Đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo
Đăng bởi Timviec365.vn - 6873 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 2 tháng 05 năm 2024
- Cách viết và tải mẫu tờ trình cử cán bộ đi đào tạo chuẩn nhất
- Download mẫu Kế hoạch đào tạo miễn phí!
Từ trước đến nay, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, biết ơn đặc biệt đến những người có công với cách mạng và gia đình của họ vì đây là những người đã hy sinh cuộc đời, tuổi trẻ hoặc một phần thân thể mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng để cho các thế hệ tương lai được sống trong hòa bình, ổn định. Trong số những chế độ ưu đãi Nhà nước dành cho những người có công và gia đình của họ có chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin về chế độ này và mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đến bạn đọc.
1. Đối tượng áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo
Theo thông tư liên tịch số 16/2024/TTLT/BLĐTBXH-BTC ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2024, đối tượng áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo bao gồm:
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- Anh hùng Lao động trong kháng chiến
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B được gọi chung là thương binh
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945
- Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 cho đến trước ngày 19 tháng 8 năm 1945 (tức là trước Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945)
- Con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
- Con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến
- Con của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh
- Con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Xem thêm; Mẫu đơn xin trở lại công tác sau khi nghỉ thai sản
2. Phạm vi áp dụng của chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo
2.1. Học sinh, sinh viên được áp dụng chế độ
Học sinh, sinh viên được áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo được quy định trong Nghị định 54/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Con của người có công với cách mạng (đã nêu ở phần trên) đang theo học tại các cơ sở giáo dục (bậc mầm non và bậc phổ thông)
- Người có công với cách mạng và con của họ (đã nêu ở phần trên), tức là học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi theo học hệ chính quy tập trung có khóa học có thời hạn từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục:
+ Cơ sở đào tạo: đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú
+ Học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học
Xem thêm: Cách viết hợp đồng cộng tác viên
2.2. Học sinh, sinh viên không áp dụng chế độ
Học sinh, sinh viên thuộc diện sau thì sẽ không áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo
- Học sinh, sinh viên không áp dụng chế độ trợ cấp hàng tháng nếu thuộc diện hưởng lương hoặc sinh hoạt phí
- Các em học sinh, sinh viên sẽ được ưu đãi trong những trường hợp dưới đây:
+ Học sinh, sinh viên đang học tại cơ sở giáo dục thường xuyên
+ Học sinh, sinh viên đã hưởng chế độ ưu đãi giáo dục đào tạo tại cơ sở đang theo học và tiếp tục theo học ở một cơ sở khác cùng cấp và trình độ đào tạo
+ Học sinh, sinh viên đang học ở nước ngoài
Còn một lưu ý nữa là các chế độ ưu đãi theo quy định của thông tư liên tịch số 16/2024/TTLT/BLĐTBXH-BTC không thay thế cho các chế độ sau:
- Chế độ học bổng chính sách
- Chế độ học bổng khuyến khích học tập và rèn luyện theo qui định hiện hành.
3. Một số thông tin khác về chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo
3.1. Chế độ ưu đãi
Đối với mỗi diện học sinh, sinh viên sẽ có chế độ ưu đãi cụ thể như sau
- Đối với học sinh thuộc diện ựu đãi đang theo học tại cơ sở giáo dục sẽ được hỗ trợ học phí và được trợ cấp một khoản tiền định kì một năm một lần.
+ Đối với học phí, học sinh khi theo học tại trường công lập sẽ được miễn hoàn toàn. Còn nếu theo học tại cơ sở dân lập, tư thục thì học sinh sẽ được hỗ trợ theo mức học phí của các trường công lập cùng cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh thành trực thuộc Trung ương quyết định
+ Đối với khoản trợ cấp một năm một lần, học sinh theo học tại cơ sở giáo dục mầm non sẽ được trợ cấp 200 ngàn đồng, còn học sinh theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông sẽ được trở cấp 250 ngàn đồng. Số tiền này được trợ cấp với mục đích hỗ trợ các em mua sách vở, đồ dùng học tập cho năm học mới.
- Đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi đang theo học tại các cơ sở đào tạo bên cạnh hỗ trợ học phí và trợ cấp định kì một năm một lần thì sẽ có thêm khoản tiền trợ cấp hàng tháng, cụ thể như sau:
+ Đối với học phí, học sinh, sinh viên sẽ được miễn hoàn toàn học phí nếu theo học tại các cơ sở công lập. Đối với học sinh, sinh viên theo học các cơ sở dân lập, tư thục sẽ có mức hỗ trợ riêng, theo từng tháng như sau: Trường Trung cấp chuyên nghiệp - 150 ngàn đồng, trường Dạy nghề và trường Cao đẳng – 200 ngàn đồng, trường Đại học – 250 ngàn đồng.
+ Đối với khoản tiền trợ cấp một năm một lần, học sinh, sinh viên sẽ được trợ cấp 300 ngàn đồng để mua sắm sách vở, đồ dùng học tập phục vụ việc học tập trong năm học mới.
+ Đối với khoản tiền trợ cấp hàng tháng, học sinh, sinh viên sẽ nhận được khoản tiền tùy thuộc diện ưu đãi, có hạn mức từ 180 ngàn đến 355 ngàn đồng. Sau khi tốt nghiệp, các bạn học sinh, sinh viên sẽ được có khoản trợ cấp một lần bằng với 2 tháng trợ cấp hàng tháng theo chế độ đang được hưởng.
Xem thêm: Mẫu biên bản nghiệm thu
3.2. Hồ sơ để hưởng chế độ bao gồm những gì?
Nếu đã có đủ điều kiện để được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau trong hồ sơ để làm thủ tục như sau:
- Thứ nhất là tờ khai đề nghị giải quyết ưu đãi giáo dục, đào tạo theo mẫu số 01-ƯĐGD, kèm theo đó là bản sao giấy khai sinh
- Thứ hai là Quyết định thực hiện chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo theo mẫu số 03-ƯĐGD
- Thứ ba là giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học theo mẫu số 02-ƯĐGD
3.3. Quy trình thực hiện thủ tục hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục diễn ra như thế nào?
Quy trình thực hiện thủ tục hưởng chế dộ ưu đãi trong giáo dục được thực hiện theo các bước sau:
- Hoàn thành tờ khai đề nghị giải quyết ưu đãi giáo dục, đào tạo
- Gửi tờ khai cùng với giấy xác nhận đến Ủy ban nhân dân xã/phường nơi thường trú của người có công vào đầu mỗi năm học hoặc vào đầu khóa học.
- Ủy ban nhân dân xã/phường sẽ tiến hành xác nhận các thông tin trong tờ khai. Trong trường hợp người có công đang hưởng chế độ của cơ quan, đơn vị quân đội hoặc công an, trung tâm nuôi dưỡng thương bệnh binh hoặc thuộc sự quản lý của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thì các cơ quan này sẽ tiến hành xác nhận và gửi về phòng Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương của thân nhân người có công sinh sống. Thời hạn xác nhận là 03 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ
- Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ thẩm định hồ sơ, lập danh sách kèm theo giấy tờ đã được quy định gửi lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Thời hạn xác nhận là 5 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ là phải kiểm tra danh sách đã nhận, đối chiếu hồ sơ người có công. Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, Sở sẽ ban hành Quyết định giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với các trường hợp đúng quy định. Tiếp đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chuyển quyết định cùng danh sách về - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Thời hạn xác nhận là 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Xem thêm: Biểu mẫu quyết định khen thưởng
4. Mẫu tờ khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo
Lời khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo.doc
Mẫu tờ khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo được ban hành kèm theo thông tư 36/2024/TT-BLĐTBXH về chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với những người có công đối với cách mạng. Đây là một trong hai loại giấy tờ sau khi hoàn thiện đầy đủ các thông tin sẽ được gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xác nhận về việc hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo.
Trong quá trình hoàn thiện thông tin tờ khai, bạn cần chú ý ghi đầy đủ và chính xác những thông tin dưới đây:
- Họ và tên người có công.
- Loại đối tượng người có công với cách mạng (ghi cụ thể tỷ lệ mất sức lao động đối với trường hợp là thương binh, bệnh binh).
- Họ và tên người đứng khai.
- Quan hệ của người đứng khai với người có công.
- Họ và tên học sinh, sinh viên được hưởng trợ cấp trong giáo dục đào tạo.
- Tờ khai cần có xác nhận của 1 trong 3 cơ quan sau tủy từng trường hợp người có công với cách mạng theo quy định:
Trung tâm chăm sóc người thương binh, bệnh binh nặng và người có công
+ Đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
+ Ủy ban nhân dân cấp xã/phường
Xem thêm: Mẫu xây dựng mục tiêu đơn vị phổ biến
5. Ý nghĩa của chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo
Chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo của Nhà nước ta dành cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chế độ này thể hiện sự công nhận và lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã hy sinh tuổi trẻ và tính mạng của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời còn thể hiện sự quan tâm thiết thực đến đời sống của những người có công với cách mạng cùng gia đình họ.
Gia đình người có công với cách mạng đa phần đều gặp hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là con các thương bệnh binh, con của những người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học. Vậy nên chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo giúp tạo điều kiện thuận lợi cho họ được tiếp cận giáo dục, có cơ hội đến trường đi học, nâng cao trình độ nhận thức, có định hướng nghề nghiệp tương lai, mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm để cải thiện chất lượng cuộc sống, thực hiện bình đẳng, công bằng trong giáo dục, xóa bỏ rào cản trong học tập, nghiên cứu.
Các bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các chủ đề về hợp đồng thuê nhà trọ, mẫu hợp đồng thuê nhà làm văn phòng hoặc hợp đồng thuê nhà xưởng ngay tại Timviec365.vn. Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với những người có công với cách mạng cùng mẫu tờ khai đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo để các độc giả có thể tham khảo và sử dụng nếu như cần đến.
Tài liệu mới
Tài liệu mới