Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Social marketing là gì? Bật mí quy trình tiếp thị xã hội thành công!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Social Marketing là gì? Lợi ích của Social Marketing như thế nào? Bằng cách nào có thể xây dựng chiến lược social Marketing hiệu quả nhất? Hãy cũng Lại Trang khám phá ngay trong bài viết sau nhé.

 

Sự bùng nổ và cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế toàn cầu, sự ra đời và lớn lên như thổi của các loại hình tiếp thị, quảng cáo trở thành nhu cầu sống còn của hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ trên hành tinh này. Cùng với Green Marketing, commercial Marketing... social marketing được xếp vào 8 loại tiếp thị được ưa chuộng nhất được lựa chọn bởi hầu hết các doanh nghiệp đến các siêu sao. Chỉ có điều, giá trị đích thực của nó không nằm ở lợi nhuận mang lại được quy ra bao nhiêu tiền, đổi được bao nhiêu khách hàng mua sản phẩm mà đi trả lời cho câu hỏi “bạn đã thay đổi xã hội như thế nào, sau khi chiếc lược tiếp thị xã hội này kết thúc”. Qua một chút kiến giải này, bạn vẫn đang mơ hồ về Social Marketing là gì đúng không? Hãy tìm ngay đáp án trong nội dung sau đây nhé.

1. Bạn đã hiểu social Marketing là gì chưa?

1.1. Social Marketing là gì?

Bạn đã hiểu social Marketing là gì chưa?
Bạn đã hiểu social Marketing là gì chưa?

Trong lịch sử của tiếp thị, social Marketing chính thức trình làng từ những năm 1971 khi cha đẻ của Marketing Philip Kotler và Gerald Zaltman xuất bản bài báo có để cập đến một một loại hình Marketing như một phương pháp tiếp cận xã hội để thay đổi trên tạp chí Journal of Marketing. Với ý nghĩa tạo ra những đột phá trong công đồng nhằm vào mục tiêu thay đổi hành vi xã hội và mang lại lợi ích công đồng, kể từ thời điểm bấm máy đó, bên cạnh các loại hình marketing thương mại, Social Marketing được sử dụng rộng rãi. 

Trong bối cảnh, môi trường đang kêu cứu, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa bởi các tệ nạn xã hội, sự an toàn cá nhân bị tác động bởi tình hình tội phạm...những marketer đã lên ý tưởng social Marketing nhờ vào sức mạnh của các phương tiện để thúc đẩy, cải thiện xã hội trên nhiều khía cạnh. Đây cũng là loại hình Marketing “nhân văn” nhất vì nó loại bỏ đi chất lợi nhuận thương mại mà hướng đến sự phát triển của công đồng ở một hướng tích cực. Do vậy trên góc độ kinh tế để giải tích cho cụm từ Social marketing là gì chính là lĩnh vực tiếp thị phi thương mại. Trong đó, các nhà tiếp thị áp dụng các khái niệm và kỹ thuật Marketing để đạt được những mục tiêu hướng về lợi ích chung của xã hội. 

 social Marketing là gì
 Social Marketing là gì 

Dù đó là cách các ngôi sao, đăng trên dòng thời gian những lời kêu gọi cộng đồng từ bỏ thuốc lá hay những doanh nghiệp lớn chia sẻ những video có nội dung cổ súy có việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đến kêu gọi nam giới sử dụng bao cao su để đảm bảo tình dục an toàn...tất cả, những hành động đó đều hướng về xã hội. Social Marketing đã phá vỡ những suy nghĩ tiêu cực về tiếp thị chỉ tạo ra tư lợi cũng như tạo ra sự đổi mới trong tư duy trước đó rằng: Doanh nghiệp khó có thể giúp và hỗ trợ cộng đồng ngoài lợi ích kinh tế.

Một khi những chiến dịch marketing được triển khai bài bạn, marketing xã hội có thể là nguồn năng lượng mang lại một sự thay đổi lớn cho xã hội. Tính đến thời điểm hiện tại, Social Marketing được lên ý tưởng và thực hiện chủ yếu bởi các tổ chức phi lợi nhuận, từ thiện và các cơ quan của chính phủ, thế nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã bắt đầu tham vào những chiến dịch này với hai mục đích vừa tạo nên sự thay đổi về hành vi, tích cực truyền bá, văn hóa doanh nghiệp nhằm lan tỏa thương hiệu.

Xem thêm: Marketing audit là gì? Bài toán đau đầu đối với các Marketer

1.2. Đừng hiểu nhầm - Social Marketing không phải là truyền thông mạng xã hội

Tuy mang ý nghĩa và mục tiêu khác biệt hoàn toàn với các loại hình tiếp thị thương mại, song trên thực tế, không phải ai cũng có thể khu biệt được sự khác nhau giữa Social Marketing với những người anh em trong làng tiếp thị có đính kèm thêm yếu tố “social” hay có trọng tâm là xã hội. Sự nhầm lẫn tai hại nhất đến từ Social media Marketing.

Đừng hiểu nhầm - Social Marketing không phải là truyền thông mạng xã hội
Đừng hiểu nhầm - Social Marketing không phải là truyền thông mạng xã hội

Dù đều hướng đến xã hội, nhưng social Marketing chỉ nói đến con đường thực hiện chiến lược Marketing. Trong loại hình này, các Marketer chủ yếu sẽ sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội, mạng xã hội nổi bật như: Twitter, Facebook, Youtube, Linkedln - những đế chế hút người dùng đông đảo và có tính tương tác rất cao để tạo ra sự công khai cho các chiến dịch. Song đó chỉ là cách thức thực hiện việc lan tỏa, tiếp cận sản phẩm của doanh nghiệp một cách hiệu quả và thu về lợi nhuận hơn mà thôi.

Đối với người anh em khác tiếp thị xã hội là Green Marketing, tính chất của 2 loại hình có thể giống nhau về tính chất là “Green” - những điều có lợi và sự minh chứng về trách nhiệm xã hội của một tổ chức, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ quảng bá cho những chiến dịch Social Marketing...song cái đích lớn nhất của họ vẫn là nâng tầm quảng bá việc kinh doanh của họ. 

Commercial Marketing cũng vậy. Bạn có thể nhận được những thông điệp tích cực từ những chiến lược tiếp thị như hãy tiết kiệm nhiên liệu nhờ mua những chiếc xe thông minh, hãy hạn chế phá hủy môi trường nhờ sử dụng giấy công nghệ cải tiến...Nhưng chung quy lại, những chiến lược này đang hướng đến mục tiêu bán sản phẩm.

Tuyển dụng Digital Marketing

2. Những lợi ích bất ngờ của social Marketing

Những lợi ích bất ngờ của social Marketing
Những lợi ích bất ngờ của social Marketing

Đã một thời, rất nhiều công chúng không thừa nhận đây là một loại hình tiếp thị vì mục tiêu của nó quá khác biệt so với các loại hình marketing chúng ta vẫn thường thấy và nói đến. Trong lịch sử tiếp thị chúng ta đã ghi lại nhiều trường hợp như vậy. Hãy nhớ lại một chiến dịch truyền thông nổi tiếng MADD viết tắt của cụm từ Mothers Against Drunk Driver. khi đó các tài xế cột một dải ruy băng đỏ lên chiếc xe để cam kết lái xe, an toàn, tỉnh táo và không sử dụng chất kích thích hay đồ uống có cồn. Ruy băng đỏ cũng là hình ảnh tiếp thị giúp cộng đồng nâng cao hiểu biết về sự khủng khiếp của căn bệnh thế kỷ AIDS hay tạo nên thương hiệu ruy băng tím cho những người bị bệnh mất trí nhớ ALzheimer.

Trong khi tất cả các chiến dịch tiếp thị đều hướng đến việc thúc đẩy sự tiêu dùng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ thì mục tiêu đằng sau của Social marketing chính là tạo ra sự thay đổi về hành vi, thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo, khuyến khích con người mang lại những lợi ích tích cực cho thế giới bằng cách lan tỏa những hành động tốt đẹp và chống lại những hành vi tiêu cực. Chính điều này đã tạo ra tính ứng dụng cao cũng như danh tiếng, hiệu quả cho Social Marketing.

Thông thường, các mẩu quảng cáo thường bị giới hạn bởi thời gian, đối tượng tiếp cận, thế nhưng bạn có thể nhận ra một sự “ngược đời không hề nhẹ” cho những mẩu quảng cáo phục vụ cộng động được xây dựng trên nền tảng Social Marketing tại Mỹ. Một đoạn quảng cáo khoảng 15 giây nổi bật bởi hình ảnh một chiếc chảo đựng đầy dầu sôi nóng bỏng biểu tượng cho ma túy. Sau đó, là hình ảnh một quả trứng bị đập vào chảo bị chín tái với ý nghĩa “Đây chính là bộ não của bạn khi tiếp xúc với ma túy”. Ngay lập tức chiến dịch của Tổ chức phi lợi nhuận tại New York đã nhân được sự tán đồng của đông đảo cộng đồng với thông điệp “vì thế giới không có Ma túy”. 

Những lợi ích của social Marketing
Những lợi ích của social Marketing

Sau 40 năm, quảng thời gian quá sức của một mẩu quảng cáo và chiến dịch tiếp thị thương mại, mẩu quảng cáo đại diện cho lợi ích của Social Marketing vẫn còn đó.

Thật ra, để nói đến những lợi ích mang lại của Social Marketing thì vô số, song chúng ta có thể khái quát bằng những gạch đầu dòng sau đây:

+ Nâng cao ý thức của công đồng đặc biệt là các vấn đề về sức khỏe và giúp họ sống lành mạnh hơn

+ Lan tỏa thông điệp sống và hành động vì công đồng, cổ vũ cho những ý tưởng marketing xanh nhằm mục đích bảo vệ môi trường

+ Phát triển việc tiêu thụ các sản phẩm có ích cho sự văn minh của cộng đồng

+ Dùng phương thức rẻ nhất, tiết kiệm nhất để góp phần xóa bỏ tệ nạn xã hội và cải thiện cuộc sống con người.  

Với những lợi ích to lớn như vậy Social Marketing là lựa chọn “2 trong 1” không thể bỏ qua của các doanh nghiệp, đến các tổ chức phi chính phủ…vừa thúc đẩy xã hội phát triển, nâng cao đời sống con người, vừa kích thích phát triển và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ nếu áp dụng một quy trình, chiến lược bài bản. Song không phải tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng biết điều này. Vậy đâu là chiến lược xây dựng social Marketing hoàn hảo? Hãy cùng theo dõi ngay sau đây nhé. 

Xem thêm: Advertising Agency là gì? Cơ hội và thách thức cho người bắt đầu

Việc làm Marketing tại Hồ Chí Minh

3. Chiến lược xây dựng social Marketing hiệu quả nhất

Chiến lược xây dựng social Marketing hiệu quả nhất
Chiến lược xây dựng social Marketing hiệu quả nhất

Tuy mục đích và mang lại những giá trị khác nhau, thậm chí không giống tính chất của một chiến lược tiếp thị, song điểm chung duy nhất của Social Marketing với những chiến lược Marketing khác đó là là quy trình xây dựng chiến dịch. Thông thường, một chiến lược tiếp thị xã hội được các Marketer tiến hành theo các 4 giai đoạn quan trọng sau đây:

- Nghiên cứu vấn đề tiếp thị và tiến hành lên kế hoạch

- Xác định thông điệp hướng đến cộng đồng và phát triển những tài liệu liên quan

- Căn cứ vào tình hình thực tế để điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp

- Đi vào thực hiện và phát tài liệu 

- Đánh giá hiệu quả của chiến dịch và thu nhập những phản hồi từ đối tượng mục tiêu.

Để những giai đoạn này thực hiện trơn tru và thực sự thu về hiệu quả, dù là chiến dịch nhỏ hay lớn, những tiếp thị viên bắt buộc phải trải qua và kết hợp hai nội dung quan trọng bao gồm nghiên cứu và phát triển Social Marketing và sử dụng Marketing Mix. Khi bạn sử dụng mạng xã hội là nơi quảng bá truyền thông cho sản phẩm chắc hẳn bạn cũng biết mặt lợi và hại của mạng xã hội. Do đó bạn phải kiểm soát thông tin lan truyền thường xuyên để có hướng xử lí kịp thời nếu xảy ra khủng hoảng truyền thông.

3.1. Nghiên cứu và phát triển chiến dịch marketing như thế nào?

Nghiên cứu và phát triển chiến dịch marketing như thế nào?
Nghiên cứu và phát triển chiến dịch marketing như thế nào?

Nội dung chính của quá trình nghiên cứu và phát triển này là thu thập và phân tích những dữ liệu liên quan đến chủ đề, vấn đề xã hội đang hướng đến. Quá trình này là cực kỳ quan trọng bởi lẽ, nó giúp những marketer hiểu rõ hơn về bối cảnh của đối tượng mục tiêu, những ảnh hưởng, tác động mạnh nhất tư duy thay đổi của đối tượng, những cách thức giúp đối tượng mục tiêu tăng niềm tin vào những chiến dịch diễn ra thuận lợi hơn. 

Quá trình này thường được các tiếp thị viên tiến hành theo 3 cách cụ thể bao gồm: nghiên cứu các bài báo học thuật, điều tra xã hội qua các phiếu khảo sát và những thông báo từ tình hình dịch tễ học. 

Bên cạnh những nghiên cứu này, Social Marketing cũng bắt buộc những người thực hiện những chiến dịch này phải linh hoạt trong quá trình xem xét các định tính của đối tượng. Bằng việc trao đổi, phỏng vấn, quan sát và xem xét những người thực hiện có thể nắm rõ được tâm lý của cộng đồng, những hành vi nào họ đang cố gắng thay đổi.

Phỏng vấn các bên liên quan trực tiếp đến đối tượng sẽ làm, thậm chí là những người ở một địa vị xã hội khác biệt với nhóm đối tượng mà bạn hướng đến…chứ đừng dừng lại chủ quan ở một đối tượng để làm bạn có một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về vấn đề bạn cần thay đổi trong cộng đồng. 

Là một loại hình tiếp thị, do vậy cũng như các loại Marketing thương mại, tiếp thị xã hội buộc các marketer phải cực kỳ quan tâm đến phân khúc khách hàng. Chúng ta vẫn dẫn dắt về những thành công của hàng loạt những chiến lực thành công của Social Marketing mà ít nói đến những thất bại của không ít chiến lược hướng đến đối tượng mục tiêu hay phân khúc khách hàng quá lớn. Do vậy, cần phải xác định nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp nhất, không quá rộng dựa trên những khảo sát và phân đoạn những đối tượng khác nhau và bằng những hình thức khác nhau.

Dĩ nhiên, quá trình xác định và lọc đối tượng này phải trải qua sự chi phối mạnh mẽ của nhiều yếu tố bao gồm địa lý, tâm lý của đối tượng, niềm tin.

Xem thêm: Marketing Manager là gì? Làm gì để trở thành marketing manager

3.2.  Áp dụng Marketing hỗn hợp vào Marketing xã hội

Áp dụng Marketing hỗn hợp vào Marketing xã hội
Áp dụng Marketing hỗn hợp vào Marketing xã hội

Giống như marketing thương mại, đối tượng hướng đến của Social marketing vẫn là người dùng với nhiệm vụ tìm hiểu những gì mong muốn của họ đồng thời xây dựng những chiến lược tiếp thị thuyết phục để kích thích họ mua hàng, tiếp cận với hàng hóa những gì doanh nghiệp, tổ chức sản xuất. Quá trình xây dựng chiến dịch trong tiếp thị xã hội cũng được khuyên tuân theo nguyên tắc 8P bao gồm: 

 + Product - Sản phẩm

Trên thực tế, những sản phẩm của tiếp thị xã hội có thể không phải là một sản phẩm bằng xương bằng thịt đúng nghĩa như những loại hình Marketing khác mang lại như một gói mì, một cái xe. Song, điều mà công động nhận được những sản phẩm đa dạng bao gồm hữu hình như: các sản phẩm có lợi cho sức khỏe cộng đồng như những tấm huy hiệu, bao cao su, những phần thưởng từ đồ tái chế. Đó cũng có thể là những giá trị không thể cầm nắm và sờ được như: Sự an toàn đến các dịch vụ, chế độ ăn uống hợp lý, sự cảnh tỉnh, những bài học…Để sản phẩm trở nên thu hút người dùng, các Marketer phải làm cho những đối tượng mục tiêu phát hiện ra những vấn đề của họ và sự cần thiết phải thay đổi. 

+ Price – Giá cả

Giá cả quyết định tất cả giá trị, kết quả của bất kỳ một chiến lược marketing thương mại nào và Social Marketing không phải ngoại lệ. Cái giá trong tiếp thị xã hội có thể là tiền bạc, sự nỗ lực, công sức…Dĩ nhiên, một khi, giá cả của những người thực hiện bỏ ra lớn hơn giá thực tế của sản phẩm thì hiệu quả của chiến dịch này sẽ lớn hơn nhiều. Bởi lẽ, đối tượng tiếp cận của chiến dịch có thể rất rộng và nhiều người không có đủ tài chính hay thời gian để đổi lấy sản phẩm của bạn nếu giá nó quá cao. Do vậy, những người tiếp thị bắt buộc phải trải qua quá trình nghiên cứu về hoàn cảnh, điều kiện của đối tượng mục tiêu, những chi phí…để đưa ra mức giá thật sự hợp lý. 

+ Place – Địa điểm phân phối

Địa điểm phân phối
Place – Địa điểm phân phối trong chiến lược social marketing

Dù là sản phẩm hữu hình hay giá trị, dịch vụ không thể cầm nắm thì chúng chỉ có thể đến tay người tiêu dùng khi có Marketer quan đâm đến địa điểm, các kênh phân phối. Đó có thể là những địa điểm tập trung đông đúc đối tượng mục tiêu, đó có thể là hệ thống phương tiện đi lại…song phải đảm bảo đầy đủ và kết hợp đa kênh với nhau.

+  Xúc tiến hỗn hợp

Xúc tiến hỗn hợp (promotion) là quá trình mà các người tiếp thị phối hợp đẩy mạnh các hình thức lan rộng quy mô và độ “nổi bật” của chiến dịch Social marketing bằng các hình thức quảng cáo, đến mạng xã hội, truyền thông, vận động,…

+ Đối tượng công chúng

Đối tượng công chúng của tiếp thị xã hội bao gồm: các khách hàng mục tiêu, khán giả thứ cập, những đối tượng liên quan đến sản phẩm và công chúng nội bộ - những người thực hiện chiến dịch. 

+ Mở rộng quan hệ đối tác:

Với các Marketer, quan hệ đối tác là cực kỳ quan trọng, bởi họ có thể giúp chiến lược được chỉn chu hơn bằng việc rót tiền vào thực hiện, bổ sung những trang thiết bị cần thiết…Quan trọng là những đối tác có chung mục tiêu.

+ Chính sách

Những chính sách trong Social Marketing chủ yếu nhằm vào mục tiêu thay đổi những hành vi của xã hội…Do vậy, những chính sách của chính phủ thường có mối quan hệ mật thiết.

+ Nguồn tài chính

Nguồn tài chính trong chiến lược social Marketing
Nguồn tài chính trong chiến lược social Marketing

nguồn tài chính trong những chiến dịch marketing vì cộng đồng thường được kêu gọi tài trợ từ chính phủ hoặc chính sách vận động quyên góp từ những mạnh thường quân, doanh nghiệp và cả cộng đồng…Đó chính là Social Marketing.

Việc làm

Mong rằng, những thông tin trên đây đi trả lời cho câu hỏi  Social Marketing là gì sẽ thật sự hữu ích với bạn trong quá trình phát động chiến dịch tiếp thị về công động hiệu quả nhất. 

Xem thêm: Nghề account là gì? Lựa chọn tuyệt vời cho tương lai của bạn

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;