xin thực tập đánh máy theo hình thực một email xin việc gửi đến nhà tuyển dụng thực tập sinh của bạn. 

Việc làm sinh viên mới ra trường - thực tập tại Hồ Chí Minh

2. Hướng dẫn viết Cover letter thực tập bằng tiếng Anh chuẩn nhất!

Với những ai chưa từng trải nghiệm một công việc làm thêm nào yêu cầu phải nộp CV hay hồ sơ xin việc, thì thực tập lần này có thể là lần đầu tiên các bạn được tiếp xúc với thuật ngữ “Cover letter xin thực tập” cũng như lên mạng lần mò xem cách viết một tên gọi của tài liệu “nửa tiếng anh, nửa tiếng Việt” kia như thế nào.

Thật ra, các bạn có thể hiểu Cover letter xin thực tập với nghĩa đơn giản hơn là thư xin việc, thư giới thiệu hay thư ứng tuyển để gửi đến cơ quan thực tập. Bạn có thể viết thư xin việc bằng tiếng Anh, thư xin việc tiếng Nhật hay thư xin việc Tiếng Việt tùy thích song cần đảm rằng, bức thư đó dễ hiểu nhất với đơn vị tiếp nhận bạn.

 Hướng dẫn viết Cover letter thực tập bằng tiếng Anh chuẩn nhất!
 Hướng dẫn viết Cover letter thực tập bằng tiếng Anh chuẩn nhất!

Trong trường hợp, cơ quan thực tập bạn gửi đến công ty có liên kết nước ngoài, thì tốt nhất hãy gửi đến họ một bản Cover letter thực tập bằng tiếng Anh. Về bố cục, cấu trúc nội dung, thì dù tiếng Anh hay tiếng Việt đều khá giống bao gồm các nội dung chính sau đây: Một số thông tin cá nhân của người gửi, thông tin của người nhận, lời chào hỏi, nội dung của Cover letter xin thực tập, lời kết thư và ký tên. Nội dung cụ thể của bản Cover letter xin thực tập tiếng Anh sẽ được timviec365.vn chia sẻ ngay sau đây nhé.

Xem thêm: Mẫu thư giới thiệu của giáo sư bằng tiếng Anh

2.1. Thông tin cá nhân được trình bày trong Cover letter xin thực tập

Dù tài liệu bạn đính kèm và gửi đến nhà tuyển dụng đã trình bày đầy đủ những nội dung về thông tin cá nhân, thì trong Cover letter xin thực tập của bạn cũng không thể thiếu được phần thông tin này. Tuy nhiên, đối lập hoàn toàn với sự dài dòng và chi tiết như trong những hồ sơ xin việc thông thường, thông tin trên cover thực tập của bạn chỉ dung chứa những thông tin cơ bản nhất về bản thân để tuyển dụng thực tập sinh có thể tiện liên lạc. Nó bao gồm tên, năm sinh, số điện thoại liên hệ, email... và được trình bày lệch về phía bên trái theo từng gạch đầu dòng một cách rõ ràng nhất. Các bạn thực tập có thể trình bày theo ví dụ cụ thể sau đây:

Thông tin cá nhân được trình bày trong Cover letter xin thực tập
Thông tin cá nhân được trình bày trong Cover letter xin thực tập

Jane swift

36, tran hung dao street, hoan kiem district, hanoi

tel: 012345678

mail : harieajc@gmail.com 

June,7th, 2021

Thêm một lưu ý khi bạn viết Cover letter xin thực tập bằng tiếng Anh thì nên cho thêm thời gian mục thông tin cá nhân luôn nhé. Khác biệt với phần thư xin việc trong tiếng Việt, phần kết thư theo văn phong nước ngoài thường không đính kèm cùng với thời gian. 

Xem thêm: Mẫu thư giới thiệu du học

2.2. Phần chào hỏi trong Cover letter thực tập 

Đóng vai trò như phần “kính gửi” tiếng Việt, trong Cover letter thực tập, bạn đừng từ “Dear” để thái độ kính trọng với cá nhân hay tổ chức bạn mong muốn nộp hồ sơ dự tuyển thực tập của mình. Tốt hơn, bạn có thể để tên của người đại diện bộ phận nhân sự tuyển dụng bạn được ghi rõ trên thông tin đã đã cập nhật trên thông báo tuyển dụng. Bạn có  thể viết:

Dear, Jones…

Trong trường hợp bạn chưa rõ tên cụ thể của người tuyển dụng bạn, hãy viết tên vị trí như phòng nhân sự hay trưởng bộ phận tuyển dụng, điều này sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn rất nhiều, so với việc mình đưa ra những thông tin chung chung. Bạn có thể viết:

“Dear Hiring Manager hoặc Dear Recruiter”. Đây chính tip để viết phần chào hỏi trong Cover letter thực tập. Ngay bây giờ chúng ta sẽ đi vào phần nội dung chính của bức thư nhé. 

