Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Green Marketing là gì? Bài học đắt giá để thành công từ tiếp thị xanh

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 02 tháng 08 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Sự bùng nổ của nền tiếp thị và công nghệ quảng cáo đặt trong bối cảnh môi trường đang bị tàn phá nặng nề là xuất phát điểm của ý tưởng Green Marketing với mong muốn cải thiện môi tình hình môi trường lẫn nâng cao những hiệu quả về kinh doanh. Vậy bạn đã hiểu Green Marketing là gì? Green marketing đang phát triển như thế nào hiện nay và chiến lược nào để thúc đẩy đủ phát triển bền vững của nền Green Marketing toàn cầu? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết sau của timviec365.vn nhé.

1. Bạn đã hiểu rõ định nghĩa Green Marketing là gì?

Green marketing là gì
green Marketing là gì

Bạn còn nhớ màu xanh xuất hiện trong chuỗi quảng cáo trà xanh không độ phủ trên mọi kênh hình hay chiến lược PR cho những căn căn hộ, khu đô thị ngập tràn ánh nắng và cây cối của Ecopark giữa lòng thành phố của những thương hiệu lên tiếng bảo vệ môi trường? Thực ra đó không chỉ là chèn vào đó thông điệp ý nghĩa để kêu gọi khán thính giả bảo vệ môi trường, đó còn là một chiến dịch kinh doanh đang có sức mạnh càn quét lớn nhất hiện nay - Green Marketing. Vậy bạn hiểu Green Marketing là gì mà có sức mạnh đến vậy?

Theo Cambridge dictionary, Green Marketing được hiểu đồng nghĩa với environmental marketing để chỉ hoạt động tiếp thị những sản phẩm được cho là tốt, thân thiện với môi trường biểu hiện ở những chiến lược thay đổi thiết kế sản phẩm, quy trình đóng gói, hoạt động quảng cáo nhằm đáp ứng được nhu cầu xanh của người dùng. Trong tiếng Việt, Green Marketing là gì được gọi thông dụng với cái tên “Marketing xanh”. 

Sau bối cảnh năm vật lộn với nền kinh tế bị tàn phá nặng nề bởi môi trường, hàng loạt những phong trào “xanh” nổi lên và trở thành xu hướng toàn cầu. Sự ra đời của nhiều các khái niệm xanh ra đời như sản phẩm xanh, công nghiệp xanh đến công xưởng xanh...để thúc đẩy nền tiêu dùng xanh trong thời đại xanh phát triển. 

Xu hướng Marketing này đã trỗi dậy và trở thành thế lực cạnh tranh trực tiếp với loại hình marketing truyền thống bởi vì chiến lược này hướng tới lợi ích của môi trường, cũng là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên toàn cầu. Hơn thế, bên cạnh những lợi ích thiết thực từ môi trường, doanh nghiệp hiện nay hướng đến sự phát triển bền vững từ đó để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ vừa phù hợp với nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế thân thiện với môi trường quốc gia vừa có tác dụng thức tỉnh lương tâm bảo vệ môi trường.

Xem thêm: Các hình thức trade marketing hiện đại thời 4.0 hiệu quả nhất

2. Quy trình cơ bản trong chiến lược Green Marketing, bạn đã biết chưa?

Quy trình cơ bản trong chiến lược Green Marketing, bạn đã biết chưa?
Quy trình cơ bản trong chiến lược Green Marketing, bạn đã biết chưa?

Với lợi ích thiết thực trên nhiều mặt, Marketing đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp hàng đầu. Trong con đường xây dựng nên phong trào tiếp thị xanh này, để có thể đạt được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp phải đáp ứng được hai quy trình cơ bản:

2.1. Chuẩn bị 

Không một chiến lược marketing nào bao gồm Green marketing nào có thể thuận buồm xuôi gió nếu bỏ qua bước lên kế hoạch cụ thể. Kế hoạch này được vạch ra cụ thể trên 3 phương diện: thiết kế, sản xuất và đóng gói. Cả ba khâu này đều tuân thủ trên khẩu hiệu 3R ( Reuse, Reduce, Recycle). Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn quan trọng nhất, song ngoại hình của sản phẩm trong Green Marketing cũng được chú ý một cách đặc biệt. Như trong tên gọi của nó, thường thì các thiết kế thường chú ý đến màu sắc dễ để khách hàng tiêu dùng liên tưởng đến môi trường như màu xanh. 

Trong khâu sản xuất, doanh nghiệp sẽ áp dụng những ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao giảm thiểu lượng khí thải, hóa chất ra môi trường, tiết kiệm và cắt giảm được chi phí và nguyên liệu. Trong khâu đóng gói, bên cạnh giảm về kích thước sản phẩm, sử dụng những nguyên liệu dễ phân hủy dưới điều kiện thường hoặc có khả năng tái chế. Xu hướng mới nhất của được áp dụng trong nhiều quán cafe ở Thái Lan hay một số rạp chiếu phim là sử dụng ống hút bằng giấy hay một số siêu thị sử dụng lá chuối để gói sản phẩm. Việc lên ý tưởng là một khâu quan trọng nhất trước khi có triển khai những chiến lược Green Marketing hoàn hảo. 

2.2. Đưa ra thị trường

Sau khi hoàn tất những thủ tục chuẩn bị từ lên ý tưởng, đến tiến hành thiết kế, sản xuất và đóng gói sản phẩm, các doanh nghiệp sẽ ra mắt thị trường và đây là giai đoạn quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của chiến lược Green Marketing như thế nào. 

Quy trình đưa sản phẩm ra thị trường bắt buộc trải qua 3 bước: Đề ra mức giá xanh, thiết lập những kênh phân phối xanh và tiến hành các hoạt động “yểm trợ” cho chiến lược này. Một điều mà bạn dàng nhận thấy đối với các sản phẩm sống nhờ Green Marketing có xu hướng đánh vào tâm lý tự nguyện trả tiền ở mức giá cao hơn vì nguyên liệu đầu vào lẫn quá trình sản xuất phức tạp hơn so với hình thức sản xuất truyền thống. Việc ấn định mức giá của sản phẩm trong lần đầu tiên chạy chiến lược xanh khiến không ít các doanh nghiệp đau đầu. Bởi vì, nếu mức giá phát hành sản phẩm cao và chênh lệch sâu với các loại hình khác trên thị trường sẽ tác động mạnh đến tâm lý mua hàng, tuy nhiên nếu đặt với mức giá trung bình, dễ làm doanh nghiệp lỗ mạnh vì thực tế chi phí bỏ ra cao hơn nhiều so với sản phẩm ứng dụng công nghệ cũ. Sau khi ấn định được mức giá, doanh nghiệp của bạn phải tìm được kênh phân phối xanh phù hợp.

Trước hết các kênh này phải đáp ứng được số lượng khách hàng mục tiêu cao, có thiện cảm với chiến dịch xanh của doanh nghiệp và sẵn sàng bỏ ra một mức tiền lớn hơn để nhận lại những giá trị xanh. Đó có thể là tổ chức các chương trình, sự kiện có sự tham dự của khách hàng nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm và chỉ ra những điểm ưu việt của sản phẩm xanh so với sản phẩm truyền thống và khuyến khích họ trải nghiệm. 

Trong đó chú ý về cả chất lượng, giá trị mà sản phẩm mang lại, đồng thời nhấn mạnh những hiệu quả tích cực của nó với môi trường. Bạn dễ thấy, hiện nay, Facebook - mạng xã hội lớn nhất hành tinh, ngoài vai trò là diễn đàn chia sẻ cảm xúc, tương tác giữa các cá nhân, địa chỉ thu hút hơn 3 tỷ người sử dụng cũng là kênh hiệu quả để show những ấn phẩm liên quan đến môi trường bởi những hình ảnh check in của tổ chức thiện nguyện, những báo hay những chia sẻ của nhiều người tiêu dùng (consumer). 

