Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 06 năm 2024
Tháng 8 dương lịch đã tới báo hiệu thời khắc lập thu trong năm. Trong thời khắc mùa thu sẽ gợi cho con người ta nhất là đối với những đứa trẻ đó chính là các dịp, ngày quan trọng như là tựu trường, khai giảng, Tết Trung Thu. Và tiếng trống khai trường, tiếng trống Trung Thu khi múa lân là không thể thiếu để ghi dấu những ngày lễ ấy. Vậy bạn đã bao giờ tìm hiểu về nghề làm trống ở nước ta chưa? Qua bài viết này hãy cùng với tôi tìm hiểu về làm trống cổ truyền của dân tộc mình nhé!
Nghề làm trống trên đất nước Việt Nam ta không thể không kể đến làng nghề trống Đọi Tam ở làng Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam bởi nghề làm trống này có từ rất lâu đời, đã có lịch sử từ nghìn năm và đã phát triển từ ngày xưa với phương thức cổ truyền cha truyền con nối, cụ thể là gia đình truyền nghề nối nghiệp nghề làm trống cho con trai ruột và con dâu, mà không truyền nghề cho con gái và con rể.
Nghề làm trống Đọi Tam đã trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống vì có rất nhiều công dụng theo các loại trống khác nhau sử dụng trong các dịp lễ khác nhau, hơn nữa nó còn thể hiện cả văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam ta, những loại trống có thể kể đến như là: trống thờ ở các ngôi chùa, miếu, đền để trưng bày, thờ cúng như hiện vật, trống trong các chương trình, hoạt động nghệ thuật dân gian phục vụ cho các chương trình biểu diễn ca hát văn nghệ cộng đồng, trống dùng trong quân đội, quân sự để phục vụ các công tác quân sự cho lính, trống sử dụng cho các môi trường cho vai trò truyền tải thông tin, mệnh lệnh ví dụ như trống trong trường học, trống dùng cho các dịp lễ, cổ vũ, cổ động,... như là Tết Trung Thu, các lễ hội, thi đấu ở làng quê. Có thể nói, nghề làm trống thể hiện được giá trị lịch sử văn hóa tinh thần nghệ thuật rất lớn đối với bề dày lịch sử nước nhà.
Nói về ông tổ đầu tiên truyền nghề cho các con cháu đời sau, cách đây hơn 1000 năm có 2 ông tổ là Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản. Hai người là anh em ruột trong một nhà. Theo như câu chuyện truyền thuyết về ông tổ làng nghề làm trống ở làng Đọi Tam tương truyền lại thì vào năm 986, dân làng đón vua Lê Đại Hành về làng tham gia cày ruộng khuyến nông, 2 anh em nhà cụ Năng và cụ Bản đã xung phong tự tay làm nên một chiếc trống to để chào đón vua về làng. Tiếng trống rền vang như tiếng sấm kêu đã trở nên ấn tượng và về sau này dân làng đã tôn hai cụ lên là Trạng Sấm.
Ngày nay thì làng nghề làm trống Đọi Tam nổi tiếng và có mặt ở trên mọi miền Tổ Quốc hình chữ S thân thương, tuy nhiên vào mỗi dịp hội làng và ngày giỗ tổ là mọi người sẽ tìm về với làng nghề gốc để tham gia văn hóa, dự lễ hội tại quê nhà. Làng nghề cứ như vậy cha truyền con nối đối với con trai và gia đình riêng của con trai mà không truyền cho con gái, con rể hay người ngoài vì sợ thất truyền nghề làm trống.
Những cậu con trai làng Đọi Tam thời xưa với độ tuổi từ 12, 13 tuổi là đã được truyền nghề khi tham gia làm những loại trống nhỏ; khi lớn hơn với độ tuổi 16, 17 tuổi thì sẽ được bố và anh trai hướng dẫn cho làm các loại trống đại. Loại trống sấm sẽ chỉ dành cho những người đàn ông có kỹ thuật thành thục, nhiều kinh nghiệm, có sức khỏe và thể lực tốt đủ đáp ứng với loại trống có kích thước to này, đủ sức mạnh để có thể thao tác tạo nên loại trống này.
Thợ làng nghề làm trống Đọi Tam có thể làm được rất nhiều loại trống từ trống cơm, trống trường, trống đại, trống đội, trống ở các đình làng, trống chèo, trống Trung Thu, trống hội, trống múa lân,...
Việc làm Lao động phổ thông tại Hà Nội
Vậy các quy trình tạo nên một chiếc trống cần đặc biệt chú ý tới những nguyên liệu gì và các bước làm trống diễn ra như thế nào, bạn hãy cùng với tôi tìm hiểu ngay bây giờ nhé.
Một chiếc trống thông thường sẽ có cấu tạo to và tròn, được thiết kế cân đối giữa thân trống với chu vi đường tròn của mặt trống tạo nên sự hài hòa thống nhất. Trống gồm có 3 phần: mặt trống, thân trống và đế trống. Khi sử dụng tạo ra âm thanh hoặc làm bộ gõ nhịp trong âm nhạc thì người chơi trống có thể sử dụng dùi trống hoặc chỉ dùng những ngón tay để tạo nên âm thanh của trống. Mặt trống được cấu tạo và chế tạo từ nguyên liệu là những loại da khác nhau tùy theo người làm trống chọn lựa, họ sẽ căng tấm da làm trống và sau đó gắn chặt lên bề mặt thành trống. Mặt da càng cứng và được căng cẩn thận, tâm huyết thì sẽ có âm thanh trầm hơn và rõ ràng hơn.
Những công cụ được sử dụng trong làng nghề bao gồm rất nhiều nên được phân chia rất cụ thể và rõ ràng, kèm theo những dụng cụ riêng biệt, có dụng cụ dùng để tang trống, có dụng cụ để làm da trống. Những dụng cụ dùng để làm tang trống bao gồm có ván bài, đòn ống, yếm bào, dao rựa, dao bào, ca hạt mớp, máy chuyên dụng để xẻ gỗ, con nạo, bào, tiện dạng đứng và dạng ngang, con sản, những nguyên liệu để làm nên da trống thì đơn giản hơn nhiều đó chính là nghiến, dùi đục, khom, chủ yếu là những loại dụng cụ để căng mặt trống và gắn mặt trống với phần thân trống.
Quy trình để có thể sản xuất ra một chiếc trống sẽ phải trải qua các công đoạn: làm da, làm tông, làm bưng trống. Để hoàn thành được một sản phẩm chiếc trống tốt, khâu chọn lựa nguyên liệu là rất quan trọng. Người nghệ nhân cần phải thật cẩn trọng và tỉ mỉ khi chọn gỗ và da trâu để có thể làm nên chiếc trống đảm bảo được khi sử dụng. Gỗ sẽ đem để làm tang trống (thân trống) còn da trâu sẽ dành cho mặt trống. Ở làng nghề làm trống Đọi Tam có một câu nói ca dao rất nổi tiếng đó là: “Da trâu tang mít, đánh ít kêu nhiều.” Câu ca dao đọc lên có thể hiểu ngay là nếu phần thân trống nếu làm bằng gỗ mít và phần mặt trống làm bằng da trâu thì sẽ là chuẩn nhất và đem lại hiệu quả cao cho chiếc trống được làm ra “đánh ít kêu nhiều”.
Loại gỗ mít này phải là gỗ mít già, vừa, nhẹ, không bị ngót hao đi, cái quan trọng nhất là khi đánh thì giữ được “tiếng”, còn da trâu cũng phải là được lấy từ da của con trâu cái, trâu già, có độ bền và dẻo dai. Khi lựa mua da trâu thì người ta hay chọn con có nhiều nếp nhăn, có lông bạc để có thể làm trâu tốt hơn. Khi chọn da trâu có một lưu ý là đại kỵ là mua những da trâu của con trâu béo, trâu trắng. Cho tới khi công đoạn căng da trâu làm mặt trống cũng cần phải cẩn thận vì cần phải căng bề mặt và cũng cần phải kín để đảm bảo khi đánh trống lên thì tiếng trống vang, kêu, giòn.
Việc làm Lao động phổ thông tại Hồ Chí Minh
Nghề làm trống trông vậy mà lại đem về nhiều lợi ích thiết thực cho người dân khi tham gia ngành nghề này, cũng tìm hiểu với tôi ở phần tiếp theo.
Những sản phẩm trống không chỉ được buôn bán và đặt hàng ở quy mô trong làng xóm huyện mà được chuyển tới khắp 63 tỉnh thành trên toàn nước Việt Nam, nghề làm trống đã đến với hàng trăm hộ trong làng. Cùng với sự sáng tạo và luôn luôn học hỏi tìm hiểu những cách làm mới nên các sản phẩm luôn trở nên mới mẻ và đáp ứng được thị hiếu của người dùng, khách mua trống. Đó là biểu hiện của sự đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới đi lên từ những gì đã có, tạo ra rất nhiều chủng loại, kiểu cách mới. Những nghệ nhân đã có thể sản xuất ra các loại trống của người Chăm, người Khmer, và các loại trống nhỏ để phục vụ cho trang trí tất cả các chương trình, sự kiện văn hóa du lịch.
Dần dần từ đó thì nghề làm trống đã đem lại được những lợi ích về mặt kinh tế cũng như là giúp cho người dân đi lên từ hai bàn tay trắng, làm giàu trên chính vùng quê chiêm trũng để gây dựng được kinh tế đủ đầy hơn.
Nghề làm trống cụ thể đã khiến cho giải quyết được thường xuyên 500 việc làm cho những người dân trong thôn xóm. Nhờ có ngành nghề truyền thống này mà theo thống kê những năm gần đây thì không có người lao động nào bị thất nghiệp không có việc làm, đời sống sinh hoạt của nhân dân từng ngày được cải thiện và nâng cao, nhiều người giàu có lên từ chính bàn tay khối óc của mình nhờ vào nghề làm trống.
Làm nghề trống cũng là một hành động giữ vững và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc bởi vì khi chúng ta luôn có nguồn lao động tiếp tục với ngành nghề để từ đó có thể bảo tồn các giá trị tinh thần, truyền thống văn hóa, để đời sau có thể tiếp tục được nhìn ngắm và chiêm ngưỡng cũng như là biết cách để tạo ra được những sản phẩm trống theo đúng quy cách cổ truyền là như thế nào.
Có rất nhiều ngành nghề và người ta có thể chọn những ngành đang phát triển, đang thịnh hành hoặc đem về mức lương cao hoặc đơn giản vì người ta đam mê với ngành nghề ấy, nhưng không phải ai cũng có thể đủ sâu sắc và tâm huyết để đảm nhận vai trò trọng trách trong ngành nghề mang tính truyền thống này như nghề làm trống. Chính bởi thế, nghề làm trống có thể được nói là đem về nhiều lợi ích cho người nghệ nhân làm trống cũng như là có nhiều cái hay, ấn tượng mà mọi người nhất là các bạn trẻ nên tìm hiểu nét đẹp thuộc văn hóa Việt Nam này.
Vậy là những thông tin đầy đủ nhất về nghề làm trống đã được cập nhật trong bài viết này, để có thể tìm hiểu thêm về những làng nghề truyền thống khác trên đất nước Việt Nam, bạn có thể truy cập vào trang web timviec365.vn nhé, trong trang web sẽ có sẵn cho bạn những thông tin mới nhất.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc