Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Góc chiêm nghiệm] Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là gì?

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Có khá nhiều người quan niệm rằng, trong cuộc sống này, biết càng nhiều thứ càng tốt. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, việc biết nhiều nhưng không giỏi, không tinh thông, không tường tận ở một lĩnh vực nào cả khiến nhiều người cảm thấy chênh vênh hơn cả. Từ xa xưa, nhiều tục ngữ, thành ngữ đã trăn trở về điều này, Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là một trong số đó. Vậy Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là gì? Bạn nên hay không nên “nhất nghệ tinh”? Chúng ta cũng lắng lại để suy ngẫm sau những chia sẻ dưới đây nhé!

1. Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là gì?

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là gì?
CEO Timviec365.vn - Ông Trương Văn Trắc - Điển hình cho "nhất nghệ tinh" lĩnh vực tuyển dụng và việc làm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Một tục ngữ trong kho tàng văn học Trung cổ. Với sức ảnh hưởng và lan tỏa của làn sóng Hoa ngữ, tục ngữ này cũng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng người Việt chúng ta. Vậy cụ thể hơn, Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là gì?

1.1. Tìm hiểu về nguồn gốc của “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là một cụm từ thuộc thể loại tục ngữ của văn học Hán ngữ. Trong từ điển tiếng Hán, Nhất nghệ tinh nhất thân vinh được viết là “一艺精, 一身荣”, phiên âm tiếng Việt đọc là “yī yì jīng, yì shēn róng”. Nếu bạn nào đã từng học qua tiếng Trung, bạn có thể tách nghĩa của từng từ một trong câu tục ngữ này.

Về cơ bản, có thể giải thích như sau: Chữ (一) tương ứng với từ Nhất, nghĩa là số 1, đứng đầu. Chữ (艺) tương ứng với từ nghệ, nghĩa chỉ một nghề, một lĩnh vực hay một kỹ năng nhất định nào đó. Chữ (精) tương ứng với từ tinh, nghĩa là tinh tường, tinh thông, thành thạo. Như vậy, có thể hiểu ở vế đầu tiên (一艺精) có nghĩa là tinh thông nhất, giỏi nhất ở một lĩnh vực nào đó.

Đối với vế sau, chữ (身) nghĩa là thân, cơ thể của một con người. Chữ (荣) nghĩa là danh vọng, thành đạt, thành công. Như vậy cả vế sau (一身荣) sẽ được hiểu là một người vinh quang, thành công rực rỡ, được người người ngước nhìn, ngưỡng mộ.

Khi phân tách nghĩa của từng vế và ghép lại, chúng ta có thể hiểu được nghĩa của câu tục ngữ này là: tinh thông một nghề, vinh quang một đời. Trên thực tế, trong kho tàng văn hộc dân gian, từ cổ đại đến hiện đại của Trung Quốc, có rất rất nhiều tục ngữ, thành ngữ hay, đầy ý nghĩa và mang nhiều thông điệp đa dạng. Nhất nghệ tinh nhất thân vinh được con người sử dụng như một lời nhắc nhở, khuyên răn trong mọi bối cảnh và lĩnh vực, phổ biến nhất là trong kinh doanh, chọn nghề, chọn ngành, cũng như chọn con đường đi đến đỉnh cao của sự nghiệp.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh có thể còn khá xa lạ với nhiều người không có kiến thức nhiều về tiếng Hán. Tuy nhiên, nếu nói về tiếng Việt, chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với các câu như: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” hay câu “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết”,... Trên cơ bản, những câu tục ngữ này đều mang ý nghĩa tương đồng nhau nhé các bạn!

>> Xem thêm: 30 tuổi nên học nghề gì

1.2. Hiểu Nhất nghệ tinh nhất thân vinh sao cho đúng?

Hiểu Nhất nghệ tinh nhất thân vinh sao cho đúng?
Hiểu Nhất nghệ tinh nhất thân vinh sao cho đúng?

Hiểu nguồn gốc xuất phát của tục ngữ Nhất nghệ tinh nhất thân vinh, chúng ta mới nhận ra rằng, văn hóa Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng và liên quan mật thiết đến văn hóa của Trung Hoa. Có lẽ từ thời xa xưa, trải qua ách đô hộ và thống trị từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, các luồng văn hóa, trong đó có cả văn học và chữ viết đã xâm nhập, len lỏi trong nhau.

Trong cuộc đời của mỗi người, đặc biệt là từ khi chúng ta có ý thức và hiểu biết, được truyền dạy và tiếp thu qua nhiều phương thức, điển hình nhất có lẽ là từ những lời dạy của cha mẹ, sau đó là nhà trường và cuối cùng là xã hội, cộng đồng, môi trường mà chúng ta đã tiếp xúc xung quanh. Nhiều người quan niệm rằng, con người nên sống như một “cuốn bách khoa toàn thư”, nghĩa là cái gì cũng nên biết, biết càng nhiều càng tốt.

Mặc dù quan niệm này không sai, nhưng có thể nó làm cho nhiều người học theo phải chênh vênh trên chính con đường sự nghiệp - career path của mình. Biết nhiều nhưng không giỏi, vậy thì thà rằng biết ít nhưng giỏi nhất, giỏi hơn tất cả có lẽ sẽ mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn. Ý nghĩa của câu Nhất nghệ tinh nhất thân vinh cũng khuyên răn chúng ta một điều tương tự. Bởi khi chúng ta thực sự giỏi một lĩnh vực nào đó, chúng ta sẽ có một nội lực tốt hơn, hiệu suất làm việc chất lượng hơn, hiệu quả hơn, định hướng nghề nghiệp bản thân rõ ràng và từ đó sẽ cho ra một kết quả xứng đáng như mong đợi hơn.

Một người chỉ biết về nấu ăn và họ trở thành đầu bếp nổi tiếng nhất thế giới. Một người chỉ biết về trồng cây và họ có nhiều trang trại nhất thế giới. Một người chỉ biết chạy và họ trở nên vô địch trong môn chạy,... Đúng vậy, bạn chỉ cần nỗ lực cho một sự nghiệp, thì ắt sự nghiệp ấy sẽ thăng hoa. Có thể sớm, có thể muộn, nhưng khi nói về lĩnh vực ấy, chuyên ngành ấy, có sâu hay nông thì bạn cũng tinh thông đến mức nhiều người ngưỡng mộ.

Cuối cùng, chúng ta có thể hiểu Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là “làm chủ” một lĩnh vực và bạn sẽ có một cuộc sống vinh hoa. Bài học rút ra từ câu tục ngữ trên đó là: HÃY LÀ MỘT CHUYÊN GIA TRONG LĨNH VỰC CỦA BẠN ĐỂ THÀNH CÔNG!

2. Áp dụng “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” trong chọn nghề, chọn ngành

Áp dụng “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” trong chọn nghề, chọn ngành
Áp dụng “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh” trong chọn nghề, chọn ngành

Nói về khái niệm Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là gì, chúng ta không thể nào không nói đến khía cạnh chọn nghề chọn ngành (vocation). Nghề và ngành là hai bước ngoặc, hai dấu ấn của mỗi cá nhân con người trong cuộc sống. Khi đứng trước ngưỡng cửa Đại học, bạn phải quyết định chọn chuyên ngành nào phù hợp với mình. Còn khi ra trường rồi, bạn không biết mình thích nghề gì và phải quyết định chọn nghề nào mà mình mong muốn nhất.

2.1. Nên Nhất nghệ tinh nhất thân vinh?

Nói về nghề và ngành, đó là những lần ra quyết định khá khó khăn với mỗi người. Trong bối cảnh cuộc sống ngày càng hiện đại, thế giới ngày càng phát triển thì điều này càng khó xác định hơn nữa.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh có thể áp dụng cho việc chọn đúng chuyên môn. Chẳng hạn như nếu bạn muốn học sư phạm Văn, bạn nên học đúng chuyên ngành sư phạm, nếu chọn chuyên ngành Văn tổng hợp, bạn có thể sẽ không thông thạo về nghiệp vụ giảng dạy. Trong trường hợp này, cũng có thể liên hệ đến việc chọn trường, chẳng hạn như nếu bạn muốn học ngoại ngữ, bạn nên đăng ký vào trường ngoại ngữ, nếu muốn học kinh tế, bạn nên chọn trường kinh tế để học,...

Tại sao lại nói như thế? Bởi vì khi một lĩnh vực được đào tạo - training chuẩn chương trình, bài bản sẽ làm cho sinh viên chỉ muốn tập trung toàn lực vào nó, kết quả sẽ đạt được nhiều thành tựu nhất. Các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự, cũng đa phần “thiên vị” hơn những ứng viên có chứng chỉ - certified đúng chuyên ngành và xuất phát đúng cơ sở đào tạo mang tính “chuyên gia”.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh cũng ám chỉ lời răn dạy khi chọn nghề. Chọn đúng một nghề mà bạn mong muốn, đừng cố gắng từ núi này trông qua núi nọ, quá tham lam sẽ dẫn tới con đường sự nghiệp của bạn mãi không chịu bằng phẳng và có thể gây mất phương hướng nghề nghiệp của bản thân. Chọn một nghề, dành trọn sức lực, tâm huyết, tình yêu và đam mê cho chính nghề đó, có như vậy bạn mới có thể chinh phục được những đỉnh núi cao trong sự nghiệp của bạn, gặt hái được những thành công mà người đời ngưỡng mộ.

2.2. Hãy nên Đa nghệ tinh nhất thân vinh?

Hãy nên Đa nghệ tinh nhất thân vinh?
Hãy nên Đa nghệ tinh nhất thân vinh?

Tuy nhiên, đặt câu nói Nhất nghệ tinh nhất thân vinh trong thời điểm cuộc sống xung quanh dần thay đổi, nó có còn tác dụng nữa hay không? Điều này tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Chẳng hạn như, có người cho rằng, việc một cá nhân chỉ giỏi một nghề thì sẽ khó tồn tại trong cuộc sống này. Cuộc sống ngày càng khó khăn, kiếm tiền chưa bao giờ là dễ dàng, đó cũng chính là lý do xu hướng một người nhưng làm nhiều nghề ngày càng phổ biến.

Cô bạn làm cùng công ty của bạn có thể tranh thủ thời gian rảnh để làm “cò đất”, viết quảng cáo dạo hay bán quần áo online. Anh trai của bạn có thể ngày đi làm công nhân, nhưng đêm về vẫn chạy thuê Grab,... Vậy quan điểm của bạn là gì? Nhất nghệ tinh nhất thân vinh hay Đa nghệ tinh nhất thân vinh?

Thật khá khó khăn và mơ hồ khi nói ra đúng quan điểm của mình. Tuy nhiên, về cơ bản cho đến thời điểm hiện nay, câu nói Nhất nghệ tinh nhất thân vinh vẫn còn tác dụng y nguyên của nó. Có lẽ, vòng xoáy cơm áo gạo tiền sẽ đôi khi khiến bạn phải biến mình trở thành “Superman”, phải học hiểu nhiều, làm nhiều. Tuy nhiên, mặc dù vậy, bạn chỉ cần đầu tư tối đa, tập trung toàn bộ nội lực của bạn cho một nghề, một lĩnh vực là đủ. Mấu chốt vẫn là nghề đó là nghề vừa có thể nuôi sống bản thân bạn mỗi ngày, vừa có thể nuôi dưỡng đam mê của bạn mãi về sau.

Cuối cùng, có thể kết luận rằng, sống trên tinh thần Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là một sự lựa chọn hoàn toàn đáng được hoan nghênh!!

3. Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Công thức để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là gì? Nó khuyên bạn nên trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Trên thực tế, phát triển chuyên nghiệp sẽ đưa sự nghiệp của bạn lên một tầm cao mới. Nó cũng giúp bạn gia tăng thêm giá trị bản thân trước nhà tuyển dụng hay bất cứ một chủ thể nào cần đến giá trị của bạn.

Bạn muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn? Bạn muốn mọi người phải ngước nhìn bạn bởi sự nhảy vọt trong sự nghiệp? Trở thành một chuyên gia không hề đơn giản chút nào. Nhưng nếu bạn thực sự cố gắng, bạn mang trong mình tinh thần Nhất nghệ tinh nhất thân vinh, thì thành công sẽ đến với bạn! Hãy thử thực hiện theo các bước sau đây để nhanh chóng thống trị bất kỳ lĩnh vực nào bạn muốn.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Công thức để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn
Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Công thức để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn

3.1. Bước 1: Học tập

Tất nhiên rồi, không một ai trở thành chuyên gia mà không phải trải qua quá trình học tập cả, bất kể bạn muốn trở thành chuyên gia đầu bếp hay chuyên gia âm nhạc,... Trong việc học, xác định và chọn cho mình một hình tượng chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mình yêu thích thực sự rất quan trọng. Bởi hình tượng đó sẽ trở thành một trong những mục tiêu, và cũng là động lực để bạn đạt được. Hãy tìm hiểu về họ, suy nghĩ về những gì họ đã nói, nghiên cứu về những gì họ đã viết, thử sức với những gì họ đã làm,...

Chỉ cần đảm bảo bạn học hỏi từ đúng người. Nhờ có internet, bất kỳ ai cũng có thể tự xuất bản một cuốn sách hay tự tạo một khóa học trực tuyến và tự gọi mình là một chuyên gia về vấn đề hay lĩnh vực nào đó. Nếu học tập từ những nguồn không đủ tiêu chuẩn sẽ thực sự kìm hãm sự phát triển của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đang học hỏi ở một môi trường tốt nhất có thể.

3.2. Bước 2: Áp dụng và luyện tập

Việc học sẽ chẳng bao giờ có ý nghĩa nếu như bạn không áp dụng nó. Bạn có thể đã có những tư tưởng và suy nghĩ như những chuyên gia thực thụ, nhưng bạn sẽ không thể trở thành một chuyên gia thực thụ về một chủ đề, một kỹ năng, một chuyên môn cho đến khi bạn áp dụng kiến thức của mình.

Chẳng hạn như, bạn sẽ không thể nào trở thành một chuyên gia nói trước công chúng nếu bạn chỉ đọc sách dạy về cách nói trước công chúng. Bạn cũng không thể nào trở thành một chuyên gia giỏi tiếng Anh nếu như bạn chỉ học từ vựng qua các cuốn từ điển. Bạn cần nói trước đám đông, bạn cần sử dụng tiếng Anh để nói chuyện với người nước ngoài. Bằng  cách áp dụng và luyện tập những kiến thức đã học, bạn sẽ hiểu sâu hơn, đôi khi phát hiện ra những điều thú vị hơn về những kiến thức mình đã học, cũng như biết cách vá những lỗ hổng đang hiện hình trong mảng kiến thức của mình.

3.3. Bước 3: Tóm tắt kiến thức

Bạn còn nhớ những bài kiểm tra thời tiểu học, cô giáo vẫn buộc bạn phải viết ra tóm tắt của một tác phẩm văn học chứ? Tóm tắt kiến thức là một bước quan trọng, buộc bạn phải xác định các điểm mấu chốt, điểm chính và các ý tưởng cốt lõi từ kiến thức bạn học từ người khác thành kiến thức của riêng bạn.

Sau khi áp dụng những gì bạn đã học, bạn nên tạo ra một bản tóm tắt ngắn gọn về kiến thức mới của bạn. Điều này sẽ khiến bạn hiểu kiến thức của bạn sâu sắc hơn, để lại cho bạn một nguồn tài liệu rất ngắn gọn, nhưng súc tích, có giá trị tham khảo cho nhiều năm tới.

3.4. Bước 4: Truyền dạy

Sau khi nghiên cứu, áp dụng và tóm tắt những gì bạn đã học, bạn có thể củng cố “quyền làm chủ” của mình bằng cách dạy những phát hiện của bạn cho người khác. Bạn có thể dạy với lĩnh vực của mình bằng cách viết bài về những gì bạn đã học, bằng cách đưa ra các bài thuyết trình hay đơn giản là chia sẻ ý tưởng của bạn với bạn bè, gia đình hay đồng nghiệp.

Theo một nghiên cứu của một đơn vị xuất bản có tên The Jenkins Group, khoảng 42% tỷ lệ người lớn không bao giờ đọc một cuốn sách sau khi tốt nghiệp Đại học. Nếu bạn đọc ba cuốn sách về một chủ đề, áp dụng những gì bạn đã học với thực tiễn, tóm tắt những phát hiện của bạn và dạy nó cho những người khác, thì bạn đã trở thành người biết về chủ đề đó hơn 99% dân số. Bạn có thể sẽ được phân loại trong nhóm chuyên gia, và sự thực, bạn sẽ nhận được sự hài lòng từ bản thân, sự công nhận chuyên môn từ người khác, và một khoản thu nhập có thể sẽ đến với bạn với những sự nỗ lực chính đáng.

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh là gì? Ngay lúc này, nếu chưa phải là một chuyên gia, hãy bắt đầu hành trình tôi luyện tinh hoa bản thân để trở thành chuyên gia nhé! 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;