Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Mô tả công việc trưởng phòng chuỗi cung ứng chi tiết nhất

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trưởng phòng chuỗi cung ứng được coi là một vị trí quản lý cấp cao trong hệ thống các vị trí việc làm hiện nay. Vậy, với vai trò là một người đứng đầu, một người chịu trách nhiệm quản lý hàng chục nhân viên của một bộ phận thì công việc thường ngày sẽ bao gồm những công việc nào? Mô tả công việc trưởng phòng chuỗi cung ứng chi tiết ra sao? Các bạn cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

 

1. Bản mô tả công việc trưởng phòng chuỗi cung ứng

Trưởng phòng chuỗi cung ứng hay còn được biết đến với tên gọi là Supply Chain Manager. Đây được coi là một vị trí công việc mà khá nhiều ứng viên mơ ước, tuy nhiên lại không thể dễ dàng để đạt được. Là một vị trí quản lý cấp cao, trưởng phòng chuỗi cung ứng sẽ có trách nhiệm quản lý các công việc ở trong phòng chuỗi cung ứng mà mình quản lý. Từ việc đưa hàng hóa, sản phẩm từ nhà sản xuất hay nhà cung ứng tới được tay của khách hàng, người tiêu dùng.

Trưởng phòng chuỗi cung ứng là gì?
Trưởng phòng chuỗi cung ứng là gì?

Trưởng phòng chuỗi cung ứng sẽ là người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động diễn ra trong quy trình sản xuất, từ việc mua nguyên liệu cho tới khi sản phẩm được hoàn thành một cách hoàn chỉnh. Thêm vào đó, họ sẽ phải đảm bảo được rằng lượng sản phẩm tạo ra phải đúng số lượng, theo thời gian yêu cầu và đưa đến tay người tiêu dùng theo đúng thời hạn trong kế hoạch đã đề ra. 

Vậy, chi tiết ra thì Trưởng phòng chuỗi cung ứng sẽ thực hiện những công việc gì? Dưới đây sẽ là bản mô tả công việc trưởng phòng chuỗi cung ứng các bạn có thể tham khảo.

mo-ta-cong-viec-truong-phong-chuoi-cung-ung.doc

1.1. Thực hiện việc dự đoán thị trường và xây dựng chiến lược

Supply Chain Manager sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện việc dự đoán các nhu cầu của thị trường. Họ phải xác định xem hiện tại thị trường đang cần gì, các sản phẩm, mặt hàng nào sẽ được tiêu thụ mạnh trong thời gian tới và những hàng hóa nào sẽ có thể đáp ứng được các yêu cầu mà thị trường đòi hỏi,...

Trưởng phòng chuỗi cung ứng làm gì
Trưởng phòng chuỗi cung ứng làm gì?

Sau khi xác định được nhu cầu đó thì trưởng phòng chuỗi cung ứng sẽ chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch, chiến lược liên quan để tiến hành việc thu mua hàng hóa, sản phẩm cho công ty, doanh nghiệp mình. Việc này nhằm đảm bảo được việc có đủ số lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường trong thời gian tới cũng như có khả năng để có thể sản xuất ra các sản phẩm cần thiết đó.

1.2. Thực hiện việc lập ngân sách phù hợp với từng dự án

Là người đứng đầu trong phòng nên Trưởng phòng chuỗi cung ứng sẽ phải thực hiện việc xây dựng, lập ra các dự trù ngân sách phù hợp với từng dự án khác nhau. Mỗi một dự án được triển khai sẽ có quy mô và tính chất khác nhau. Do vậy mà kinh phí, ngân sách của mỗi dự án cũng sẽ có sự khác nhau. 

Mô tả chi tiết công việc ra sao?
Mô tả chi tiết công việc ra sao?

Việc lập ra bản dự trù kinh phí sẽ có thể nắm bắt được khoản kinh phí phải bỏ ra với mỗi dự án và xem xét độ phù hợp của dự án đó với tính chất và quy mô của công ty, doanh nghiệp mình. Hơn hết, trong quá trình lập bản ngân sách, trưởng phòng chuỗi cung ứng có thể thực hiện việc điều chỉnh thu mua sao cho phù hợp và hợp lý nhất có thể.

Việc làm trưởng phòng cung ứng

1.3. Thực hiện việc tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng

Supply Chain Manager thường là những người có kinh nghiệm và kỹ năng. do vậy, họ sẽ là người chịu trách nhiệm xây dựng các chiến lược phù hợp nhằm tìm kiếm được nhà cung cấp phù hợp với công ty và doanh nghiệp mình.

Quản lý các quy trình mua hàng và xuất nhập hàng hóa
Quản lý các quy trình mua hàng và xuất nhập hàng hóa

Cần phải xây dựng và lập ra một danh sách các nhà cung cấp tiềm năng. Sau đó thực hiện việc đánh giá, lựa chọn các nhà cung cấp tiềm năng. Việc đánh giá, lựa chọn cần phải dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau có thể kể đến như giá cả, chất lượng sản phẩm,.... Thông qua việc xét từng tiêu chí đó với các nhà cung cấp để trưởng phòng chuỗi cung ứng có thể chọn lựa được nhà cung cấp phù hợp nhất trong những nhà cung cấp còn lại.

Thêm vào đó, trưởng phòng chuỗi cung ứng còn có nhiệm vụ xây dựng hệ thống nhà cung cấp ở trong và ngoài nước. Điều này nhằm mục đích cho việc tìm kiếm được nguồn sản phẩm, nguyên liệu có chất lượng cao với mức chi phí phải bỏ ra thấp nhất có thể. Việc mở rộng hệ thống cung cấp sẽ giúp cho công ty, doanh nghiệp có thêm nhiều đất hơn để thực hiện việc tìm kiếm và đưa ra những sự lựa chọn tốt nhất cho công ty, doanh nghiệp.

Việc làm trưởng phòng vật tư

Tìm kiếm các nhà cung ứng tiềm năng
Tìm kiếm các nhà cung ứng tiềm năng

Xem thêm: Hé lộ lương xuất nhập khẩu tại đây!

1.4. Thực hiện việc kiểm soát quy trình mua hàng, xuất nhập hàng

Đây cũng là một trong số các công việc mà một trưởng phòng chuỗi cung ứng phải đảm nhận. Việc mua hàng, xuất nhập hàng là quy trình cần phải được kiểm soát và theo dõi, giám sát một cách sát sao, cụ thể nhất. 

Bởi đây là quy trình liên quan đến việc số lượng sản phẩm có đảm bảo để có thể đưa tới các nơi tiêu thụ khác và cung cấp cho thị trường một cách đầy đủ nhất. Hơn hết, việc kiểm soát chắc chắn còn đảm bảo được hàng hóa mua vào hay xuất ra đều đúng như trên giấy tờ, chất lượng, mẫu mã đảm bảo đúng như theo yêu cầu. Kiểm soát chặt chẽ việc ra, vào của các loại mặt hàng, sản phẩm nhằm chắc chắn được sẽ không có những vấn đề phát sinh nào có thể xảy ra sau đó và nếu như có điều gì xảy ra thì có thể kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý.

Xây dựng các chiến lược, kế hoạch cụ thể
Xây dựng các chiến lược, kế hoạch cụ thể

Thêm vào đó, Supply Chain Manager sẽ có nhiệm vụ trực tiếp quản lý việc mua hàng để có thể đáp ứng được kịp thời nhu cầu của thị trường, đem lại hiệu quả cao và phục vụ cho các hoạt động của công ty, doanh nghiệp. 

Việc làm trưởng phòng mua hàng

1.5. Thực hiện việc quản lý toàn bộ các công việc của Phòng

Trưởng phòng chuỗi cung ứng sẽ người chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của phòng mua hàng, logistics, kho vận. Là người quản lý cũng như đứng đầu, vì thế, mọi hoạt động, công việc diễn ra đều nằm trong tầm kiểm soát cũng như là trách nhiệm của Supply Chain Manager. 

Điều phối, phân chia công việc
Điều phối, phân chia công việc

Họ sẽ là người thực hiện việc phân chia, điều phối các công việc, hoạt động liên quan nằm trong trách nhiệm thực hiện của mình. Có nhiệm vụ đốc thúc nhân viên triển khai và làm việc một cách tích cực. Thêm vào đó, trưởng phòng chuỗi cung ứng sẽ phải hướng dẫn cũng như hỗ trợ nhân viên trong việc thực hiện các công việc được giao.

Ngoài ra, các trưởng phòng chuỗi cung ứng sẽ là người chịu trách nhiệm toàn bộ về các vấn đề phát sinh trong phòng của mình. Bất kể là các vấn đề về con người hay công việc thì trưởng phòng chuỗi cung ứng đều sẽ là người đứng ra nhận trách nhiệm, giải quyết khắc phục hậu quả, nói chung là tìm ra hướng giải quyết một cách tối ưu nhất.

1.6. Thực hiện việc soạn thảo hợp đồng quan trọng

Với Supply Chain Manager, họ sẽ phải thường xuyên gặp gỡ đối tác cũng như triển khai các hoạt động ký kết hợp đồng liên quan. Vì vậy, sẽ có rất nhiều các bản hợp đồng có giá trị lớn và kèm theo đó chính là sử dụng các điều khoản được nêu ra giữa hai bên. Do vậy, để một bản hợp đồng chuẩn chỉnh cũng như không có sai lầm nào thì trưởng phòng chuỗi cung ứng sẽ có trách nhiệm chính trong việc soạn thảo các bản hợp đồng này.

Soạn thảo các hợp đồng quan trọng
Soạn thảo các hợp đồng quan trọng

Các hợp đồng mua hàng sẽ phải được xây dựng dựa trên quy định của pháp luật và phù hợp với các tiêu chí mà Công ty đã đề ra. các điều khoản cần đảm bảo sự công bằng giữa hai bên, thêm vào đó là nội dung cần chính xác như những gì đã thỏa thuận trước đó. Trước khi được in ra thì bản hợp đồng cần phải được rà soát lại một cách kỹ càng để chắc chắn không còn một lỗ hổng nào tồn tại.

Đây là các công việc cụ thể của một trưởng phòng chuỗi cung ứng. Ngoài những công việc chính trên thì Supply Chain Manager sẽ có nhiệm vụ thực hiện các công việc khác theo yêu cầu được giao từ cấp trên. Có thể nhắc đến như việc đi công tác, gặp gỡ đối tác, thực hiện việc xây dựng các báo cáo,...

Việc làm nhân viên logistics

2. Yêu cầu công việc với vị trí Supply Chain Manager

Vị trí trưởng phòng là một vị trí không hề đơn giản. Do vậy, để có thể đạt được vị trí này thì các ứng viên cần thỏa mãn được các yêu cầu công việc mà vị trí này đề ra.

yêu cầu công việc
Yêu cầu công việc

Vậy, để trở thành một Supply Chain Manager thì cần phải thỏa mãn được những điều gì?

Yêu cầu đầu tiên chính là về bằng cấp. Với vị trí công việc này thì ứng viên cần phải tốt nghiệp Đại học trở lên các chuyên ngành như kinh tế quốc tế, kinh tế đối ngoại, thương mại hay các chuyên ngành liên quan khác,... Điều này nhằm xác nhận rằng bạn đã được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản về lĩnh vực mà bạn theo đuổi cũng như ứng tuyển hiện tại. Thêm vào đó là có kinh nghiệm ít nhất là 5 năm với vị trí tương đương. Việc yêu cầu kinh nghiệm 5 năm nhằm chắc chắn bạn đã hiểu rõ về vị trí cũng như khối lượng công việc mà mình sẽ phải đảm nhận. 

Tiếp đến chính là các yêu cầu về kiến thức và sự hiểu biết của ứng viên về lĩnh vực hay vị trí mà mình đảm nhận. Với trưởng phòng chuỗi cung ứng thì vị trí này yêu cầu phải có sự hiểu biết về pháp luật trong các lĩnh vực kinh doanh và xuất nhập khẩu. Việc có kiến thức và sự hiểu biết chắc chắn sẽ giúp cho công việc được tiến hành và giải quyết một cách đúng theo quy trình, hợp pháp và không để xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn phát sinh. 

Kiến thức và kỹ năng
Kiến thức và kỹ năng

Bên cạnh các yêu cầu về bằng cấp, kiến thức chuyên môn thì các ứng viên sẽ cần phải có các kỹ năng cần thiết. Một vài kỹ năng cần có có thể nhắc đến chính là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, kỹ năng phân tích, kỹ năng đàm phán,... Việc sở hữu các kỹ năng này sẽ giúp cho các ứng viên có thể gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng bởi kỹ năng là yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện các công việc một cách hoàn hảo nhất.

Đặc biệt là việc sở hữu khả năng nói tiếng Anh cũng sẽ là một điểm cộng rất lớn giúp bạn có thể tạo được điểm nhấn cho mình khi ứng tuyển. Bởi đây là vị trí cần sự giao tiếp cũng như tìm tòi các nguồn thông tin nước ngoài. 

Không chỉ vậy, việc chịu được áp lực cao trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cũng sẽ là tố chất cần có của một ứng viên khi ứng tuyển vị trí Trưởng phòng chuỗi cung ứng. 

Việc làm logistic tại Hồ Chí Minh

Tố chất cần thiết
Tố chất cần thiết

3. Vị trí trưởng phòng chuỗi cung ứng có quyền lợi gì?

Là một vị trí quản lý, lãnh đạo, trưởng phòng chuỗi cung ứng sẽ nhận được các quyền lợi và mức đãi ngộ tuyệt vời. Trở thành một Supply Chain Manager ứng viên sẽ có cơ hội được làm trong một môi trường chuyên nghiệp, hiện đại, dân chủ. Đây sẽ là môi trường đem đến nhiều sự thuận lợi cho sự thăng tiến, phát triển sau này của ứng viên. Hơn hết, đây cũng sẽ có thể là môi trường làm việc mà bạn có thể gắn bó lâu dài về sau.

Việc trở thành một trưởng phòng chuỗi cung ứng thì bạn vẫn sẽ nhận được những quyền lợi cơ bản theo luật lao động như việc đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hay bảo hiểm thất nghiệp,... Ngoài ra sẽ là những chính sách, mức đãi ngộ từ chính công ty, doanh nghiệp mà bạn làm việc. Có thể kể đến như việc thưởng vào các ngày lễ lớn, thưởng lương tháng 13, các gói chăm sóc sức khỏe toàn diện, các chuyến du lịch trong nước và quốc tế,... Đây sẽ là những mức đãi ngộ mà bạn có thể nhận được. 

Quyền lợi ra sao?
Quyền lợi ra sao?

Đặc biệt, nếu như bạn có năng lực tốt thì sẽ có cơ hội được đưa đi đào tạo tại các môi trường chuyên nghiệp nước ngoài. Như vậy bạn sẽ có cơ hội để phát triển và phát huy được các năng lực của bản thân. 

Một điều không thể không nhắc tới chính là mức thu nhập của trưởng phòng chuỗi cung ứng. Với vị trí công việc này mức thu nhập bạn có thể nhận được đó là 22 triệu đồng. Khoảng lương trung bình của vị trí này sẽ rơi vào từ 18 - 25 triệu đồng. Đây sẽ là một vị trí công việc đem đến mức thu nhập ổn định cho ứng viên. Bên cạnh mức lương cứng thì đây sẽ là vị trí mà bạn có thể nhận thêm các khoản thu nhập khác. 

Việc làm logistic tại Hà Nội

4. Ứng tuyển vị trí Trưởng phòng chuỗi cung ứng

Có thể nhận thấy, hiện nay, việc nắm bắt các thông tin tuyển dụng vị trí Trưởng phòng chuỗi cung ứng là điều rất dễ dàng. Có rất nhiều nguồn tin mà bạn có thể lựa chọn tham khảo và tìm kiếm cơ hội cho mình. Hơn hết, xu hướng sử dụng Internet để tìm kiếm các thông tin tuyển dụng đang rất phổ biến. 

Ứng tuyển như thế nào?
Ứng tuyển như thế nào?

Và một gợi ý dành cho bạn chính là Timviec365.vn. Đây được coi là một trang web chuyên cung cấp các thông tin việc làm, tuyển dụng ở đang dạng các ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Vì thế, bạn có thể tìm kiếm được bất kỳ thông tin tuyển dụng ở bất ký lĩnh vực nào mà bạn đang quan tâm. Không chỉ vậy, với việc cập nhật thường xuyên, nhanh chóng thì Timviec365.vn sẽ có thể mang đến cho bạn những cơ hội việc làm phù hợp nhất.

Hiện nay, Timviec365.vn còn cung cấp thêm tính năng tạo lập CV online dành cho ứng viên. Do đó, bạn có thể dễ dàng sáng tạo nên các bản CV chuyên nghiệp nhưng vẫn có dấu ấn cá nhân. Và nhờ tính năng này thì việc ứng tuyển vào vị trí Trưởng phòng chuỗi cung ứng online cũng sẽ thuận tiện hơn rất nhiều, giúp bạn nâng cao được khả năng nắm bắt được cơ hội việc làm hấp dẫn này.

Đến với Timviec365.vn
Đến với Timviec365.vn

Chỉ với vài ba bước thực hiện đơn giản như đăng ký tài khoản dành cho ứng viên, đăng nhập vào website Timviec365.vn là bạn có thể sử dụng được các tính năng hữu ích của Timviec365.vn rồi.

Trên đây là những thông tin về vị trí Trưởng phòng chuỗi cung ứng và mô tả công việc trưởng phòng chuỗi cung ứng chi tiết gửi tới các bạn. Mong rằng, sau khi đọc bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về vị trí công việc này và đưa ra sự định hướng đúng đắn cho bản thân mình. Nếu như bạn muốn ứng tuyển vào vị trí Trưởng phòng chuỗi cung ứng thì Timviec365.vn sẽ là một cây cầu giúp bạn đi đến được cơ hội phù hợp nhất dành cho bạn.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;