Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tableware là gì? - Những điều cần biết về tableware

Tác giả: Nguyễn Ngọc Ánh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 07 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Lĩnh vực nhà hàng - khách sạn ngày càng phát triển và nhiều định nghĩa khái niệm mới xuất hiện trong lĩnh vực này để chỉ các vị trí việc làm, dụng cụ hay thiết bị nấu nướng. Không chỉ vậy, những dụng cụ cũng được gọi bằng tên riêng và phân loại khác nhau. Trong đó có khái niệm tableware được sử dụng khá nhiều, nhưng không phải ai cũng biết tableware là gì. Cùng tìm hiểu tableware là gì cùng những thông tin mà bạn nên biết như một bộ tableware bao gồm những dụng cụ gì cũng như vai trò của nó qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu khái niệm tableware là gì?

Tìm hiểu khái niệm tableware là gì?
Tìm hiểu khái niệm tableware là gì?

Người Việt có thói quen dùng đũa gỗ, các dụng cụ gỗ trong quá trình thưởng thức để gắp thức ăn, tuy nhiên hiện nay xu hướng mới đang dần thay đổi đó là dùng những dụng cụ kim loại được thiết kế đa dạng và có sự tinh tế hiện đại đang được nhiều người ưa chuộng. Từ đó khái niệm tableware xuất hiện và được sử dụng nhiều trong ngành nhà hàng - khách sạn. Vậy cụ thể tableware là gì?

Tableware được dịch nghĩa theo wikipedia thì đây là khái niệm chỉ bộ đồ ăn, tableware là từ chỉ những bộ đồ ăn hoặc bộ bát đĩa được sử dụng để đặt bán, phục vụ thức ăn và đồ uống. Thông thường tableware sẽ có dao kéo, đồ thủy tinh và các dụng cụ phục vụ quá trình sử dụng các món ăn cùng những dụng cụ hữu ích cho các mục đích khác nhau như trang trí. Chất lượng, tính chất, sự đa dạng và số lượng của các dụng cụ trong một bộ tableware sẽ thay đổi linh động tùy theo văn hóa, tôn giáo, số lượng khách hay nền ẩm thực cũng như dịp tổ chức ăn uống.

Tìm hiểu khái niệm tableware là gì?
Tìm hiểu khái niệm tableware là gì?

Trong ngành nhà hàng - khách sạn tại Việt Nam thì tableware được hiểu đơn đơn đây là khái niệm để chỉ và là tên gọi chung của các dụng cụ, vật liệu bằng kim loại có thể là bạc, thép không gỉ,..., và những dụng cụ này sẽ được nhà hàng - khách sạn chuẩn bị trước để phục vụ trên bàn ăn trong nhà hàng để thực khách sử dụng cho mục đích ăn uống, thưởng thức. Thông thường, tại Việt Nam tableware sẽ được phục vụ và bày nhiều trong nhà hàng phương Tây, theo cách ăn tây hóa, văn hóa phương Tây và những dụng cụ chủ yếu xuất hiện trên bàn sẽ gồm bộ dụng cụ phục vụ ăn uống như dao, muỗng, nĩa,...cùng một số dụng cụ khác tùy theo món ăn yêu cầu.

Với sự du nhập từ phương Tây và để hòa nhập với văn hóa ăn uống của người Việt thì tableware hiện nay khá đa dạng cùng nhiều loại kích cỡ và mỗi loại có từng công dụng để dùng trong từng trường hợp riêng nhằm đáp ứng tốt nhất cho khách hàng trong quá trình ăn uống tại nhà hàng.

Ví dụ: văn hóa ẩm thực và ẩm thực Trung Đông, Ấn Độ hoặc Polynesia đôi khi giới hạn bộ đồ ăn để phục vụ các món ăn, sử dụng bánh mì hoặc lá như những chiếc đĩa riêng lẻ. Những dịp đặc biệt thường được phản ánh trong bộ đồ ăn chất lượng cao hơn.

Việc làm khách sạn - nhà hàng tại Hà Nội

2. Những thông tin xung quanh tableware có thể bạn chưa biết

 Những thông tin xung quanh tableware có thể bạn chưa biết
 Những thông tin xung quanh tableware có thể bạn chưa biết

2.1. Vật liệu của tableware là gì?

Hiện nay ta thường thấy vật liệu của bộ dụng cụ bộ đồ ăn thường được làm bằng nhiều nguyên liệu và nguyên liệu có sự thay đổi khác nhau của từng dụng cụ như thìa, dĩa thường sẽ sử dụng nguyên liệu như bạc, kim loại chống gỉ,...còn những đồ lót dưới bát, kê đũa thường sẽ ưu tiên được sản xuất bằng gốm, đất nung, đá, sứ,...

Đồ dùng để bàn có thể được làm bằng các vật liệu khác như gỗ, thiếc, lưới, bạc, vàng, thủy tinh, acrylic và nhựa. Trước khi có thể mua bộ đồ ăn được sản xuất hàng loạt, nó đã được chế tạo từ các vật liệu có sẵn, chẳng hạn như gỗ, hiện nay vẫn còn nhiều nhà hàng truyền thống sử dụng dụng cụ được sản xuất bằng gỗ để thể hiện sự truyền thống xa xưa. Công nghiệp hóa và phát triển trong sản xuất gốm làm bộ đồ ăn có thể giặt rẻ tiền có sẵn. Nó được bán theo từng mảnh hoặc dưới dạng một bộ phù hợp cho một số thực khách, thông thường là bốn, sáu, tám hoặc mười hai cài đặt địa điểm. Số lượng lớn được mua để sử dụng trong các nhà hàng. Các mảnh riêng lẻ, chẳng hạn như những mảnh cần thiết thay thế cho các món ăn bị hỏng, có thể được mua từ kho "mở kho" tại các cửa hàng, hoặc từ các đại lý đồ cổ nếu mẫu không còn được sản xuất.

Dao kéo thường được làm bằng kim loại, mặc dù những miếng lớn như muôi để phục vụ có thể bằng gỗ.

2.2. Lịch sử phát triển của tableware như nào?

Lịch sử phát triển của tableware như nào?
Lịch sử phát triển của tableware như nào?

Các bộ dụng cụ được sản xuất bằng gốm là những dụng cụ trong bộ tableware được xuất hiện sớm nhất và đầu tiên trong các nên văn hóa ở khắp các quốc gia, tuy nhiên lúc ban đầu thì tableware không bao gồm những chiếc đĩa lót mà nó sẽ tập trung vào những dụng cụ phục vụ giữ ấm đồ ăn cùng những dụng cụ nấu ăn.

Nguyên liệu gỗ không phải nguyên liệu phổ biến nhất dù nó là nguồn nguyên liệu có sẵn bởi gỗ không phải có tồn tại ở tất cả các nơi và chất lượng gỗ nhiều nơi không thực sự đạt chất lượng để thiết kế và tạo nên bộ tableware hoàn chỉnh. Tuy nhiên các nhà khảo cổ đã có tìm thấy từ xa xưa gỗ đã được sử dụng để thiết kế các dụng cụ phục vụ quá trình ăn uống như đĩa gỗ, bát đũa gỗ,...ở một số thời kỳ nhất định và ở một vài nơi dù không nhiều.

Từ xa xưa việc sử dụng các dụng cụ trong bộ tableware như một cách thể hiện địa vị, cấp bậc trong xã hội. Ví dụ: giới tinh hoa cổ đại trong hầu hết các nền văn hóa ưa thích đồ lót bằng kim loại quý, ở châu Âu, thiếc thường được sử dụng bởi những người khá giả, và cuối cùng là người nghèo và bạc hoặc vàng của người giàu. Sở hữu bộ đồ ăn đã được xác định bởi sự giàu có của từng cá nhân; phương tiện càng lớn, chất lượng của bộ đồ ăn được sở hữu càng cao và càng nhiều phần của nó.

Sự thay thế cuối cùng của bộ đồ ăn bằng bạc bằng sứ là tiêu chuẩn trong ăn uống quý tộc của Pháp đã diễn ra vào những năm 1770.

Việc làm phụ bếp khách sạn

3. Những dụng cụ tạo nên một bộ tableware là gì?

Những dụng cụ tạo nên một bộ tableware là gì?
Những dụng cụ tạo nên một bộ tableware là gì?

Khái niệm tableware là từ dùng chỉ các dụng cụ trong bộ đồ ăn được sử dụng bày trong bàn ăn cũng như trong quá trình thưởng thức các món ăn, vậy nên một tableware sẽ bao gồm nhiều dụng cụ bên trong và một bộ tableware hoàn hảo hay đủ nhất thường sẽ có những dụng cụ như:

3.1. Dao hay còn gọi là Knife

Dao trong bộ đồ ăn không phải loại dao to dùng để chặt hay thái mà ở nhà chúng ta ha hay sử dụng, đây là dụng cụ bằng kim loại và là dụng cụ quan trọng cần thiết trong quá trình dùng các món Âu. Dao được người dùng như một công cụ để cắt thức ăn đã nấu chín được bày trên bàn tiệc và dao trong bộ dụng cụ được chia ra làm nhiều loại khác nhau nhằm phục vụ riêng cho từng món, từng trường hợp phục vụ và mục đích sử dụng. Mỗi loại sẽ được thiết riêng và có sự khác nhau nhất định, từ đó người ta phân loại ra nhiều loại dao như:

- Main Course Knife hay còn gọi bằng tên khác là Dinner Knife: đây có nghĩa là dao món chính, loại dao này được thiết kế thường sẽ không có mũi nhọn, có độ dài khoảng 22.5cm, tùy từng mục đích sử dụng cho từng loại đồ ăn chính như đồ mềm, đồ cứng mà Main Course Knife có hoặc không có răng cưa, sự khác nhau này dùng để phân biệt mục đích sử dụng trong món chính hay các món thịt.

-  Fish Knife có nghĩa là dao món cá: đây là loại dao được thiết kế riêng để sử dụng các món có cá, dao dài khoảng 20.8cm, đặc biệt là tất cả các loại dao Fish Knife này không có răng cưa để cá không bị nát.

- Steak Knife có nghĩa là dao ăn thịt: đây là loại dao được dành riêng cho việc sử dụng để cắt các loại thịt, thiết kế dao Steak Knife có điểm đặc trưng là có mũi nhọn hoặc răng cưa và độ dài của dao Steak Knife khoảng 22.5cm dùng để cắt thịt.

Ngoài ra còn có một số loại dao để phục vụ quá trình thưởng thức như dao phết bơ, dao cắt bánh, dao cắt phomai,..., nhưng những loại dao này thường không được bài trí sẵn trên bàn ăn mà thường khi được yêu cầu của khách hàng hoặc món ăn thì mới xuất hiện.

Việc làm đầu bếp khách sạn

3.2. Muỗng hay còn gọi là Spoon

Muỗng hay còn gọi là Spoon
Muỗng hay còn gọi là Spoon

Tương tự như dao, muỗng cũng được chia ra làm nhiều loại muỗng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng của chúng. Mỗi loại sẽ được thiết riêng và có sự khác nhau nhất định, từ đó người ta phân loại ra nhiều loại muỗng như:

- Main Course Spoon có nghĩa là muỗng chính: đây là loại muỗng dùng chuyên để ăn món chính trong các bữa ăn hay các món pasta, thiết kế của Main Course Spoon dài khoảng 20.5cm.

- Dessert Spoon hay còn có tên gọi khác là Pasta Spoon và nó có nghĩa là muỗng tráng miệng: mục đích chủ yếu của Dessert Spoon/ Pasta Spoon là dùng để ăn và thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn, độ dài của dao được thiết kế dài khoảng 18cm. Ngoài ra còn một loại nữa chỉ dài khoảng 15,5cm gọi là muỗng tráng miệng nhỏ và chúng được dùng để ăn các loại bánh, hoa quả tráng miệng, sữa chua.

- Soup Spoon có nghĩa là muỗng súp: thiết kế của Soup Spoon về độ dài thì nó dài khoảng 18cm, mục đích sử dụng của Soup Spoon dùng ăn các loại súp.

Không chỉ có các loại muỗng như trên mà còn khá nhiều muỗng khác mà người dùng thường xuyên sử dụng như muỗng trà, muỗng cafe, muỗng khuấy,...Mỗi loại lại có cầu tạo, độ dài cũng như thiết kế khác nhau và mục đích sử dụng của chúng cũng khác nhau.

3.3. Nĩa hay còn gọi là Fork

Một số loại nĩa được các nhà hàng sử dụng phục vụ khách hàng trong quá trình thưởng thức đồ ăn tại nhà hàng như:

- Dinner Fork có nghĩa là nĩa chính: Nĩa chính có tác dụng tương tự như dao, hỗ trợ cùng dao để dùng cho các món chính, món thịt hay các món pasta, nĩa sẽ giữ đồ ăn và dùng dao để cắt thức ăn. Vì vậy nĩa chính phải có kích thước cân xứng khi xếp cùng dao dài và thông thường độ dài của Dinner Fork sẽ được thiết kế dài khoảng 20.5cm.

- Fish Fork có nghĩa là nĩa ăn cá: loại nĩa Fish Fork này được thiết kế có độ dài khoảng 19.1 cm và được thiết kế gần như chỉ có 3 chân, mục đích sử dụng của Fish Fork được dùng trong các món cá tại nhà hàng khi dùng bữa.

Một số loại nĩa mà ta thường gặp tại nhà hàng, khách sạn như: nĩa phục vụ salad (có tên tiếng anh là Salad Serving Fork), nĩa tráng miệng (có tên tiếng anh là Cocktail Fork), nĩa ăn bánh ngọt (có tên tiếng anh là Pastry Fork).

Như đã giới thiệu bên trên thì một bộ đồ ăn sẽ có khá nhiều dụng cụ đi kèm, tuy nhiên ở tại các nhà hàng và khách sạn hiện nay sẽ tối giản hơn và thu hẹp phạm vi dụng cụ trong khái niệm về tableware. Một số dụng cụ dù không xuất hiện nhiều và được nhiều người sử dụng như vẫn được điểm danh trong bộ tableware như: dụng cụ kẹp bánh, dụng cụ gắp thức ăn, dụng cụ kẹp hạt, kẹp cua, kẹp ghẹ, dụng cụ phục vụ salad, muôi súp lớn, nhỏ, dụng cụ kết hợp, đèn hâm nóng thức ăn,...

Bài viết đã cung cấp toàn bộ tin về tableware mà bạn cần biết, chắc hẳn giờ bạn đã hiểu hơn về tableware là gì rồi đúng không nào. Việc hiểu rõ về tableware giúp cho nhân viên nhà hàng hiệu quả và nhanh chóng hơn, nâng cao nghiệp vụ phát triển bản thân. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Thân ái!

Việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;