Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nghề trồng hoa là công việc gì? Làm giàu từ nghề truyền thống

Tác giả: Hà Ngọc Ánh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Một trong những công việc tồn tại rất lâu đời đồng thời đem lại nhiều giá trị kinh tế cho đời sống nhân dân đó chính là nghề trồng hoa. Cùng Ngọc Ánh tìm hiểu chi tiết công việc này qua bài viết dưới đây bạn nhé!

 

1. Nghề trồng hoa là công việc gì? Điều kiện nào để công việc này phát triển

1.1. Giới thiệu về nghề trồng hoa - bàn tay khéo léo của nghệ nhân nông nghiệp

Nghề trồng hoa là một ngành nghề, một công việc truyền thống phát triển từ rất lâu đời tại nước ta. Xuất phát từ nền tảng đa dạng khí hậu trên sự đặc trưng của nền nhiệt đới gió mùa, Việt Nam sở hữu cho mình rất nhiều những điều kiện thuận lợi để nghề trồng hoa phát triển cũng như để đa dạng hóa các sản phẩm từ hoa.

Giới thiệu về nghề trồng hoa - bàn tay khéo léo của nghệ nhân nông nghiệp
Giới thiệu về nghề trồng hoa - bàn tay khéo léo của nghệ nhân nông nghiệp

Hỏi bất kỳ người nghệ nhân trồng hoa nào, gần như không phải ai cũng nắm rõ về lịch sử ra đời của công việc truyền thống này, chỉ biết rằng, ở gia đình họ thì nghề trồng hoa đã được truyền từ đời này sang đời khác. Và không chỉ phát triển như một làng nghề truyền thống, nghề trồng hoa còn phát triển song song với định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa mà nổi bật đó là việc ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động nuôi cấy giống và ứng dụng trong thực tế các giống hoa.

Là một nhánh của ngành nông nghiệp, nghề trồng hoa đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào cơ cấu GDP chung của cả nước cũng như nâng cao chất lượng đời sống nhân dân lao động.

1.2. Những điều kiện thuận lợi để nghề trồng hoa phát triển

Chơi hoa – chơi cây kiểng đang dần trở thành một xu hướng hiện nay. Không giống như những xu hướng khác chỉ bùng lên một thời gian rồi dập tắt mà chơi hoa đã tồn tại rất lâu đời nhưng rầm rộ hơn vào những năm gần đây. Vì lẽ, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày một được nâng cao, người dân dần thiên hướng về cái đẹp, về chăm sóc những giá trị tinh thần cho bản thân. Bởi thế mà nghề trồng hoa và thói chơi hoa cũng phát triển vì cớ đó.

Nghề trồng hoa là công việc gì? Điều kiện nào để công việc này phát triển
Nghề trồng hoa là công việc gì? Điều kiện nào để công việc này phát triển

Chưa kể tới, nước ta cũng đã sở hữu sẵn cho mình rất nhiều điều kiện thuận lợi để nghề nông nói chung và nghề trồng hoa nói riêng phát triển. Cụ thể những điều kiện thuận lợi này như sau:  

Dọc ven sông hồng, nơi có lượng phù sa màu mỡ đã phát triển lên những nghề trồng hoa nổi tiếng khắp cả nước như Nhật Tân với “đặc sản” là đào, hay các huyện ven sông khác như Quốc Oai, Thường Tín với đa dạng các loại hoa như hồng, cúc, lan, … Không riêng gì tại Hà Nội, ven sông các địa phương khác trên cả nước việc tận dụng phù sa sông để trồng hoa phát triển kinh tế cũng rất đa dạng. Điểm qua nước hiện nay có khoảng 3260 dòng sông lớn nhỏ đã tạo điều kiện thuận lợi cho rất nhiều làng hoa phát triển ven mình.

Sự đa dạng khí hậu nước ta cũng là điều kiện thứ hai để nghề trồng hoa phát triển. Ví như ở khu vực miền Bắc, với đặc trưng nền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các loài hoa đặc trưng như hồng, cúc, đào, lan, … vì thế mà phát triển đa dạng. Các làng nghề trồng hoa nơi đây thường chuyên trồng một sản phẩm hoa nào đó theo đặc trưng khí hậu cũng như văn hóa ngành nghề truyền thống của mình.

Trong khi đó, các loài hoa đới lạnh khác lại được trồng nhiều tại những vùng khí hậu đặc trưng như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo, … và đã có rất nhiều làng hoa, các sản phẩm hoa nổi tiếng thế giới được trồng từ những địa phương này. Các sản phẩm hoa Đà Lạt, Sapa cũng là nguồn cung ứng hoa quan trọng cho cả nước. Với đặc điểm khí hậu đặc biệt của mình thì những địa phương này đã trồng được các giống hoa có nguồn gốc từ các nước Hàn đới, những giống hoa lạ của cả những nước Nhiệt đới, và cả những loài hoa đẹp đặc biệt của quốc gia Ôn đới. Cũng tại đây thì rất nhiều doanh nghiệp tư như phát triển hoa và các sản phẩm từ hoa thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Nghề trồng hoa lúc này không hoàn toàn là một nghề truyền thống theo đúng nghĩa đen của nó mà đã linh động, phát triển theo thiên hướng ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất. Chưa kể tới, hoa và các làng nghề từ hoa đã góp phần không nhỏ trong việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch của nước ta cũng như của các địa phương đặc thù này.

Những điều kiện thuận lợi để nghề trồng hoa phát triển
Những điều kiện thuận lợi để nghề trồng hoa phát triển

Cuối cùng là một trong những sản phẩm hoa mà nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến một tỉnh, những sản phẩm này đã góp phần không nhỏ vào thúc đẩy hoạt động du lịch, nâng cao đời sông nhân dân. Ví dụ như hoa Tam giác mạch – Hà Giang, Đào Nhật Tân – Hà Nội, … Những sản phẩm này đa phẩn xuất phát trừ mọc dày, tự do sau đó được trồng nhân rộng trên địa bàn tạo nên sản phẩm thực tế mà chúng ta nhìn thấy. Đặc biệt là tại các địa phương vùng cao, ven biên giới thì hoa được trồng chủ yếu là hoa dại, mọc tự do sau đó được quy hoạch và phát triển. Những sản phẩm này không chỉ để ngắm mà còn là nguyên liệu cho rất nhiều những sản phẩm khác như nguyên liệu ẩm thực, chữa bệnh, …

Ngoài ra, trên cả nước còn rất nhiều những nghề trồng hoa và sản phẩm từ khoa khác. Do sự đa dạng về khí hậu và địa hình nước ta mà ngành nghề này đã và đang phát triển ngày một đa dạng, đem lại thu nhập cao cho quần chúng nhân dân cũng như tạo công ăn việc làm cho cả lao động phổ thông và lao động qua đào tạo.

1.3. Tương lai phát triển của nghề trồng hoa như thế nào?

Nhìn vào xu hướng xã hội hiện nay có thể thấy rằng, các ngành về thẩm mỹ làm đẹp ngày một tăng cao khi mà đời sống xã hội ngày càng được nâng cao. Và hoa chính làm một sản phẩm thẩm mỹ đó. Chưa kể tới, văn hóa truyền thống nước ta cũng luôn coi hoa là một sản phẩm trang trí quan trọng trong gia đình đặc biệt là dịp lễ tế, ngày rằm – mùng một, hay những ngày quan trọng khác. Chính vì lẽ đó mà tương lai có thể thấy rằng, nghề trồng hoa sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa trước nhu cầu tăng cao của người dân hiện nay.

Tương lai phát triển của nghề trồng hoa như thế nào?
Tương lai phát triển của nghề trồng hoa như thế nào?

Song song với nhu cầu về cái đẹp, hoa còn góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy hoạt động thương mại du lịch của địa phương phát triển. Trước định hướng phát triển kinh tế chung của đất nước – thúc đẩy du lịch – dịch vụ phát triển – thì ngành nghề này càng nhiều điều kiện thuận lợi hơn nữa. Đặc biệt là khi các nghệ nhân trồng hoa biết liên kết với hoạt động du lịch và thương mại để tăng cao giá trị sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, nghề trồng hoa cũng phải đối diện với không ít những khó khăn như khó khăn do thay đổi thời tiết, khó khăn do bệnh dịch, sự bấp bênh của nền kinh tế, “văn hóa mua hoa”, phong cách chơi hoa cũng thay đổi liên tục khiến cả người trồng và người bán đều phải thân nhanh nhanh nhạy trong việc phát triển các sản phẩm của mình.