Green marketing chuẩn như thế nào
Triển khai chiến lược Green marketing thông minh

Đây cũng là một trong những kênh quan trọng được lựa chọn bởi nhiều Marketer trong green marketing. Cùng với các kênh phân phối và quy trình đặt ra mức giá cho các sản phẩm, việc áp dụng phương thức để hỗ trợ cho hoạt động xây dựng hình ảnh đậm Green là điều quan trọng hàng đầu. Thực tế, ai cũng nắm được tầm quan trọng của quy luật này song sự kết hợp giữa việc đẩy mạnh thương hiệu xanh kết hợp việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng là không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt. 

Nó biểu hiện ở điểm tác động đến thị hiếu, tâm lý bảo vệ môi trường và sức khỏe con người đồng thời cũng chú ý vào “túi tiền” của khách hàng. Sự thành công của các chương trình khuyến mại, giảm giá vào những thời điểm đặc biệt trong năm hay sự kiện quan trọng của doanh nghiệp. Đây là những dịp vàng để cha đẻ của các sản phẩm xanh bung lụa.

 Sự xuống cấp của tình trạng môi trường nảy sinh hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng đe dọa sự phát triển bền vững của nền kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và dĩ nhiên lợi nhuận khủng mang lại từ Green Marketing đã hút hàng loạt từ những doanh nghiệp đình đám đến nhỏ chạy theo những giá trị xanh để hướng đến tiêu dùng xanh. Tuy nhiên, không phải gì, cũng hoàn hảo và những bài học nhớ đời sau đây trong quá trình ứng dụng Green Marketing trong chiến lược phát triển thương hiệu sẽ thực sự là gói cẩm nang của bạn.

Xem thêm:  5 công cụ xúc tiến trong marketing doanh nghiệp không thể bỏ lỡ

Tuyển dụng chuyên viên Marketing

3.  Bạn học thực tế về chiến lược Green Marketing đúng đắn 

3.1. Nhận thức thiện cận về Green Marketing

Bạn học thực tế về chiến lược Green Marketing đúng đắn
Bạn học thực tế về chiến lược Green Marketing đúng đắn 

Bạn có thể cùng một lúc đảm nhiệm hai chức danh ông chủ doanh nghiệp và nhà hoạt động môi trường bởi những chiến dịch Green marketing, tuy nhiên, việc đảm nhiệm cùng một lúc hai vị trí đó trong khi thị trường Marketing truyền thống vẫn còn nhiều lợi ích đáng bàn tới không dễ chút nào. Tập trung quá sâu vào tính “Green” trong quá trình tiếp thị mà bỏ qua lợi ích khách hàng của đế chế Whirlpool Corporation vào những năm 2000 là minh chứng đau đớn khi áp dụng chiến lược Green Marketing sai lầm. 

Trong thời điểm nghị định Montreal về loại bỏ khí CFC hoàn toàn trong sản xuất, Whirlpool đã phát ra thị trường sản phẩm tủ lạnh Energy Wise - không sử dụng loại khí này với mức độ tiết kiệm điện trên 30% trở thành một trong những ý tưởng vĩ đại để truyền bá những thông điệp xanh vào đời sống dân Mỹ. Tuy nhiên, ngay đến ông chủ của Whirlpool cũng không thể ngờ ý tưởng táo bạo đó lại trở thành vết chàm của chính thương hiệu gia dụng hàng đầu thế giới khi số lượng tủ lạnh Energy Wise nhanh chóng sụt giảm vì con số tiết kiệm điện năng 30% và mác thân thiện với môi trường vì không sử dụng khí CFC không thể bù lại được khoản “thâm hụt ngân sách” người tiêu dùng phải bù lỗ lên từ 100 - 150 USD cho chi phí điện hằng tháng.

 Bên cạnh đó, tính bảo vệ môi trường bị lý tưởng hóa trong khi tính mới của sản phẩm về thiết kế, chất lượng, chi phí không được quan tâm đúng mức, đã kéo xuống chất lượng của sản phẩm đi xuống. Đây là một trong những bài học nhớ đời, nếu doanh nghiệp có ý tưởng xây dựng chiến lược Green Marketing hiệu quả nhất. 

3.2. Nhu cầu của người tiêu dùng là từ khóa 

Nhu cầu của người tiêu dùng là từ khóa
Nhu cầu của người tiêu dùng là từ khóa 

Cũng tương tự như sự hiểu biết thiển cận về Green Marketing, nhiều doanh nghiệp lần đầu tiên tạm ngừng chiến lược tiếp thị truyền thống và hướng đến con đường bảo vệ môi trường, song doanh nghiệp nên xác định mục tiêu lớn nhất của doanh nghiệp chính là hướng đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội. Những nghiên cứu về hiệu quả của Marketing nói chung và Green Marketing cho thấy, một chiến dịch chỉ có thể phát huy hết được sức mạnh khi biết cách kết hợp những lợi ích của người tiêu dùng với thông điệp bảo vệ môi trường bằng cách đặt chúng trong môi quan hệ tương quan giữa chất lượng xanh của sản phẩm và chi phí. Bên cạnh đó, Marketer cần phải khai thác các yếu tố về insight khách hàng, nhu cầu về cải tiến sản phẩm, những mong đợi khác về thiết kế, tính thuận tiện, dễ sử dụng...doanh nghiệp phải  đảm bảo hòa phối được các nhân tố đó trong một sản phẩm để chắc chắn rằng, lựa chọn sản phẩm bên bạn với mức giá cao hơn là quyết định đúng đắn của bạn. Trái ngược với quyết định sai lầm của Whirlpool khi tung ra thị trường sản phẩm xanh: tủ lạnh Energy wise trong ví dụ trên sản phẩm xe hơi Prius của ToYota - sản phẩm xanh thành công nhất nhờ sự hậu thuẫn của chiến lược Green Marketing. 

Ngay khi trình làng sản phẩm, thay vì nhấn mạnh đến tác dụng bảo vệ môi trường của xe, chủ nhân của Prius vẫn giữ nguyên phương thức tiếp thị về chất lượng khi cho người tiêu dùng thấy được tiện ích vượt mặt đối thủ như: phong cách thu hút, di chuyển êm ái, siêu tiết kiệm nhiên liệu của động cơ để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu. Sau khi xây dựng được hình ảnh về một sản phẩm mới và nhận được phản hồi từ người dùng. 

Tiếp theo đó, Prius tiếp tục thuyết phục khách hàng của họ bằng loạt quảng cáo gắn hình ảnh của chiếc xe đầy tiện ích bất ngờ đó với những ngôi sao nổi tiếng với nhiều chiến lược bảo vệ môi trường để lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Kết quả Prius cháy hàng bởi rất đông khách tìm đến mua sản phẩm không chỉ vì những lợi ích bất ngờ nhận được mà còn muốn minh chứng rằng, họ là người có ý thức bảo vệ môi trường.

Cùng là một khái niệm Green Marketing là gì nhưng câu trả lời thông qua cách hành động của doanh nghiệp để triển khai dự án đó, quy định tính thành công của chiến lược tiếp thị.  Khách hàng là trung tâm đồng thời phối hợp nhịp nhàng với phương thức kết nối những lợi ích đó với mục tiêu cải tạo môi trường tốt hơn chính là tiêu chuẩn đầu tiên giúp doanh nghiệp khai thác được hiệu quả của chiến lược Green Marketing. 

Xem thêm: Các quan điểm quản trị marketing, ưu nhược điểm của từng quan điểm

Việc làm

Hi vọng những thông tin trên đây xoay quanh tìm câu trả lời cho chiến lược Green Marketing là gì và những bài học sâu sắc để khai thác được hiệu quả của Green Marketing sẽ thực sự hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập timviec365.vn thường xuyên để cập nhật nhiều tin mới về việc làm cũng như bài học nghề nghiệp thú vị nhất nhé.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý