Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết
Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 05 năm 2024
SCM là gì? SCM được sử dụng trong lĩnh vực nào? Sự cần thiết của SCM trong doanh nghiệp đó được thể hiện ra sao?... Thật nhiều câu hỏi xoay quanh hệ thống quản trị này bởi có lẽ tại Việt Nam hiện nay đây vẫn còn là một khái niệm mới còn xa lạ không chỉ với lao động mà với ngay cả nhiều doanh nghiệp hoạt động cung ứng. Bạn có tò mò về SCM không? Timviec365.vn đã sẵn sàng cùng bạn tìm hiểu một số thông tin cơ bản nhất về hệ thống này.
Khi được hỏi SCM là gì có khiến bạn hoang mang, đứng hình mất mấy giây không? Đa phần sẽ không thể tự tin rằng “không”. Đây là từ viết tắt của cụm từ Supply Chain Management là hệ thống cho phép quản trị tại các nhà máy và trong cả hệ thống các điểm cung cấp/ supplier của một công ty cho khách hàng. Nhưng cũng có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa khác nhau về hệ thống này. Có một chuyên gia định nghĩa rằng:” Hệ thống quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc sản xuất, tồn kho, vận chuyển và địa điểm giữa các bên tham gia vào hoạt động chuỗi cung ứng nhằm đạt được sự hợp tác tốt nhất cung cấp ra thị trường sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ người tiêu dùng.
Thuật ngữ SCM bắt gặp trong lĩnh vực cung ứng bao gồm rất nhiều hoạt động cả Marketing, phat triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng, giao thông vận tải. Như vậy có nghĩa mô tả công việc của nhân viên logistics là 1 phần của SCM. Chứ không phải logistics là tên gọi khác của SCM. Hai khai niệm này là hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người vẫn lầm tưởng là một.
SCM cung cấp giải pháp cho toàn bộ các hoạt động đầu vào của doanh nghiệp, từ việc đặt mua hàng của nhà cung cấp, cho đến các giải pháp tồn kho an toàn của công ty. Trong hoạt động quản trị nguồn cung ứng, SCM cung cấp những giải pháp mà theo đó, các nhà cung cấp và công ty sản xuất sẽ làm việc trong môi trường cộng tác, giúp các bên nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm/ dịch vụ tới khách hàng.
Để nhằm cân bằng giữa khó khăn khi đo lường nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp, chiến lược cung ứng nên được tập trung chủ yếu vào việc chuyển giao và quản lý tồn kho hiệu quả. Lúc này hệ thống SCM hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược áp dụng hiệu quả.
Trong dây chuyên cung ứng sản xuất có sự xuất hiện của 3 yếu tố chính tác động trực tiếp tới hệ thống gồm có:
- Nhà cung cấp: Bao gồm các công ty bán nguyên vật liệu là sản phẩm/ dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuẩt, kinh doanh.
- Đơn vị sản xuất: Là nơi tiếp nhận nguyên vật liệu từ nhà cung cấp để tiến hành các hoạt động cho ra thành phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng
- Khách hàng: Đối tượng mà sản phẩm phục vụ
Bao gồm nhiều chức năng được phân bố cho 5 thành phần cơ bản đảm nhận. Mỗi thành phần lại mang đến cho doanh nghiệp một lợi ích riêng, tuy nhiên chúng không thể hoạt động tách rời mà luôn có sự tiếp nối theo một quy trình.
-Sản xuất: Tức là trả lời những câu hỏi Làm gì? Cách làm như thế nào? Và làm khi nào?. Công việc sản xuất là từ những nguyên vật liệu ban đầu chế tạo, lắp ráp,… ra sản phẩm mục tiêu như đã được nghiên cứu. Tiên trình công đoạn cũng đã được các chuyên gia hướng dẫn, điều quan trọng nhất là cuối cùng có tạo ra được sản phất đáp ứng nhu cầu thị trường, số lượng sản xuất có bị lãng phí hay không đủ cung cấp cho người tiêu dùng.
Đón đầu thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất là cơ hội cạnh tranh hiệu quả với đối thủ, nâng tầm giá trị của doanh nghiệp lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên để làm được như vậy là không hề dễ, không phải đơn vị kinh doanh nào cũng có thể đảm nhận được. Điều quan trọng đòi hỏi từ các doanh nghiệp có một đội ngũ phân tích giỏi, từ những số liệu thống kê cùng với việc khảo sát thị trường thực tế để đưa ra dự báo cho cơ sở sản xuất sản phẩm. Như vậy vừa tạo ra sản phẩm được ưa dùng, vừa giảm thiểu được chi phí sản xuất.
-Vận chuyển khi nào và vận chuyển như thế nào?Bộ phận vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng khi có sản phẩm ra và phục vụ việc sản xuất bằng việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho xưởng sản xuất. Việc vận tải đa phương thức này có 6 hình thức chủ yếu qua các tuyến đường giao thông bao gồm:
+ Đường bộ: Là phương thức vận chuyển dễ dàng, nhanh chóng nhất mà chi phí lại phù hợp. Tuy nhiên nếu vận chuyển xa phải mất thời gian chờ đợi và thường không được áp dụng nhiều khi vận chuyển ra nước ngoài. Vì thế chỉ áp dụng vận chuyển đến địa điểm có khoảng cách gần.
+ Đường biển: Vận chuyển rẻ, lượng hàng hoá lớn nhưng thời gian vận chuyển dài và cũng bị giới hạn về địa điểm giao nhận, chỉ nhận được hàng ở cảng biển nơi có thể neo đậu tàu. Và loại hình này cũng có các dịch vụ phù hợp cho các doanh nghiệp chuyên về xuất nhập khẩu.
+ Đường sắt: Chi phí thấp, thời gian vận chuyển nhanh hơn hai phương thức trên nhưng cũng bị giới hạn về địa điểm giao nhận, chỉ nhận tại ga tàu
+ Đường hàng không: Với phương thức này hàng hóa có thể được vận chuyển đi khắp mọi nơi tuy nhiên giá thành lại rất cao và thường chỉ áp dụng với những món hàng có giá trị
+ Chuyển hàng hóa theo phương thức điện tử: Chi phí rẻ, khách hàng có thể nhận được ngay sản phẩm, không bị giới hạn về không gian nhưng lại chỉ vận chuyển hàng hóa vô hình như dữ liệu, âm thanh, hình ảnh,…
+ Đường ống: Áp dụng cho sản phẩm hàng hóa ở dạng chất lỏng, chất khí.
- Tồn kho: Bao gồm quản lý về chi phí sản xuất và lưu trữ. Một lượng hàng hóa lớn bị tồn kho sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Không nhưng doanh thu nhận về bị suy giảm mà còn phải tốn kém về chi phí bảo quản hàng hóa, thuê kho bãi, nhân công trông nom,… Ngược lại, tồn kho ít tức là sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều, công tác tối ưu hóa lượng sản xuất được đảm bảo. Điều này còn cho thấy rằng công ty đã thực hiện rất tốt hai thành phần trên.
-Định vị không gian: Ở đây doanh nghiệp sẽ phải định vị được nơi cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất và nơi có nhu cầu khách hàng phù hợp với nhu cầu sản phẩm để tiêu thụ. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ vừa làm quá trình sản xuất được nhanh chóng, hiệu quả, vừa giúp tiến trình lưu thông hàng hóa trên thị trường mục tiêu được diễn ra trôi chảy.
-Thông tin – Cơ sở để đưa ra quyết định đúng đắn: Như một chất xúc tác cho hệ thống quản lý chuỗi cung ứng – SCM. Nguồn thông tin chính xác sẽ giúp hệ thống SCM vận hành hiệu quả, phục vụ đúng mục đích của doanh nghiệp. Ngược lại nếu thông tin không đúng, không những hệ thống vận hành không mang lại hiệu quả mà còn gây ra tổn thất nghiệm trong tới doanh nghiệp. Vì vậy, người lãnh đạo hãy nhà quản trị cần kiểm tra chính xác nguồn cung cấp thông tin, đảm bảo thu thập được nguồn thông tin sát với vấn đề cần đưa ra quyết định.
SCM là một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng không có gì là xa lạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trên toàn cầu. Tuy nhiên tại Việt Nam, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu vấn chỉ ở dạng vừa và nhỏ bới vậy mà việc áp dụng hệ thống SCM còn chưa được phổ biến rộng rãi. Tuy nó mai lại nhiều lợi ích nhưng các doanh nghiệp lại không đủ sức để chi trả cho việc mua và vận hành hệ thống này.
Để cố gắng phấn đấu phát triển mở rộng doanh nghiệp, nhà quản trị cần nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống này đối với doanh nghiệp là như thế nào.
- SCM là một hệ thống quản lý có tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị vận hành một cách trực tiếp. Trong trường hợp áp dụng vận hành hệ thống tốt sẽ quản trí tốt chuỗi cung ứng, nâng cao lợi thế cạnh tranh. Đảm bảo cung cấp đầu ra kịp thời phục vụ nhu cầu khách hàng đồng thời đáp ứng nhanh chóng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất.
Điều quan trọng nhất khi áp dụng SCM là dự báo được nhu cầu khách hàng, tiến hành mua nguyên vật liệu đúng số lượng, giảm chi phí trên mọi hoạt động từ chi phí vật liệu đến cho phí tồn kho. Đầu ra được cung cấp ra thị trường có chức năng, công dụng đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp đạt được doanh thu có thể vượt chỉ tiêu đề ra.
- Phục vụ trong hiệu quả hoạt động logistics – hậu cần. Người tiêu dùng sẽ được sử dụng và trải nghiệm công dụng và chức năng của sản phẩm nhanh chóng, đem lại cơ hội thu hồi vốn nhanh để xoay vòng vốn tiếp tục nghiên cứu cho ra sản phẩm mới.
SCM hiện nay được áp dụng khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới bới các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu do những lợi ích đáng nói mà hệ thống này đem lại cho doanh nghiệp như:
- Tăng hiệu suất của các dòng sản phẩm thông qua kết hợp giữa các nhà cung cấp với nhau
- Nâng cao dịch vụ khách hàng và giảm thiểu lượng hàng hóa tồn kho
- Giảm thiểu chi phí lưu kho
- Giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm, nâng cao lợi nhuận tối đa nhất
- Giảm thiểu một số chi phí ngoài không cần thiết
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty, tạo thương hiệu uy tín trên thị trường trong tâm trí người tiêu dùng
- Thiết lập chuỗi cung ứng giữa các đối tác truyền thống với nhau
- Chuyển hướng sản phẩm nhanh trong trước sự thay đổi của thị trường
Với tầm quan trọng và lợi ích của hệ thống quản lý chuỗi cung ứng đem lại không chắc chắn được điều là cứ áp dụng thì doanh nghiệp nào cũng sẽ nhận lại kết quả đáng mong ước như vậy. Không có gì là hoàn hảo, có mặt tốt thì chắc chắn sẽ có mặt xấu. Về lợi ích chúng ta đã đề cập tới khá nhiều trên đây nhưng còn mặt bất lợi thì sao?
Vì hoạt động của hệ thống SCM có tác động trực tiếp tới toàn bộ quá trình sản xuất kinh donah của doanh nghiệp do đó nếu lựa chọn sau hệ thống sẽ gây thiết hại rất lớn cho công ty.
Toàn bộ hoạt động kinh donah có thể bị phá hủy nếu hế thống SCM được lựa chọn không tương thích với công cụ quản lý ban đầu của công ty như hệ thống quản lý sổ sách, phầm mềm hỗ trợ kinh doanh, và quan trọng là nhân lực vận hành không có chuyên môn. Các hình thức kinh doanh với đa chi nhánh, đối tác, văn phòng đại diện có thể dẫn tới sự xáo trộn không phân tích nổi
Cũng chính về những rủi ro có thể gặp phải khi ứng dụng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng SCM sai lầm gây tổn hại nặng nề tới toàn bộ doanh nghiệp mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta không có gan đánh liều trước số phận của doanh nghiệp mình. Bởi vậy mà khả năng cạnh tranh với đơn vị kinh doanh cùng lĩnh vực trên thế giới còn rất mong manh.
Câu hỏi SCM là gìĐến đây bạn cũng đã được Timviec365.vn giải đáp một cách khá toàn diễn. Bên cạnh đó còn cung cấp cho bạn đọc biết thêm được một số thông tin khá hữu ích xung quanh hệ thống này. Hi vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin cần thiết bạn đang tìm hiểu. Đừng quên truy cập Timviec365.vn mỗi ngày để được tiếp cận thêm nhiều kiến thức thực tế bổ ích nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc