Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Góc công sở: Khi những nỗi sợ vô hình chưa được gọi tên

Tác giả: Phạm Diệp

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 04 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Góc công sở: Khi những nỗi sợ vô hình chưa được gọi tên
Nhãn

Công sở, môi trường làm việc sáng lạn cũng là ước mơ của bao người về một công việc nhàn hạ, mỗi ngày được khoác trên vai những bộ vest thời thượng, những chiếc ríp ngắn cũn tới mông, hay lương tháng ngót chục ngàn đô,.. 

Thế nhưng thế giới của dân công sở liệu có dễ dàng đến như thế không, hay nó  cũng có những góc khuất mà không phải ai cũng có thể dễ dàng thoát ra được.

Và bạn có thấy chính mình trong đây…!

1. Nỗi sợ deadline, chuyện cũ nhưng không “lỗi mốt”

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng

- 8 giờ tối! Khi nắng ngày đã tắt, điện phố lên đèn cũng là lúc mà những cuộc vui bóng đêm chính thức được bắt đầu.

- Ớ! Thế tại sao mình vẫn ngồi đây nhỉ?

- Thìđơn giản là chưa hoàn thành deadline công việc của ngày hôm nay chứ sao!

 Nỗi sợ deadline, chuyện cũ nhưng không “lỗi mốt”

Deadline, chuyện có thể “không mới” nhưng chưa bao giờ nó được coi là “lỗi mốt” với bất cứ một nhân viên công sở nào. Tất nhiên xét theo một phạm trù nhất định thì deadline chính là động lực giúp chúng ta hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, nhưng bạn biết đấy khi động lực quá nhiều thì nó lại trở thành áp lực. Có quá nhiều thứ yêu cầu ta phải hoàn thành xong cùng một lúc nhưng bắt đầu từ đâu đây, thì ta chẳng biết nữa.

Nhiều lúc thấy mình buồn cười quá, sao mọi người về hết rồi mà mình vẫn cứ ngồi nhỉ. Có những hôm đang làm mà bố cứ gọi, làm gì mà sao giờ chưa về hả, thì cũng chỉ biết nói vui “Con ngồi cho mát tý, chứ về phòng lúc này thì nóng lắm”.

Những mệt mỏi liên tục bị dồn nén, áp lực bủa vây, thậm chí nhiều đêm ngủ rồi mà cái tên deadline vẫn được réo rít trong mơ, số ngày nghỉ ốm cũng vì thế mà dần tăng lên.

2. Ngại bắt đầu cho một mối quan hệ

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng tại Hà Nội

Nhiều người thường bảo tôi, dân công sở thiếu gì trai xinh gái đẹp theo, sao mà cứ “ế” mãi thế.

- Ừ thì đúng là cũng nhiều người theo, tin nhắn nhiều đến mức có khi còn chả buồn rep.

- Thế thì “ế” cái gì nhỉ ?????

Nhưng bạn biết không khi thời gian chính của bản thân chỉ được bó buộc trong không gian của 4 bức tường, khi những âm thanh xung quanh chỉ là tiếng gõ bàn phím máy tính, hay thi thoảng có chăng cũng chỉ là những cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa các đồng nghiệp. Sáng đi làm và tối về ngủ, một badem được lập đi lặp lại và chẳng lệch pha chút nào, một không gian làm việc tĩnh lặng đến từng hơi thở, một cuộc sống không phiền hà, tự do nhưng nó lại là nguyên nhân khiến ta trở lên “ngại” hơn, ngại khám phá, ngại giao tiếp và còn cả… ngại bắt đầu một mối quan hệ mới.

Ngại bắt đầu cho một mối quan hệ

Với mỗi người việc bắt đầu một mối quan hệ mới cũng đồng nghĩa họ cũng sẽ phải quan tâm đến nhiều vấn đề hơn, phải báo cáo nhiều hơn, trật tự các thói quen vì thế mà cũng dần bị đảo lộn. Nên có thể với nhiều người tình yêu giống như một món quà “xa xỉ”, thì với một số người nó lại là sự “phiền hà” mà chẳng ai muốn rây vào.

Đó là còn chưa kể khi những bộn bề công việc cứ cuốn ta đi một cách vội vàng, có khi còn quên mất việc chăm sóc cho bản thân thì việc không thể có nhiều thời gian quan tâm cho những mối quan hệ khác cũng là một trong những điều dễ hiểu.

Đọc thêm: Tình yêu nơi công sở nên hay không nên?

3. Khi áp lực mang tên “ Sếp”, bạn có dám gọi tên?

Tất nhiên là ở mỗi một lĩnh vực, mỗi môi trường thì cũng đều có những áp lực khác nhau. Nhưng tuyệt nhiên thứ áp lực được gọi tên “Sếp” thì lại là món gia vị không thể thiếu ở bất cứ môi trường làm việc nào. Tùy vào cách nhìn nhận của mỗi người mà với người này thế này mới là áp lực, nhưng với người kia thì thế kia mới là áp lực. Áp lực của Sếp bạn mang đến là thế này, còn áp lực của Sếp tôi là thế khác.

Nếu đã là officer chính hiệu và lâu năm chắc hẳn bạn cũng chẳng thể thiếu được những lần nhận tin nhắn hối giục deadline của Sếp vào lúc 12 giờ đêm, hay chẳng hiểu lý do khi tự nhiên là người bị trút toàn bộ những cơn nóng giận của Sếp vào một ngày đẹp trời, thậm chí nó cũng còn có thể là cả những câu nói chê bai năng lực khiến bạn cảm thấy bản thân bị coi thường một cách trầm trọng.

Xem thêm: Việc làm hành chính văn phòng tại Hồ Chí Minh

Có thể ở nhiều trường hợp Sếp chính là một trong những lý do giúp mỗi người trong chúng ta trở lên trưởng thành hơn nhưng ngược lại nó cũng có thể là một trong những lý do đưa bạn đến quyết định nghỉ việc một cách nhanh nhất. Nhiều người thường bảo tôi thế sao không tâm sự thẳng thắn với Sếp ấy.

Khi áp lực mang tên “ Sếp”, bạn có dám gọi tên?

Nhưng làm sao nói được đây, khi khoảng cách mối quan hệ giữa sếp và nhân viên dù có cố gắng đến mấy thì nó cũng chỉ dừng lại ở mức xã giao và khách sáo, khi ở nhiều cuộc họp, sếp nói như “tua băng, tua đài” mà cũng chẳng có một nhân viên nào bắt lời lại cả, thì mỗi câu khen cũng trở thành áp lực, vì khi đó bạn cũng biết rằng mình sẽ cần phải cố gắng thật nhiều hơn nữa.

4. Nhiều lúc thấy mình như “zombie” vậy

Tìm hiểu thêm: Những câu chuyện hấp dẫn khác tại góc công sở :v

Cuộc sống của bạn bắt đầu bằng một ngày ra sao và nó kết thúc như thế nào, có gì mới mẻ không?

Hay đó chỉ là những chuỗi ngày dài giống nhau như một badem đã được định sẵn, bắt đầu một buổi sáng là cái mặt vật vờ như con nghiện thiếu thuốc và kết thúc ngày làm là đầu óc bù xù như bà mẹ 2 con, chẳng chút tinh thần hứng khởi. Một cuộc sống bình yên đến…lặng người…!

Thức dậy vào mỗi buổi sáng nhưng lại chẳng muốn ra khỏi giường, vì chẳng muốn tiếp tục phải lặp lại với những công việc chán chường. Nhưng vì chưa có kinh nghiệm, cũng chẳng có khoản tiết kiệm nào trong tay, nên dù có chán chường như thế nào đi nữa thì bạn cũng vẫn phải lết xác dậy và đi làm như thường lệ.

Sau giờ tan làm, bạn lê bước về nhà là sõng soài nằm lướt Facebook và vùi đầu vào những dòng trạng thái thở dài ngao ngán, những bình luận có phần thờ ơ hay những mối quan hệ ảo. Thế nhưng rồi bỗng một ngày, chúng ta bắt gặp một nguồn cảm hứng hay động lực mãnh liệt từ một ai đó. Rồi vội vàng đăng ký ngay cho mình một lớp học ngoại ngữ, đến phiếu tập thể dục ở phòng gym gần nhà vì nguyện ước muốn có cái eo thon, rồi cái hông quả táo quyến rũ, hoặc bụng 6 múi lực lưỡng hấp dẫn bao ánh nhìn.

Nhưng cũng chẳng được mấy ngày, phần vì không quen mà phần chủ yếu là vì lười nên ta đành bỏ lớp ngoại ngữ, vì nghĩ mình học cũng chẳng tới đâu. Rồi không ra phòng tập gym vì nghĩ mình tập hay không thì cũng vậy, không thể đẹp lên được. Bạn tự cho mình một ngày về nhà nằm vùi, ăn uống bất chấp. Thế nhưng ngày nào cũng tự cho mình một ngày như thế, bạn lại thành một zombie từ lúc nào không hay.

Mỗi ngày trôi qua, chúng ta đều tự hỏi lòng rằng làm sao để có thể thoát ra được những chuỗi ngày tẻ nhạt này đây?

Nhiều lúc thấy mình như “zombie” vậy

Câu trả lời thật ra đơn giản lắm, có khi chính ai trong chúng ta cũng đã tìm ra nhưng chưa chịu thật sự xắn tay áo lên thực hiện mà thôi. Bạn hãy đặt tay lên tim mình và tự nhủ “vô tư sống đi thôi”. Mà, bạn có tin vô tư sẽ giúp mình đạt được mọi thứ không? Nghe có vẻ vô lý nhưng thực tế thì giải tỏa bản thân khỏi những nỗi e sợ sẽ giúp bạn sống “có muối” và yêu đời, vui vẻ hơn.

Hãy thử bắt đầu mà không nghĩ rằng “chắc mình sẽ bỏ cuộc giữa chừng”, chỉ bắt đầu và luôn nhìn về mục tiêu. Đôi khi, đạt được mục tiêu chưa hẳn khiến bạn vui mà chính nhờ hành trình cố gắng vượt lên, vì bạn đã tự giải phóng mình khỏi những trì trệ của bản thân. Chính khi đó, bạn sẽ thấy mình tiến bộ và nhích dần lên mà không hay biết. Khi đó, bạn sẽ thấm thía câu nói “Hạnh phúc đến khi bạn không trông đợi nó nhất”.

Bạn biết đó, chẳng có con đường nào trải nhiều hoa hồng mà không “khuyến mại” thêm gai cả. Và mệt mỏi áp lực là điều không thể tránh khỏi ở bất kỳ một môi trường làm việc nào, chỉ khác là cách mà mỗi người đối mặt với nó thế nào mà thôi!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý