Tác giả: Trần Thùy Linh
Đối tượng kế toán là thuật ngữ phổ biến trong ngành kế toán và trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ. Tuy vậy, những người không ở trong ngành hoặc những bạn mới theo học kế toán có thể sẽ không hiểu rõ đối tượng kế toán là gì. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về khái niệm đối tượng kế toán và cách phân loại đối tượng kế toán trong doanh nghiệp.
Kế toán doanh nghiệp liên quan đến các loại tài sản trong doanh nghiệp, nguồn gốc hình thành nên tài sản và sự biến động của những tài sản đó trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó chính là đối tượng kế toán. Nhiệm vụ của kế toán đó là ghi lại mọi sự thay đổi liên quan đến tài sản của doanh nghiệp rồi sau đó tổng hợp những ghi chép đó lại thành báo cáo. Ghi chép biến động tài sản của doanh nghiệp thực hiện bởi kế toán được gọi là bút toán.
Trong một doanh nghiệp, đối tượng kế toán biểu thị trên thực tế ở hai phương diện là tài sản và nguồn vốn. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về hai phương diện này nhé!
Trong doanh nghiệp, tài sản bao gồm nhiều thành phần và được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau. Những hình thái có thể nhìn thấy bằng mắt bao gồm nhà xưởng, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, máy móc, thiết bị. Những tài sản phi vật chất bao gồm bằng sáng chế, bản quyền…
Thông thường, tài sản trong doanh nghiệp sẽ được chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Tài sản ngắn hạn được quy định là các loại tài sản có thời gian sử dụng không quá một chu kỳ kinh doanh hoặc dưới thời gian 12 tháng. Do nhiều yếu tố khác nhau mà tài sản ngắn hạn thường biến đổi hình thái trong quá trình sử dụng. Tài sản ngắn hạn biểu hiện ở nhiều hình thái khác nhau, chẳng hạn như tiền mặt, các khoản đầu tư, các khoản thu ngắn hạn, các khoản ký quỹ ngắn hạn hoặc hàng hóa trong kho…
Ngược lại với tài khoản ngắn hạn là tài khoản dài hạn. Tài sản loại này có thời gian sử dụng nhiều hơn một chu kỳ kinh doanh hoặc nhiều hơn 12 tháng. Tài khoản dài hạn thường không thể thu hồi được ngay, bởi vậy tính thanh khoản sẽ thấp hơn tài sản ngắn hạn.
Nguồn vốn trong doanh nghiệp chủ yếu tồn tại ở hai hình thức đó là vốn chủ sở hữu và các khoản nợ.
Vốn chủ sở hữu là tài sản của doanh nghiệp được sử dụng cho các mục đích kinh doanh khác nhau. Vốn chủ sở hữu được đóng góp bởi các cổ động hoặc các thành viên trong hội đồng quản trị doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu đóng vai trò là “nhà tài trợ” chính cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu được tạo thành chủ yếu từ nguồn vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, cộng thêm nguồn vốn từ các loại quỹ, lợi nhuận chưa được phân phối, sự chênh lệch tỷ giá hối đoái ngoại tệ, đánh giá lại tài sản chênh lệch ra…
Nguồn vốn thứ hai đến từ các khoản nợ phải trả. Các khoản nợ này lại được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Chủ nợ của doanh nghiệp thường là các ngân hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp… Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp sẽ luôn phát sinh ra các khoản nợ phải trả.
Về các tiêu chí phân loại đối tượng kế toán, các doanh nghiệp đều thống nhất phân loại đối tượng kế toán dựa theo Điều 8 trong Luật kế toán 2015. Theo quy định trong đó, những nhóm đối tượng kế toán trong doanh nghiệp sẽ được liệt kê sau đây.
Đối với các đơn vị , tổ chức có các hoạt động sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thì các đối tượng kế toán sẽ được xếp vào nhóm đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp.
Đối tượng kế toán thuộc nhóm này bao gồm: Tài sản bằng tiền mặt, tài sản cố định và vật tư sản xuất; các khoản thanh toán liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp; các khoản thu, chi và kết dư liên quan đến ngân sách nhà nước; các khoản thu chi cho hoạt động sản xuất và xử lý chênh lệch thu chi; tín dụng nhà nước, các khoản đầu tư công, đầu tư tài chính; tài sản công; các vấn đề liên quan đến nợ công.
Nhóm đối tượng kế toán này bao gồm các đối tượng chứng khoán quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật kế toán 2015; toàn bộ các khoản tín dụng ngân hàng và đầu tư tài chính; toàn bộ các khoản thanh toán liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, không phân biệt trong hay ngoài đơn kế toán; các khoản cam kết và bảo lãnh…
Ngoài ra, đối tượng kế toán thuộc nhóm này còn bao gồm: Các khoản tài sản và nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; chi phí cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, sản xuất kinh doanh…; doanh thu, thu nhập và các khoản chi phí phát sinh khác nữa. Những đối tượng kế toán này được quy hoạch vào nhóm hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, trừ những hoạt động được quy định tại Khoản 4 Điều 8 Luật kế toán 2015.
Bên cạnh đó, còn nhiều nhóm đối tượng kế toán khác được xếp vào nhóm đối tượng thuộc vào hoạt động của các đơn vị và tổ chức không sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
Đối tượng kế toán đều là những tài sản và nguồn vốn quan trọng trong doanh nghiệp, vì vậy mọi nghiệp vụ kế toán đều phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Mọi số liệu trong kỳ kế toán đều phải được thống kê từ thời điểm phát sinh đến khi nghiệp vụ tài chính kết thúc. Đồng thời, số liệu kế toán cũng phải được phản ánh một cách kịp thời và đầy đủ nhất, thể hiện qua bút toán và các chứng từ kế toán. Sau đó kế toán viên sẽ ghi số cái và tổng hợp thành báo cáo tài chính định kỳ.
Hiện nay, kế toán doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm quản lý tài chính kế toán để theo dõi tốt hơn các nghiệp vụ kế toán. Phần mềm quản lý tài chính kế toán 365 cung cấp giải pháp quản lý thông minh, hỗ trợ nhiều hoạt động và nghiệp vụ kế toán khác nhau. Công tác kế toán trong doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách hiệu quả hơn bao giờ hết.
Như vậy đến đây thì bạn đã hiểu được đối tượng kế toán là gì và đối tượng kế toán được phân loại như thế nào. Kế toán viên trong mỗi doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi sát sao biến động của các đối tượng kế toán để thực hiện bút toán cho phù hợp và phản ánh lại trong báo cáo tài chính định kỳ. Hy vọng những thông tin được tổng hợp trong bài viết sẽ có giá trị tham khảo đối với bạn đọc.
Chính sách kế toán là gì?
Chính sách kế toán là gì? Xem ngay những thay đổi trong chính sách kế toán được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục