Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Unit Test là gì? Bạn biết gì về thuật ngữ quen thuộc trong IT?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực IT, thế nhưng Unit Test lại là một thuật ngữ khá lạ lẫm với những người ngoài ngành và dân “mù công nghệ”. Vậy, nếu như bị hỏi Unit Test là gì thì bạn sẽ trả lời như thế nào? Dưới đây sẽ là những thông tin về Unit Test giúp bạn dễ dàng nắm bắt thông tin cơ bản để có thể đáp nhanh gọn lẹ cho câu hỏi vừa rồi nhé!

Việc làm tester

1. Giải đáp câu hỏi “Unit Test là gì?”

Unit Test chính là một mức độ nằm trong hệ thống 4 mức độ khác nhau của quá trình kiểm thử phần mềm. Unit Test được biết đến là mức độ thấp nhất của quy trình đó.

Unit Test là gì?
Unit Test là gì?

Với Unit Test, các lập trình viên sẽ sử dụng để thực hiện việc kiểm tra những đơn vị nhỏ nhất xuất hiện trong mã nguồn. Có thể kể đến như các lớp, các hàm, hay các phương thức,... Một cách chính xác thì unit Test sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra các chức năng có được hoạt động đúng theo yêu cầu hay không tại các mã nguồn ở các chương trình được cài đặt đó.

Thực tế, các lập trình viên sử dụng và điều khiển mỗi Unit test theo cách tự động hoặc theo một khoảng thời gian định kỳ nào đó. Trong quá trình hoạt động của mình, Unit Test sẽ thực hiện việc thăm dò trong suốt một quá trình phát triển công cụ để có thể kịp thời phát hiện ra các lỗi kỹ thuật liên quan. Chính vì điều này mà Unit Test còn gọi là kỹ thuật kiểm nghiệm một cách tự động.

Những điều dễ dàng nhận thấy ở Unit Test có thể kể đến như:

Đặc điểm ra sao?
Đặc điểm ra sao?

- Được coi như người đầu tiên trải nghiệm về hệ thống.

- Trở nên có giá trị khi bản thân Unit Test có thể phát hiện ra các lỗi kỹ thuật hay những lỗi tiềm ẩn bên trong đó.

Tham khảo ngay: Thông tin tuyển dụng việc làm it mới nhất

 2. Unit Test có lợi ích ra sao với các lập trình viên?

Thực tế, với các lập trình viên, nếu như sử dụng Unit test thì sẽ cần phải viết một Unit test phù hợp thay cho việc tập trung vào code. Việc hoàn thành một Unit test sẽ khá là mất thời gian, thế nhưng, điều này sẽ đem đến một lợi ích khá rõ rệt.

- Xây dựng được một môi trường hoàn hảo để việc kiểm tra các đoạn code được dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho việc thăm dò và phát hiện lỗi được chính xác hơn. Thực hiện việc duy trì một cách ổn định toàn bộ PM và tiết kiệm thời gian trong việc gỡ rối.

- Thực hiện việc kiểm thử một cách riêng rẽ cho dù các thành phần khác chưa được hoàn thành.

Lợi ích của Unit test?
Lợi ích của Unit test?

- Có khả năng tìm ra những thuật toán thực hiện không đem lại hiệu quả hay các thủ tục hoạt động vượt quá thời gian.

- Các khả năng phát hiện các vấn đề liên quan đến thiết kế, các mô hình thiết kế hay quá trình xử lý hệ thống. Đặc biệt là khả năng tìm ra những lỗi khá nghiêm trọng cho dù điều kiện không được thuận lợi.

- Xây dựng một hàng rào bảo vệ cho các khối mã. Bởi mỗi sự thay đổi ù là nhỏ nhất cũng sẽ tạo ra những tác động tới hàng rào này, vì thế các lập trình viên có thể phát hiện một cách kịp thời.

- Có thể dễ dàng thực hiện việc khoanh vùng và sửa chữa các lỗi trong hệ thống.

- Với việc sửa chữa các lỗi xuất hiện trong quá trình sử dụng Unit Test sẽ giúp cho việc giảm chi phí tiêu tốn một cách đáng kể so với những giai đoạn tiếp theo của quy trình kiểm thử này.

- Nếu như viết Unit Test tốt thì việc tái sử dụng mã nguồn cũng như việc đảm bảo mã nguồn tốt và đáng tin cậy hơn rất nhiều. 

Với hệ thống và lập trình viên
Với hệ thống và lập trình viên

Đây được xem là những lợi ích cơ bản mà Unit Test tác động tới hệ thống. Tuy nhiên, ngoài những lợi ích trên thì Unit Test còn có lợi ích trong việc kiểm tra năng suất của bạn.

- Giúp cho các chuyên viên QA có thể giảm bớt được các công việc kiểm tra rắc rối.

- Tạo ra một Unit Test tốt sẽ giúp bạn tăng sự tự tin cho mình. Bởi điều này sẽ giúp bạn khẳng định được các đoạn mã cũng như các module có thể hoạt động một cách ổn định và hiệu quả nhất.

- Được coi như một công cụ đánh giá năng lực của lập trình viên. Việc ứng dụng Unit Test và tạo ra các kết quả là “pass” sẽ cho thấy tốc độ và năng suất làm việc của bạn.

Xem thêm chi tiết: QA tester là gì?

3. Những thông tin về các yếu tố của Unit Test

Vòng đời của Unit Test ra sao? Thiết kế Unit Test như thế nào? Và Ứng dụng của Unit Test hiện nay? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

3.1. Những trạng thái của Unit Test

Vòng đời của Unit test hay các trạng thái cơ bản của mức độ kiểm thử thấp nhất này là gì? Với mỗi Unit Test được tạo ra sẽ bao gồm 3 trạng thái sau đây:

Vòng đời của Unit Test
Vòng đời của Unit Test

- Trạng thái lỗi: Fail

- Trạng thái tạm ngừng thực hiện: Ignore

- Trạng thái làm việc: Pass

Mỗi Unit Test sẽ được đưa vào để hoạt động trong một hệ thống tách biệt. Do vậy, sẽ có rất nhiều PM khác nhau hỗ trợ cho việc thực thi của các Unit Test với một giao diện trực mang tính quan nhất. Nhìn chung, các trạng thái của Unit test sẽ được hiển thị với 3 màu sắc cơ bản là: Màu xanh tương ứng với trạng thái Pass, màu vàng tương ứng với Ignore và màu đỏ là Fail.

Khi sử dụng Unit test, thì để đảm bảo hiệu quả một cách tốt nhất thì lập trình viên cần chú ý những điều sau:

- Để cho Unit Test hoạt động một cách lặp lại nhiều lần.

- Cài đặt thực hiện với chế độ tự động.

Xem thêm: Tin tức tuyển thực tập tester chất lượng

Để unit test hoạt động hiệu quả
Để unit test hoạt động hiệu quả

- Hoạt động một cách độc lập và không có sự tham gia của các Unit Test khác.

3.2. Thiết kế một Unit Test như thế nào?

Trình tự để thiết kế một Unit Test sẽ được thực hiện như sau:

- Xây dựng các điều kiện cần thiết với một Unit Test. Ví dụ như các đối tượng, những tài nguyên cần có hay các dữ liệu giả,...

- Tập hợp những phương thức mà một Unit Test cần thực hiện kiểm tra.

- Thực hiện việc kiểm tra tính đúng đắn trong các hoạt động của những phương thức đó.

Thiết kế Unit test như thế nào?
Thiết kế Unit test như thế nào?

- Thực hiện quá trình dọn dẹp các tài nguyên sau khi đã kết thúc việc kiểm tra.

3.3. Unit Test có ứng dụng ra sao?

Khi đã tạo ra được một Unit Test thì những ứng dụng của mức độ thử nghiệm này cần phải được đưa ra vào đúng lúc cũng như đúng trường hợp cụ thể.

Các ứng dụng của Unit Test hiện nay như:

- Thực hiện việc kiểm tra tất cả các đơn vị nhỏ nhất. Đó là các thuộc tính, các lớp, các hàm hay các phương thức,...

- Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá các trạng thái và những ràng buộc tại các mức sâu hơn của đối tượng. Đây là mức mà thông thường sẽ rất khó để các lập trình viên có thể thực hiện các truy cập.

Ứng dụng của Unit Test
Ứng dụng của Unit Test

- Thực hiện việc kiểm tra những quy trình hay các khung làm việc được coi là tổ hợp gồm nhiều quy trình khác nhau.

Đọc thêm: Kiểm thử là gì?

4. Những điều dễ gây nhầm lẫn ở Unit Test

Thực tế thì Unit Test có ý nghĩa khá quan trọng, nhưng nhìn nhận ở một mức độ nào đó đây cũng là một mức độ kiểm thử nhỏ nhất mà thôi. Vì thế, sẽ có những khả năng nhất định mà Unit test không thể thực hiện được. Dưới đây sẽ là những yếu tố mà khá nhiều người đã ngộ nhận về “khả năng thần thánh” của Unit Test.

- Việc thực hiện quá trình test thích hợp hay Integration test sẽ giúp cho lập trình viên có thể thấy được tất cả các lỗi thông qua nhiều cách khác nhau. Thực tế thì đây được xem là một thông tin sai lầm nhưng lại có tần suất xuất hiện trong suy nghĩ khá nhiều. Càng ở những quy trình kiểm thử về sau, độ khó sẽ càng được tăng lên, do vậy, các lỗi sẽ càng khó để phát hiện hơn rất nhiều. Điều này sẽ dẫn đến khó khăn trong quá trình xử lý về sau.

Những điều ngộ nhận về Unit test
Những điều ngộ nhận về Unit test

- Việc sử dụng Unit Test là không cần thiết. Đây có lẽ là suy nghĩ của rất nhiều lập trình viên khi họ có sự tự tin vào khả năng của mình. Họ cho rằng mình có kỹ năng lập trình tốt và phần mềm mà mình tạo ra hoàn toàn đảm bảo hoạt động một cách hiệu quả. Nhưng thực tế cho rằng cho dù bạn có tài giởi như thế nào thì bạn vãn có thể mắc sai lầm và hệ thống của phần mềm thực tế còn phức tạp hơn so với những gì mà bạn biết. 

Hơn hết, nếu như không có Unit test, mà chỉ có các kiểm thửu viên thôi là chưa đủ. Việc sử dụng Unit test từ giai đoạn đầu tiên sẽ giúp cho lập trình viên giảm thiểu được các lỗi xuất hiện về sau cũng như chi phí và cách giải quyết trở nên “dễ thở” hơn rất nhiều.

CV xin việc IT

5. Cần chú ý gì khi thực hiện viết một Unit Test?

Để viết một Unit Test hiệu quả thì các bạn sẽ cần phải lưu ý các điều sau đây:

- Unit Test hoạt động tốt nhất khi độc lập. Vì thế các test case được sử dụng cũng cần phải độc lập. Điều này bao gồm cả việc các test case không liên quan tới nhau về data hay thứ tự thực hiện.

Chú ý gì khi viết Unit test
Chú ý gì khi viết Unit test

- Thực hiện việc kiểm tra module một cách độc lập. Việc này sẽ giảm nguy cơ chồng chéo nhau cũng như các sự thay đổi tạo ra dẫn đến việc ảnh hưởng các module khác và làm cho phần mềm bị lỗi.

- Nên đặt tên cho các đơn vị kiểm thử rõ ràng, nhất quán. Các test case được đưa ra cần dễ đọc, dễ sử dụng và không tạo ra bất cứ vấn đề nào.

- Nên chạy lại tất cả các test case trước khi thực hiện việc thay đổi các giao diện hay các chức năng. Điều này nhằm mục đích các test case cũ đã pass sẽ khoogn có bất kỳ sự ảnh hưởng nào.

- Đảm bảo rằng trước khi thực hiện việc chuyển sang các giai đoạn tiếp theo thì các lỗi đã được được phát hiện trong Unit Test đã được sửa.

- Việc viết test case tốt nhất là để tập trung cho việc kiểm thử các hành vi của hệ thống có sự ảnh hưởng ra sao thay vì để kiểm thử mọi thứ mà không có sự cố định nào.

- Ngoài việc sử dụng test case cho hệ thống thì việc viết test case cho mã nguồn là điều cũng cần thiết không kém. Việc này sẽ giúp bạn có thể kiểm tra được hiệu năng của mã nguồn đó.

Chia thành 2 nhóm chính
Chia thành 2 nhóm chính

- Những testsuit được sử dụng cần được đặt riêng và độc lập giữa code với module. 

- Việc để nhiều assert ở trong cùng một test case là điều không được khuyến khích. Bởi thực tế thì khi xảy ra trường hợp một điều kiện nào đó không được thỏa mãn thì các assert sẽ rất dễ bị bỏ qua.

- Nên chia các tes case thành 2 nhóm chính là test case cũ và test case mới. Bởi sau một quá trình chạy với thời gian nhất định thì số lượng các test case sẽ gia tăng và thời gian cũng sẽ nhiều hơn. Việc chia này nhằm để các test case cũ có thể chạy ở một tần suất thấp hơn so với test case mới.

Tham khảo ngay: Việc làm test games

6. Unit Test tốt là loại Unit Test như thế nào?

Việc xác định và xây dựng Unit Test nếu như có quá nhiều băn khoăn để xác định được tính hiệu quả thì việc nắm bắt một Unit Test tốt sẽ giúp ích rất lớn cho bạn. 

Unit test tốt là gì?
Unit test tốt là gì?

Vậy, như thế nào thì sẽ được coi là một Unit Test tốt? Những yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn có thẻ xác định được Unit Test của bạn có thực sự tốt và đem lại hiệu quả hay không.

- Có khả năng chạy nhanh khi được đưa vào hệ thống.

- Có khả năng chạy một cách độc lập với các test case khác và không bị lệ thuộc vào trình tự kiểm thử.

- Các loại dữ liệu được sử dụng dễ đọc và không bị khó hiểu.

- Các test case được sử dụng một cách đơn giản và việc thực hiện đọc cũng như bảo trì dễ dàng hơn.

- Có khả năng sử dụng được các dữ liệu thực tế khác.

- Phản ánh đúng hoạt động và bản chất của module.

Chạy nhanh
Chạy nhanh

Đó là nhũng thông tin chi tiết về Unit Test gửi tới các bạn độc giả. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên đây dã giúp các bạn hiểu được Unit Test là gì cũng như các vấn đề xung quanh mức độ kiểm thử nhỏ mà có võ này.

Test plan là gì? Thông tin đầy đủ cho người mới tìm hiểu

Test plan là gì, một trong những từ khóa nhận lượt search của google nhiều nhất trong những thời gian gần trở lại đây? Vậy bạn đã hiểu gì về thuật ngữ này hay chưa? Vai trò của Test plan là gì? Việc tạo ra test plan sẽ gồm những bước cơ bản như thế nào? Cùng tìm hiểu những vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Test plan là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;