Thêm vào đó là sự thay đổi về thời tiết ảnh hưởng không nhỏ đến những loài hoa đặc thù như đào, quất, mai, … người nông dân thường mất gần như cả một năm để trồng, chăm sóc loài cây này chỉ để phục vụ vào dịp tết đến xuân về. Trong khi đó, nếu thời tiết thuận lợi thì không sao, thời tiết không thuận lợi như nắng to hay quá lạnh liên tục dẫn đến việc hoa nở trước dịp hoặc rất lâu sau dịp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm cuối cùng của người nông dân. Những đợi như vậy có thể làm thất thu đến hàng tỷ đồng.

Chưa kể tới là những vấn đề khác như mưa bão, dịch bệnh, thiên tai, … cũng tác động không nhỏ để sự sinh trưởng và phát triển của các loài hoa này. Ngược lại, khi điều kiện quá thuận lợi, bà con trồng nhiều dễ dẫn đến việc giá thành sản phẩm bị giảm do cạnh tranh giữa những người bán với nhau. Thêm nữa là văn hóa mua hoa của người Việt thường chọn “ngày sát nút” để ép giá thành phẩm. Nhiều người nông dân chấp nhận hủy bỏ toàn bộ sản phẩm của mình vì giá thành bán ra không đủ đáp ứng chi phí mà họ đã phải bỏ.

Trồng hoa
Trồng hoa

Nhìn chung, xoay quanh hoa và nghề trồng hoa có rất nhiều câu chuyện buồn vui lẫn lộn. Mặc dù vậy vẫn không thể phủ định được giá trị của ngành nghề này đem lại cho đời sống nhân dân cũng như cho các giá trị vật chất - tinh thần khác.

Việc làm Lao động phổ thông tại Hồ Chí Minh

2. Nghề trồng hoa có đặc thù công việc và yêu cầu nghề nghiệp như thế nào?

2.1. Mô tả công việc của nghệ nhân - nhân viên chăm sóc hoa

Trồng hoa là một nghề thuộc hệ thống ngành nông nghiệp, về cơ bản thì công việc của những nghệ nhân trồng hoa là chăm sóc sản phẩm của mình. Tùy từng loài hoa cụ thể mà những nghệ nhân trồng hoa sẽ có những công việc chi tiết khác nhau cho mình. Tuy nhiên, trong những doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm về hoa và cây cảnh, thì những nhân viên chăm sóc hoa sẽ có các công việc cụ thể như sau:

- Nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển các giống hoa mới.

- Chăm sóc: tưới nước, bón phân, … sản phẩm hoa của doanh nghiệp.

- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh trên cây.

- Kiểm tra liên tục chất lượng cây nhằm loại, cách ly kịp thời những cây đang bị bệnh.

- Thực hiện phòng bệnh diện rộng trên hệ thống.

- Thiết kế, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động.

- Báo cáo với chủ doanh nghiệp về những vấn đề hiện trạng của sản phẩm.

Mô tả công việc của nghệ nhân - nhân viên chăm sóc hoa
Mô tả công việc của nghệ nhân - nhân viên chăm sóc hoa

Trên lý thuyết, công việc của một nhân viên chăm sóc hoa – cây cảnh là như vậy, nhưng thực tế công việc mà họ thực hiện đa dạng, phức tạp hơn rất nhiều. Và để làm tốt công việc này, những nghệ nhân hay nhân viên chăm sóc phải trang bị cho mình rất nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm chuyên biệt.

Mẫu đơn xin việc

2.2. Nghề trồng hoa yêu cầu bạn những kiến thức, kỹ năng, đức tính nào?

Để làm tốt công việc này bạn cần có những đức tính, trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng như sau:

- Kiến thức nông nghiệp và trồng trọt: nghề trồng hoa nhìn chung là công việc dành cho lao động phổ thông, người thực hiện công việc này không cần phải có bằng cấp hay chứng chỉ nghề nghiệp, tuy nhiên nếu bạn không có kiến thức nông nghiệp bạn sẽ rất khó để thành công khi làm công việc này. Kiến thức nông nghiệp và trồng trọt nói chung, kiến thức chuyên biệt về giống hoa chăm sóc nói riêng là yếu tố quan trọng đem đến sự thành công hay không thành công của sản phẩm cuối cùng.

Để có những kiến thức này bạn sẽ phải tích lũy theo thời gian làm việc của mình, từ kinh nghiệm thực tế và cả từ sự hướng dẫn của những người đi trước. Những kiến thức này bao gồm thời vụ, nước, kiến thức về dịch bệnh, phù sa, … Ngay cả đến các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho cây cùng cách sử dụng an toàn hiệu quả cũng không phải là điều mà ai cũng nắm được.

- Kỹ năng: kỹ năng mà nghệ nhân trồng hoa hay nhân viên chăm sóc hoa cần có đa phần là kỹ năng chuyên môn của mình. Ngoài ra, họ cũng cần khả năng năng giao tiếp để giải thích, trình bày với khách hàng về sản phẩm họ chăm sóc, cuối cùng là để bán những sản phẩm đó.

Nghề trồng hoa yêu cầu bạn những kiến thức, kỹ năng, đức tính nào?
Nghề trồng hoa yêu cầu bạn những kiến thức, kỹ năng, đức tính nào?

- Chăm chỉ, cần cù, không ngại khó khăn: trong ngành trồng trọt thì sự chăm chỉ, tận tụy với công việc của mình gần như là yếu tố quan trọng nhất trong công việc. Vì đặc thù nghề nghiệp yêu cầu làm việc liên tục ngoài trời không quản nắng mưa, đôi khi họ còn phải làm việc đêm nếu trong trường hợp quan trọng. Kết quả công việc không thể thấy ngay lập tức như những ngành nghề khác mà sẽ dần được chứng minh theo thời gian. Bởi thế nếu không có tính vượt khó, bền bỉ thì bạn sẽ không thể theo được công việc này lâu dài.

- Mắt thẩm mỹ: để trở thành một nghệ nhân có tiếng bạn phải là khéo tay và có mắt thẩm mỹ. Trồng hoa không chỉ đơn giản là gieo hạt và chăm sóc mà bạn còn phải cắt tỉa, tạo dáng cây, … Và những nghệ nhân nổi tiếng nhất lại chính là người tạo dáng cây thu hút nhất, cắt tỉa đẹp nhất.

Tải ngay bản mô tả công việc chi tiết tại đây bạn nhé: MÔ TẢ CÔNG VIỆC.doc

Ngoài ra, để thực hiện tốt công việc này bạn phải trang bị cho mình rất nhiều những kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng khác. Những kiến thức và kỹ năng này sẽ phục vụ bạn trong quá trình làm việc của mình.

Việc làm Lao động phổ thông tại Hà Nội

3. TOP 10 làng nghề trồng hoa nổi tiếng tại Việt Nam – đâu là chọn lựa phù hợp cho bạn?

Việc kết hợp hoa và các sản phẩm từ hoa với hoạt động thương mại – du lịch – dịch vụ đã thúc đẩy sự phát triển, ra đời của những làng trồng hoa, những địa danh trồng hoa nổi tiếng trên khắp cả nước. Như sau:

1 - Làng Hoa Tây Tựu – quận Từ Liêm, thành phố Hà Nội: là làng hoa có diện tích lớn nhất nhì khu vực phía bắc, làng hoa này đã và đang cung cấp số lượng lớn có nhu cầu cầu về khoa của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Các sản phẩm hoa được trồng từ Tây Tựu chủ yếu là hoa hồng, đồng tiền, loa kèn, cúc, … cùng rất nhiều sản phẩm khác.

TOP 10 làng nghề trồng hoa nổi tiếng tại Việt Nam – đâu là chọn lựa phù hợp cho bạn?
TOP 10 làng nghề trồng hoa nổi tiếng tại Việt Nam – đâu là chọn lựa phù hợp cho bạn?

2 - Nhật Tân – Hà Nội: khác với Tây Tựu, làng đào Nhật Tân lại chuyên sản phẩm về đào quất, vì vị trí thuận lợi cho các loại cây này nên đào và quất nơi đây rất phát triển. Đào Nhật Tân nổi tiếng khắp mọi vùng miền trên cả nước. Đây cũng là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm.

3 - Làng Đằng Hoa – Hải Phòng: thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng, làng Đằng Hoa có truyền thống nghề nghiệp rất lâu đời, các sản phẩm của hoa của nơi đây cung cấp cho toàn thành phố cùng những địa phương lân cận khác.

4 - Làng hoa Thái Phiên – Đà Lạt: tới Đà Lạt, người ta không thể không ghé thăm làng hoa Thái Phiên, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 7km. Từ điều kiện thuận lợi của thành phố cao nguyên này mà Thái Phiên đã phát triển trồng hoa ứng dụng công nghệ cao giúp gieo trồng được nhiều giống hoa lạ cũng như nâng cao năng suất sản phẩm. Hoa Thái Phiên không chỉ cung cấp cho các tỉnh trên cả nước mà cong là sản phẩm quan trọng xuất khẩu tới các nước lân cận. Hoa Thái Phiên cũng đóng góp không nhỏ vào việc thu hút khách du lịch đến với Đà Lạt.

5 - Hoa Hà Đông – Đà Lạt: được xem là một trong những làng hoa đầu tiên của thành phố, đến nay, hoa Hà Đông đã phát triển nhanh chóng với điện tích lên tới hơn 30 ha. Các sản phẩm của hoa Hà Đông cũng đa dạng không kém gì làng hoa Thái Phiên mà tôi vừa nhắc tới.

6 - Hoa Vạn Thành – Đà Lạt: đây được xem là địa phương đã cung cấp tới hơn 80 % hoa cho cả nước, đây cũng là làng hoa đem lại sản lượng lớn nhất hiện nay. Những sản phẩm của Vạn Thành rất đa dạng như lay ơn, cúc, cẩm chướng, … trong đó nổi bật nhất là hoa hồng. Làng hoa Vạn Thành cũng được ví là vương quốc của hoa hồng cũng bởi cớ ấy.

7 - Làng hoa Sa Đéc – Đồng Tháp: nổi tiếng ở khu vực Tây Nam Bộ, Việt Nam, làng hoa Sa Đéc đã và đang thu hút hàng ngàn lượt khách tới đây mỗi năm. Các giống hoa được trồng tại đây cũng rất đa dạng như cúc vạn thọ, hồng, thược dược, …

Hãy chọn làm nghề trồng hoa
Hãy chọn làm nghề trồng hoa

8 – Tam giác mạch – Đồng Văn, Hà Giang: Cao nguyên đá Đồng Văn những năm gần đây đặc biệt thu hút khách du lịch bởi văn hóa, thắng cảnh và cả những cánh đồng hoa tam giác mạch trải dài ngút ngàn tầm mắt. Hoa tam giác mạch đã trở thành một trong những sản phẩm đặc trưng của Đồng Văn nói riêng và của tỉnh Hà Giang nói chung.

9 – Làng hoa cúc Mộ Đức – tỉnh Quảng Ngãi: trồng chuyên biệt về hoa cứt, làng hoa Mộ Đức, tại tỉnh Quảng Ngãi đã cung cấp hoa cúc cho hầu hết các tỉnh miền Trung. Làng hoa này cũng thu hút khách du lịch vì những sản phẩm, những giống hoa cúc vô cùng đa dạng của mình.

10 – Hoa Sapa – Lào Cai: Có khí hậu đặc biệt, Sapa hình thành những làng hoa nổi tiếng nhưng hoa ở đây đã cung cấp sản phẩm cho các địa phương khu vực phía bắc. Đặc biệt là góp phần vào việc thu hút khách du lịch đến với Sapa – Lào Cai. 

Tìm việc

Nghề trồng hoa là một trong những công việc có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ về nghề trồng hoa cùng những thông tin hữu ích khác cho mình. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;