Tìm việc làm thực tập sinh tiếng anh

2.3.  Nội dung chính của Cover Letter thực tập viết như thế nào?

Nội dung chính của Cover Letter thực tập
Nội dung chính của Cover Letter thực tập

Dù bạn đã là người đã có kinh nghiệm viết cover letter thực tập thì phần triển khai nội dung này theo đúng ý đồ của nhà tuyển dụng thực tập sinh không phải dễ dàng. Bên cạnh việc trau dồi một vốn từ vựng liên quan đến công việc để sử dụng một cách hợp lý, bạn còn phải đảm bảo những nội dung trong phần diễn biến chính của bức thư phải đảm bảo yếu tố liên kết với nhau để tạo nên sự thuyết phục. 

Theo khảo sát tâm lý tuyển dụng của timviec365.vn, một mở đầu nội dung bản cover thực tập xuất sắc khi ứng viên biết “mở màn” bằng lý do họ viết thư, địa chỉ nhận được tin tuyển dụng, nhấn mạnh đến một số đặc điểm của bản thân nổi bật và lời khẳng định những đặc điểm này thật sự phù hợp với những yêu cầu mà trong đơn tuyển dụng thực tập sinh họ để cập đến, 

Trong đoạn mở đầu, bạn có thể viết như thế này:

“ I'm a Final year-student in Hanoi University my major is Tourism. I’, interested in the Tourism Internship which is recruited in Viet Travel. I noticed the position advertised on my University's career of services.  I do Believe that, my observational skills and Experiences make me an ideal Candidate for this role”.

Nhưng đây chỉ là đoạn mở đầu để bạn có thể chứng minh mức độ kinh nghiệm, kiến thức và trải nghiệm cụ thể để bạn ở đoạn nội dung bên dưới mà thôi. Phần diễn biến ở giữa lá thư xin thực tập, là đoạn trọng tâm nhất vì nó thể hiện tài năng thuyết phục của bạn bằng việc chỉ ra những thế mạnh của bản thân. 

Nội dung chính của Cover Letter thực tập
Nội dung chính của Cover Letter thực tập

Khác với những lá thư xin ứng tuyển cho các vị trí công việc, những Cover letter xin thực tập sẽ đi sâu vào khai thác các thế mạnh tiềm năng của thực tập sinh như các kỹ năng và kiến thức phục vụ cho vị trí mà họ đang tuyển dụng. 

Đó cũng có thể là những hoạt động tham gia, những trải nghiệm liên quan với công việc và được trau dồi trong suốt quãng thời gian sinh viên thay vì những kinh nghiệm thực tế  như những ứng viên đăng ký ứng tuyển. Dĩ  nhiên, nếu trước đó bạn từng có thời gian kiến tập tại một địa chỉ thực tập có nội dung công việc liên quan đến vị trí lần này, bạn có thể trình bày vào để bản Cover letter của mình như “ hổ chắp thêm cánh”.

Như đã nhấn mạnh, đây là phần nội dung trong tâm, vậy nên bạn hãy dụng công cung cấp đến nhà tuyển dụng những thông tin nổi bật nhất có thể và xâu chuỗi những thông này bằng hệ thống từ liên kết để có thể hút nhà tuyển dụng tập trung vào nó. Tiếp với phần Cover letter xin thực tập bên trên, bạn có thể nối tiếp nội dung như thế này:

 Cover Letter thực tập viết như thế nào?
 Cover Letter thực tập viết như thế nào?

“As a Tourism student, I’m an energetic person, I’m skilled at communicating with people,  organising some Schedule and Managing time well. Besides, I’ve participated in Hanoi Free tour guide. It is a tour guide clubs where I joined for helping Foreigners to discover the Vietnam beauty at some famous tourist destination around Hanoi. I’ve been holding alot of events, activities as an unofficial tour guide when I was a sophomore in college. 

I have passionate for Tourism as my career choice and I would love to have this opportunity to become an intern for Viet Travel. This Position would help me to deepen the knowledge and Broad the necessary experiences in the professional work environments what is exactly what I would love to do after my graduation.”

Dĩ nhiên, nếu bạn có thêm nhiều thế mạnh khác đừng ngại ngùng để trình bày trong nội dung này. Đó sẽ là điểm cộng giúp bản Cover letter của bạn trở nên thu hút hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, dù là Cover letter xin thực tập là tiếng Việt hay tiếng Anh, thì những nội dung bạn trình bày trong phần nội dung này cần có sự liên kết chặt chẽ với công việc của bạn.

Đến đây, chắc chắn các bạn đã hình dung rõ ràng về cách viết nội dung một bản Cover letter xin thực tập chuẩn không cần chỉnh rồi đúng không. Vậy phần kết thư thì viết như thế nào? 

Tìm việc nhanh

2.4. Phần kết Cover letter thực tập

 Phần kết Cover letter thực tập
 Phần kết Cover letter thực tập

Trong phần kết thư, ngoài việc bày tỏ sự  cảm ơn chân thành đến quý công ty, cá nhân mà bạn gửi đơn xin ứng tuyển. Bạn có thể trực tiếp bày tỏ nguyện vọng để nhà tuyển dụng xem xét và gọi đến địa chỉ liên hệ của bạn. Chúng ta có thể tham khảo đoạn kết thư ngay sau đây nhé:

"I would love talk more about this position and you can keep in touch with me at 012345678. My Mail is Harieajc@gmail.com. if you have any questions, you can contact with me. I’m looking forward to hear you".

Các bạn cũng đừng quên khi gửi đến các đơn vị tuyển dụng một lời cảm ơn sâu sắc vì đã bớt chút thời gian xem bức thư của bạn, dạng như:

"Thanks for your consideration".

Khi ký tên, trong văn phòng nước ngoài, bạn nên đính kèm thêm từ trong tổ hợp những từ bộc lộ thái độ trân trọng như: Best, Regard, Sincerely… trước khi ký tên nhé. 

Xem thêm: Mẫu thư giới thiệu du học

3. Những lưu ý khi viết Cover letter thực tập?

 Những lưu ý khi viết Cover letter thực tập?
 Những lưu ý khi viết Cover letter thực tập?

Ngoài việc lựa chọn thư xin việc viết tay hay viết thư xin việc qua email thì trong quá trình viết thư ngỏ xin thực tập, để đáp ứng tiêu chuẩn về hình thức, văn phòng chuẩn nước ngoài, bạn có thể tham khảo vài mẫu Cover letter thực tập được viết bởi các đàn anh, đàn chị có kinh nghiệm trước, kết hợp với một số lưu ý sau đây:

3.1. Trau dồi từ vựng chuyên ngành

Khoảng 80% nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc độ thuyết phục trong Cover letter của bạn thông qua lớp từ chuyên ngành và lớp từ khóa liên quan đến vị trí tuyển dụng mà họ trình này trên những bản mô tả công việc hay tin tuyển dụng. Khi viết Cover letter xin thực tập, trước hết bạn phải trau dồi vốn từ vựng tiếng Anh đúng chuyên ngành của mình và kiểm tra chúng lại thật kỹ trong mọi tình huống. 

3.2. Cô đọng, ngắn gọn

 Cô đọng, ngắn gọn khi viết Cover letter xin thực tập
 Cô đọng, ngắn gọn khi viết Cover letter xin thực tập

Dù là một bản nội dung thống nhất có mở đầu, có kết thúc, thế nhưng bản chất của một Cover letter thực tập chỉ trình bày và thuyết phục nhà tuyển dụng bằng những nội dung nổi bật và đã có chọn lọc. Do vậy, ngoài tình chính xác về mặt từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, văn phong thì độ ngắn gọn cô đọng cũng hết sức quan trọng. Độ dai đẹp nhất cho một bản Cover letter xin thực tập, đó chính là khoảng ⅚ trang A4. 

Trên đây chính là toàn bộ chia sẻ của timviec365.vn về cách viết Cover letter xin thực tập tiếng Anh chuẩn nhất. Mong rằng, nó sẽ thật sự hữu ích với tất cả các bạn. Chúc các bạn sớm sở hữu một vị trí thực tập như mơ ước nhé. 

CV online

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý