Cách viết mẫu hợp đồng mua bán nhà đất theo quy định pháp luật
Đăng bởi Timviec365.vn - 9773 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 04 năm 2024
- [TẢI NGAY] Mẫu quyết định tăng lương cho tập thể chuẩn xác nhất
- [DOWNLOAD] Mẫu giấy giới thiệu người vào đảng chuẩn nhất!
1. Tại sao cần viết hợp đồng mua bán nhà đất
Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, tặng nhà đất là văn bản hành chính thể hiện sự thỏa thuận, đồng thuận giữa các bên tham gia về việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đất. Hợp đồng mua bán nhà đất được lập giữa hai bên cơ bản là bên mua nhà đất và bên bán nhà đất, bên mua sẽ chi trả khoản tiền theo thỏa thuận cho bên bán để sở hữu bất động sản – nhà đất theo quy định.
Hợp đồng mua bán nhà đất là bản hợp đồng quan trọng thể hiện những đồng thuận, những thỏa thuận sang nhượng tài sản có giá trị cao. Chính vì vậy, đây cũng là một văn bản hành chính có giá trị pháp lý cao bởi thế nên sau khi kí kết các bên sẽ cần mang tới cơ quan có thẩm quyền để công chứng, xác nhận. Một trong những vai trò quan trọng nhất của hợp đồng mua bán nhà đất đó là khi có những tranh chấp xảy ra thì bản hợp đồng này sẽ là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp giữa các bên cũng như đảm bảo công bằng trước pháp luật.
Hiện nay, không chỉ mua bán nhà đất mà việc trao đổi, mua bán các sản phẩm giá trị khác như đều cần phải có hợp đồng mua bán tiêu biểu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần. Những bản hợp đồng này sẽ là căn cứ quan trọng để đối chất trước pháp luật khi có bất kỳ những mâu thuẫn, những tranh chấp sảy ra. Chưa kể tới, nói cũng là thủ tục hành chính quan trọng trong việc chuyển nhượng tài sản giữa bên bán và bên mua. Pháp lý hóa quá trình mua bán, sang nhượng bất động sản. Đồng thời đây cũng là thủ tục quan trọng để chủ sở hữu tài sản bất động sản đó là căn cứ thực hiện các sang tên trong các giấy tờ quan trọng liên quan khác như sang tên sổ đỏ.
Nhìn chung, khi trao đổi, mua bán hay chuyển nhượng bất động sản thì các bên bắt buộc phải viết hợp đồng mua bán nhà đất để đảm bảo các thủ tục pháp lý tại thời điểm đó cũng như về sau này.
Tải ngay mẫu hợp đồng mua bán nhà đất tại đây:
2. Cách viết hợp đồng mua bán nhà đất theo đúng quy định của pháp luật
Một trong những yếu tố quan trọng giúp bản hợp đồng mua bán nhà đất có giá trị pháp lý đó là nội dung được viết theo đúng quy định của pháp luật. Thêm vào đó là việc rõ ràng các thông tin, thỏa thuận liên quan trong bản hợp đồng này bao gồm giá cả chuyển nhượng, quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm của từng bên cũng là nội dung quan trọng để giải quyết vấn đề khi có bất kỳ những tranh chấp nào xảy ra. Cụ thể cách ghi hợp đồng mua bán nhà đầy đúng, chuẩn theo quy định của pháp luật như sau:
2.1. Tạo danh sách các mục và thông tin cá nhân giữa người mua và người bán bất động sản
Đầu tiên, bắt đầu bản hợp đồng sẽ là quốc hiệu tiêu ngữ, vớ mục này bạn chỉ cần viết in hoa theo đúng quy định. Kèm theo đó là tên chính xác của hợp đồng: CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT, cùng với số hiệu của hợp đồng. Thứ hai là thời gian viết hợp đồng, chỉ cần ghi ngày tháng năm và địa điểm mà bản hợp đồng này được soạn thảo.
Các bên tham gia trong hợp đồng sẽ bao gồm: Hop-dong-mua-ban-nha-dat_3005191758.doc
Bên A (bên chuyển nhượng): ghi đầy đủ thông tin họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cấp và ngày cấp, số sổ hộ khẩu, địa chỉ sinh sống. Nếu có ngoài một người chuyển nhượng tài sản, ví dụ như khi bán nhà ngoài chồng, trong hợp đồng mua bán nhà đấy sẽ cần cung cấp thêm thông tin vợ và cũng phải cung cấp những thông tin như đã nêu trên. Cuối cùng là thông tin chủ sở hữu bất động sản. Ví dụ: chung tư, phòng 840, tòa Hacinco, số 105, Linh Đường, Hoàng Mai, Hà Nội. Tên tài sản cần được ghi chi tiết, đầy đủ và rõ ràng.
Bên nhận chuyển nhượng (bên B): cũng cần ghi đầy đủ thông tin họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cấp và ngày cấp, số sổ hộ khẩu, địa chỉ sinh sống, số điện thoại liên hệ. Nếu có ngoài một người chuyển nhượng tài sản, ví dụ như mua tài sản bất động sản ngoài chồng, trong hợp đồng mua bán nhà đất sẽ cần cung cấp thêm thông tin vợ và cũng phải cung cấp những thông tin như đã nêu trên.
Ngoài ra, nếu trong lúc viết, ký kết hợp đồng có nhân chứng thì nội dung bản hợp đồng cũng phải đề cập đến thông tin cá nhân, họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân cùng ngày cấp và nơi cấp, hộ khẩu thường trú trong bản hợp đồng mua bán nhà đất này.
Sau những thông tin cơ bản sẽ là những đồng thuận trong thỏa thuận mua bán nhà đất được cụ thể hóa qua các điều trong nội dung của bản hợp đồng mua bán nhà đất.
Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà trọ
2.2. Cách ghi các thông tin về nhà đất
Thông tin nhà đất là mục quan trọng nhất mà hai bên phải viết chi tiết và chính xác trong bản hợp đồng mua bán nhà đất. Những thông tin này sẽ bao gồm quyền sử dụng đất, các thông tin liên quan đến tài sản bất động sản của mà bên A đang muốn sang nhượng cho bên B. Những thông tin bạn cần điền sẽ bao gồm tên thửa đất số, tờ bản đồ số, địa chỉ, diện tích đất, hình thức sử dụng (bao gồm sử dụng chung bao nhiêu mét vuông, sử dụng riêng là bao nhiêu mét vuông), mục đích– thời hạn và nguồn gốc sử dụng. Ngoài ra còn là những hạn chế về quyền sử dụng đất nếu có. Thông thường thì các hạn chế này chỉ ứng dụng cho một số loại đất đặc biệt ví dụ như đất không cấp sổ đỏ hay trên thửa đất sang nhượng đó không cho phép xây nhà kiên cố, …
Việc làm kinh doanh bất động sản
Hiện nay có rất nhiều giấy tờ, chứng từ có giá trị pháp lý quan trọng trong việc xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất và thường được gọi chung là giấy chứng nhận. Dựa vào giấy chứng nhận bạn có thể dễ dàng điền các thông tin vào hợp đồng một cách chuẩn xác nhất.
Tải ngay mẫu hợp đồng mua bán nhà đất tại đây: hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat.pdf
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê nhà làm văn phòng
2.3. Những thỏa thuận liên quan đến giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán
Cụ thể hóa về giá chuyển nhượng đất là do các bên tự thỏa thuận với nhau và trong bản hợp đồng chỉ cần ghi đúng theo giá thỏa thuận đã đưa ra. Một số người khi chuyển nhượng đất thường kê khai thấp hơn để tránh thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ cần phải nộp. Tuy nhiên, nếu việc ghi thấp hơn so với giá đất theo bảng giá do UBND cấp tỉnh hay không ghi giá chuyển nhượng thì thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính theo giá thành do UBND cấp tỉnh quy định.
Chưa kể tới, việc ghi thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế có thể đem lại rất nhiều những rủi ro sau này. Và nếu có những tranh chấp xảy ra thì khi đưa ra pháp luật giải quyết rất khó để bảo vệ quyền lợi của hai bên một cách công bằng nhất.
Chú ý rằng số tiền phải được viết đầy đủ bằng cả chữ và số để đảm bảo tính chính xác và tránh những thay đổi sau khi hợp đồng ký kết.
Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà xưởng
2.4. Các nghĩa vụ về lệ phí, phí và thuế cần nộp
Bản hợp đồng cũng phải đưa ra những thỏa thuận rõ ràng về phí, lệ phí và thuế mà các bên cần nộp bao gồm thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Cụ thể:
- Thuế thu nhập cá nhân: được tiến hành theo quy định trong Thông tư 111/2024/TT-BTC quy định về thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản sang thuế thu nhập cá nhân. Nghĩa là khi bạn bán một tài sản bất động sản nào đó, nhận về số tiền nhất định tức là bạn đã có thu nhập cá nhân – chính là số tiền từ việc bán tài sản bất động sản đó – vậy nên bạn sẽ cần đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật căn cứ vào giá trị chuyển đổi của tài sản bất động sản mà bạn vừa bán.
Vậy nên, trong hợp đồng mua bán nhà đất nếu không có thỏa thuận bên nhận chuyển nhượng (bên mua) thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân cho bên chuyển nhượng (bên bán) thì việc đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ mặc định là của bên bán. Và thời hạn muộn nhất để người bán thực hiện hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân là 10 ngày tính từ khi hợp đồng mua bán nhà đất được ký kết.
Còn trong trường hợp người nhận chuyển nhượng đồng ý thực hiện việc đóng thuế thu nhập cá nhân cho người chuyển nhượng thì thời điểm muộn nhất để tiến hành hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân là khi người nhận chuyển nhượng đăng ký quyền sở hữu bất động sản đó.
- Lệ phí trước bạ: lệ phí được nộp theo quy định Nghị định 140/2024/NĐ-CP về những biến động về sở hữu tài sản. Và trong hợp đồng mua bán nhà đất cùng cần thỏa thuận rõ bên tiếp hành nộp lệ phí này. Thông thương người thực hiện là bên nhận chuyển nhượng và thường được tiến hành khi ký kết các giấy tờ sang tên bất động sản.
- Phí thẩm định hồ sơ và phí cấp giấy chứng nhận: phí này được quy định theo Thông tư 85/2024/TT-BTC và thường được đóng bởi bên nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên nếu trong hợp đồng mua bán nhà đất có những thỏa thuận khác thì bên chuyển nhượng cũng có thể đóng khoản phí này.
2.5. Những thỏa thuận về nghĩa vụ đăng ký và chuyển giao giấy tờ
Hợp đồng mua bán nhà đất cũng phải có những thỏa thuận chi tiết về các thông tin này. Thông thường thì bên nhận chuyển nhượng sẽ trực tiếp thực hiện tại các cơ quan có thẩm quyền về đăng ký đất đai. Cũng như để tạo điều kiện và thực hiện những quy định chuẩn xác tiến hành chuyển giao giấy tờ sử dụng đất, sở hữu nhà ở, …
Chính vì vậy mà trong bản hợp đồng cũng phải có những quy định rõ ràng về các thỏa thuận liên quan đến nghĩa vụ đăng ký cũng như việc chuyển giao các giấy tờ quan trọng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng tài sản bất động sản này.
Cuối cùng kết thúc hợp đồng sẽ là chữ ký của các bên tham gia và cả chữ ký, dấu đỏ của cơ quan có thẩm quyền đối với bản hợp đồng này.
Nhìn chung, để hợp đồng mua bán đất có giá trị pháp lý cũng như đảm bảo những thỏa thuận rõ ràng giữa các bên thì bản hợp đồng của bạn sẽ cần đáp ứng những nội dung như thông tin đã trình bày. Ngoài ra, cũng có một số lưu ý khác mà bạn cần chú ý khi viết hợp đồng mua bán chuyển nhượng đất.
Tải ngay mẫu hợp đồng mua bán nhà đất tại đây: hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat.doc
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thi công xây dựng
3. Những điều cần lưu ý khi viết hợp đồng mua bán đất
Việc tuân thủ các quy định về trong cách viết nội dung hợp đồng thì chúng ta đã tìm hiểu phần trên, dưới đây là những lưu ý về hình thức, … bán cần đáp ứng như sau:
- Chú ý đến những giấy tờ khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hay các tài sản bất động sản gắn liền với đất. Những giấy tờ này thường bao gồm sổ đỏ, sổ hồng, chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc thỏa thuận sau khi ly hôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …
- Hợp đồng mua bán nhà đất sau khi được ký kết sẽ cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chỉ có như vậy thì văn bản mới có giá trị pháp lý.
- Về cấu trúc trình bày mẫu hợp đồng mua bán nhà đất sẽ cần đáp ứng tiêu chuẩn chung của một văn bản hành chính. Sẽ bao gồm các phần như quốc hiệu tiêu ngữ, tên văn bản, thông tin các bên tham gia, nội dung thỏa thuận và chữ ký.
- Văn bản hành chính này cần được trình bày rõ ràng, rành mạch không được tẩy xóa. Ngoài ra, cũng cần sử dụng câu từ trong sáng, rõ ràng không sử dụng các dạng nghệ thuật tu từ trong văn bản.
- Lưu ý các bên tham gia nên có những thỏa thuận rõ ràng, rành mạch, cụ thể trước khi đặt bút ký kết đồng thuận vào bản hợp đồng mua bán nhà đất. Nếu không phải chuyên gia và chưa có thời gian tìm hiểu kĩ thì bạn cũng có thể xem xét về mẫu hợp đồng môi giới nhà đất.
Nhìn chung, hợp đồng mua bán nhà đất là một văn bản hành chính vô cùng quan trọng được ký kết giữa bên nhận sang nhượng bất động sản và bên sang nhượng bất động sản. Bản hợp đồng này cũng là căn cứ quan trọng trước pháp luật để giải quyết những tranh chấp xảy ra. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ thông tin về mẫu hợp đồng mua bán nhà đất cùng cách viết chi tiết, chuẩn xác nhất theo quy định cho mình. Bạn đọc tìm hiểu thêm về mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế, tờ khai quyết toán thuế và mẫu hồ sơ khai thuế nếu thấy chúng hữu ích nhé.
Tài liệu mới
Tài liệu mới