Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Marketing là làm gì? Đóng vai trò thế nào đối với doanh nghiệp?

Tác giả: Đào Thanh Hồng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Marketing là làm gì mà lại có chức năng cũng như vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời đại thị trường cạnh tranh khá khốc liệt như hiện nay? Hãy cùng timviec365.vn tham khảo bài viết dưới đây để có thể dễ dàng giải đáp được câu hỏi trên nhé!

1. Định nghĩa marketing

Hiện nay, cũng không có một khái niệm nào giải thích cụ thể được marketing bởi nó được hiểu theo nhiều hướng khác nhau.

Căn bản thì các bạn có thể hiểu marketing chính là quá trình quảng bá dựa vào những nghiên cứu cũng như tìm hiểu, phân tích thị trường và khách hàng để có thể bán được hàng và thỏa mãn được nhu cầu, xu hướng của thị trường. Cũng là một quá trình tổ chức, xây dựng lực lượng bán hàng nhằm đẩy được hàng hóa, sản phẩm của công ty cung cấp đến với khách hàng thành công.

Cũng có nhiều người cho rằng marketing là cơ chế kinh tế - xã hội mà một doanh nghiệp, cá nhân sử dụng để thỏa mãn được cung – cầu và với mong muốn được thông qua quy trình trao đổi trên thị trường.

marketing là làm gì

Tuy nhiên nếu bạn hỏi “marketing là gì?” thì Regis McKenna – một marketer đi vào huyền thoại – đưa tên của thung lũng silicon lên trên bản đồ thế giới thì ông sẽ trả lời với bạn rằng “ Marketing is every thing and everything is marketing”. Chuyển thể sát nghĩa sang tiếng Việt thì có nghĩa là marketing là mọi thứ và mọi thứ cũng là marketing.

Còn Philip Kotler – người đàn ông được mệnh danh là cha đẻ của nền tảng marketing hiện hại, sẽ trả lời bạn với nội dung: Marketing là cả một quá trình xã hội và nhờ vào đó các doanh nghiệp sẽ sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa có giá trị mà khách hàng đang có nhu cầu; xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng để có thể mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.

Chỉ với những nội dung liên quan đến định nghĩa nêu trên thì có lẽ các bạn cũng đã phần nào trả lời được câu hỏi “marketing là làm gì” rồi đúng không?

Xem thêm: Hiểu công chúng mục tiêu là gì để nâng cấp thương hiệu tốt nhất

2. Marketing cần học những gì?

Để đáp ứng được nhu cầu thí sinh tham gia học marketing thì cũng có nhiều trường học và các cơ sở đào tạo ngành marketing với tiêu chí thắt chặt đầu ra và đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực.

Chính vì vậy mà chương trình học cũng được cải tiến và đề cao thực hành hơn là lý thuyết cùng với những kiến thức rộng mở; hội nhập đa quốc gia nên nguồn nhân lực có nhiều tiềm năng phát triển hơn so với trước kia.

Những chuyên ngành cũng như môn học sẽ được mỗi cơ sở theo chương trình khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là hướng đến khối kiến thức: Nghiên cứu thị trường (market resreach), xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng; tổ chức phân phối sản phẩm; thiết kế chương trình phân phối sản phẩm; quảng bá thương hiệu; định giá sản phẩm; tổ chức sự kiện…

Và để hiểu rõ hơn về marketing, thì chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết những chuyên ngành chính được đào tạo trong quá trình học, là:

2.1. Chuyên ngành quản trị marketing

Với chuyên ngành này thì các bạn sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức được chuyên sâu hơn về quản lý, phương pháp xây dựng và phát triển quảng bá thương hiệu; nghiên cứu, cách tìm hiểu thị trường, phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch, thực hiện, triển khai và giám sát để mang lại hiệu quả.

 

các chuyeen ngành - marketing là làm gì

2.2. Chuyên ngành quản trị thương hiệu

Trong lĩnh vực này, chúng ta có thể cung cấp những kiến thức cơ bản về marketing, khả năng phân tích thông tin, lập kế hoạch, triển khai thực hiện các chương trình xây dựng, và kiến thức về thương hiệu cho các bạn sinh viên. quản trị thương hiệu; phát triển thương hiệu của doanh nghiệp như: nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu (brand positioning),…

Một số môn học chủ yếu trong quá trình tham gia chuyên ngành này là: Tổ chức sự kiện, phát triển sản phẩm mới, quảng cáo và khuyến mại, quan hệ công chúng (Pr), nhượng quyền thương hiệu, quản trị thương hiệu, marketing dịch vụ,…

2.3. Chuyên ngành quảng cáo

Sau khi hoàn thành chương trình học của chuyên ngành này thì các bạn sẽ trả lời được câu hỏi “marketing là làm gì?”; trang bị được cho bản thân nền tảng kiến thức văn hóa hiện đại mở rộng, sở hữu được kiến thức chuyên sâu về hệ thống truyền thông; chiến lược và chiến thuật phương tiện; cách thức quảng bá sản phẩm, hàng hóa…

Để lĩnh hội được những kiến thức trên thì các bạn sinh viên sẽ được đào tạo bằng các môn học như: Quan hệ công chúng, marketing online, quản trị thương hiệu, quản trị marketing, các xu hướng tiếp thị, chiến lược quảng cáo, quảng cáo và xã hội, quản trị quảng cáo…

Xem thêm: AIDA là gì? Vai trò của mô hình AIDA trong ngành Quảng cáo

Việc làm Marketing - Pr tại Hà Nội

3. Marketing là làm gì?

Lĩnh vực ngành marketing khá là rộng và khó có thể giới thiệu một việc làm mà có thể bao trùm hết được tất cả các vị trí, tuy nhiên thì cũng dễ dàng đưa ra được 2 loại hình marketing phổ biến để các bạn giải đáp được câu hỏi này.

Dù được phân chia ra thành hai hình thức khác nhau, mục đích và mục tiêu vẫn tập trung vào hiệu quả kinh doanh và thương hiệu của công ty.

Đặc biệt nghiên cứu và phân tích là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu ở trong cả hai hình thức này. Khi quảng bá về một hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ thì các bạn đều phải hiểu rõ về thị trường, khách hàng hoặc nhu cầu của đối tượng khách hàng tiềm năng.

Cần phải biết rõ được họ là người như thế nào, giới tính, độ tuổi, thu nhập để có thể đưa ra được những sản phẩm cùng với cách thức bảng bá để phù hợp với đối tượng khách hàng. Như vậy việc phân tích và nghiên cứu thị trường phải chuẩn xác thì marketing cũng sẽ dễ dàng hơn và khả năng gia tăng được doanh số bán hàng thuận lợi.

3.1. Marketing truyền thống

Đây là lĩnh vực rất rộng, sở hữu bốn hình thức marketing chính: Thư kiện truyền thống; chương trình phát thanh hoặc truyền hình; báo chí; điện thoại.

Trong đó, các bạn cũng nhận thấy được một số hình thức đã trở nên nhạt nhòa nếu không muốn dùng đến từ “lỗi thời”. Tuy cơ chế thị trường cũng như xu hướng điện đại hóa công nghệ thông tin như hiện nay thì lĩnh vực này vẫn có một số việc làm vẫn giữ vững được vị trí quan trọng trong doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Một số vị trí như: Marketing specialist – chuyên gia marketing, community Marketing Coordinator – Chuyên viên điều phối tiếp thị, Brand Manager – quản lý thương hiệu, Marketing Director – giám đốc marketing ,…

marketing là làm gì - marketing hiện đại

3.2. Marketing hiện đại

Phương thức marketing thuộc lĩnh vực này có tầm ảnh hưởng đến dự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp trong thời đại toàn cầu hóa cũng như sự cạnh tranh trên thị trường như bây giờ.

Và phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là sử dụng Digital Marketing, tức là tận dụng triệt để cũng như tối ưu hóa mạng internet hoặc các thiết bị điện tử khác như: social media marketing, search engine marketing (Seo)…

Một số vị trí ngành nghề thuộc lĩnh vực này được kể đến như: online Marketing manager – Quản lý tiếp thị trực tuyến, Social media manager – quản lý phương tiện truyền thông xã hội; Seo specialist – chuyên viên SEO; Director brand manager – Giám đốc thương hiệu;…

Việc làm Marketing - Pr tại Hồ Chí Minh

4. Vai trò chính của marketing đối với doanh nghiệp

Sau khi tham khảo được nội dung được chia sẻ ở trên thì có lẽ các bạn cũng chưa thực sự thấy rõ được chức năng cũng như vai trò của ngành nghề này, chính vì vậy chúng tôi sẽ nêu chi tiết để các bạn có thể nắm được rõ hơn.

4.1. Xác định được sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp cần cung cấp

Như chúng tôi đã nói trên thì một trong những nhiệm vụ chính của ngành nghề này là phải nghiên cứu thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng. Các chuyên viên marketing cần phải tham khảo, thu nhập những thông tin liên quan đến đối tượng khách hàng để rút ra được những nhu cầu cần thiết của họ, xu hướng họ đang hướng tới là gì.

Cùng với sự nghiên cứu các sản phẩm, hàng hóa từ thiết kế, hình ảnh, chức năng, vai trò, tiện ích, hình ảnh quảng bá… của công ty đối thủ, từ đó cũng đưa ra các ý kiến, đề xuất cải tiến các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Như vậy cũng có thể giúp doanh nghiệp lựa chọn được những mặt hàng có khả năng tiếp cận được khách hàng nhanh chóng và hiệu quả nhất bằng cách lập ra kế hoạch marketing, chiến lược marketing.

4.2. Xây dựng lòng tin với khách hàng

Theo như khảo sát thực tế thì tại Việt Nam, khách hàng có xu hướng nghe theo lời người quen hơn là người lạ, tức là hầu hết mọi người sẽ thường xuyên sử dụng những sản phẩm hoặc thương hiệu mà họ đã tin dùng hoặc là mặt hàng thường xuyên xuất hiện trước họ, càng xuất hiện nhiều thì mức độ tin dùng càng cao.

Nếu bạn đang tìm hiểu marketing là làm gì thì có lẽ bạn sẽ không thể bỏ qua được nội dung này, để xây dựng được lòng tin lại là một việc làm không hề dễ và không chỉ xong trong một ngày, một tháng. Đó chính là lý do mà vai trò của marketing lúc này trở nên quan trọng, việc của họ là phải nghiên cứu và phát triển chiến lược làm sao để thu thú, thúc đẩy được tò mò của họ về sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp.

marketing là làm gì - tăng doanh số

4.3. Gia tăng doanh thu

Sau khi marketing hiệu quả thì đương nhiên sẽ càng nhiều người biết đến, lúc này cũng là cơ hội để doanh nghiệp của bạn có thể bán được nhiều hàng hơn.

Ngoài việc lập ra được bản kế hoạch cũng như chiến dịch đúng cách thì cũng cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng đạt tiêu chuẩn. Như vậy thì các bạn sẽ có thể nhìn thấy được doanh thu tăng lên chỉ trong vài ngày, thậm chí là vài giờ.

Những loại hình marketing online sẽ có khả năng thu hút khách hàng chỉ trong vài phút nếu nằm trong danh sách tiềm năng, không chỉ vậy các bạn cũng dễ dàng theo dõi cũng như kiểm soát được dễ dàng hơn kết quả của chiến dịch marketing. Từ đó cũng kịp thời đưa ra những đề xuất, cải thiện để xác định được đúng hướng đi của chiến dịch tiếp theo.

5. Tìm việc làm marketing trực tuyến thế nào?

Với sự phát triển của các cổng thông tin mạng như hiện nay thì các bạn cũng không còn khó khăn trên con đường tìm việc làm, đặc biệt là lĩnh vực marketing thì khối lượng tin tuyển dụng càng nhiều. Có những tin tuyển dụng như nhân viên Digital Marketing, nhân viên Marketing Executive... Trước khi tìm chuẩn bị ứng tuyển những công việc này thì bạn hãy nên tìm hiểu trước marketing executive là gì hay công việc của nhân viên Digital Marketing cần phải làm gì để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Các bạn có thể sử dụng trang mạng xã hội facebook để cập nhập các thông tin tuyển dụng trong các groups, fanpage liên quan đến việc làm Lào Cai hay một số tỉnh thành khác cung cấp. Tuy nhiên, tại đây, các thông tin có thể trở nên không rõ ràng và gây băn khoăn về tính chính xác của thông tin được chia sẻ, đồng thời dẫn đến việc mất nhiều thời gian để tìm hiểu về nguồn tin tuyển dụng.

Chính vì vậy các bạn có thể tìm thông tin tuyển marketing tại địa chỉ Timviec365.vn của chúng tôi, tại đây các thông tin đều đã được xác minh và các bạn đều được sử dụng miễn phí những tính năng khác nữa tại địa chỉ này.

Tìm việc

tìm việc marketing

Hiện bạn đang quan tâm lĩnh vực ngành nghề này thì các bạn chỉ cần thao tác chọn “Marketing – PR” tại tỉnh thành bạn mong muốn được làm việc rồi “tìm kiếm”, sau 1 giây màn hình sẽ hiện lên một loạt danh sách những việc làm với nhiều vị trí tuyển dụng khác nhau cho các bạn lựa chọn. Ngoài ra bạn cũng có thể cập nhật thông tin tuyen dung thai nguyen để tìm kiếm những cơ hội phù hợp nhất.

Dựa vào cơ chế thị trường cũng như quy mô của từng doanh nghiệp thì các bạn sẽ có câu trả lời marketing làm gì khác nhau cũng như riêng biệt, nhưng vai trò thì đều là mang hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi chia sẻ đều đã mang lại hữu ích với các bạn. Trong trường hợp cần giải đáp hoặc hỗ trợ, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại địa chỉ Gmail: [URL] timviec365.vn@gmail.com để được phản hồi nhanh chóng!

Xem thêm: Các hình thức trade marketing hiện đại thời 4.0 hiệu quả nhất

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;