Timviec365.vn Cung Cấp

236000 Tài liệu miễn phí

Mẫu sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo chuẩn

Đăng bởi Timviec365.vn - 12615 lượt xem

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc chắn bạn đã từng nghe thấy các cụm từ “khiếu nại”, “tố cáo” cùng các bản tin thời sự đề cập thông tin về chậm trễ trong giải quyết chậm các khiếu nại, tố cáo. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về khiếu nại, tố cáo cùng mẫu sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo chuẩn.

Việc làm luật - pháp lý

1. Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại là việc mà công dân, tổ chức, cán bộ, công chức yêu cầu, đề nghị cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền xem xét, kiểm tra các quyết định hành chính, hành vi vi phạm hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, quyết định kỉ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ, cơ sở chứng minh đó là hành vi trái với các quy định của pháp luật, được xác định là có sự xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

2. Tố cáo là gì?

Tố cáo là gì?

Tố cáo là việc mà công dân đưa thông tin về việc vi phạm pháp luật của cơ quan hoặc của tổ chức hoặc của cá nhân có hành vi gây thiệt hại hoặc có hành vi đe dọa gây thiệt hại lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, nhà nước. đến cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nắm rõ.

Việc làm nhân viên tư vấn luật

3. Khiếu nại và tố cáo có những điểm khác biệt gì?

Khiếu nại và tố cáo có những điểm khác biệt gì?

Khiếu nại và tố cáo có những điểm khác biệt như sau:

- Thứ nhất là chủ thể làm đơn khiếu nại tố cáo

+ Chủ thể thực hiện khiếu nại là công dân, tổ chức, cán bộ, công chức

+ Chủ thể thực hiện tố cáo chỉ có công dân

- Thứ hai là đối tượng làm đơn xin khiếu nại và tố cáo

+ Khiếu nại bao gồm 4 đối tượng là hành vi vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước; quyết định hành chính; người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước; quyết định kỉ luật cán bộ, công chức.

+ Tố cáo chỉ có 1 đối tượng hành vi vi phạm pháp luật

Xem thêm: Biên bản tiếp người đến khiếu nại tố cáo

- Thứ tư là yêu cầu về thông tin

+ Khiếu nại không có yêu cầu về thông tin

+ Tố cáo có yêu cầu về thông tin như sau: người tố cáo phải có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo (tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung tố cáo, bằng chứng thu thập được, nhân chứng của vụ việc,…). Nếu người tố cáo có sự gian dối, không trung thực thì sẽ bị khởi tố về tội vu khống theo quy định của Bộ luật Hình sự.

- Thứ năm là quyền lợi của chủ thể

+ Người khiếu nại và nhân thân sẽ không có bất cứ sự bảo vệ nào của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, người khiếu nại được phép nhờ luật sư tư vấn hoặc ủy quyền cho luật sư đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

+ Người tố cáo và nhân thân sẽ được áp dụng các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt, cần thiết để bảo toàn tính mạng, đảm bảo sức khỏe, cùng các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân (vị trí, chức vụ, chức danh công tác, tài sản, danh dự, nhân phẩm, địa chỉ nhà, địa chỉ nơi làm việc, số điện thoại)…

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền

- Thứ sáu là về thời hiệu giải quyết

+ Thời hiệu giải quyết khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc có thông tin về quyết định hành chính, hành vi hành chính

+ Thời hiệu quyết định xử lý khiếu nại tố cáo không có quy định cụ thể

- Thứ bảy là hướng giải quyết khi rút đơn

+ Cơ quan nhà nước sẽ không tiếp tục xử lý khiếu nại tố cáo, khi người viết đơn rút đơn khiếu nại của mình

+ Cơ quan nhà nước vẫn sẽ tiếp tục giải quyết vụ việc được tố cáo nếu có đủ căn cứ, bằng chứng xác thực hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc người tố cáo bị uy hiếp, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép rút đơn hoặc tố cáo sai sự thật

Xem thêm: Mẫu bản cam kết nghỉ việc

- Thứ tám là cơ quan giải quyết

+ Cơ quan giải quyết khiếu nại bao gồm: Cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết lần đầu, Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu (trong trường hợp người khiếu nại không chấp nhận hướng giải quyết lần đầu; khiếu nại quá thời hạn giải quyết); tòa án (khi muốn khởi kiện vụ án hành chính)

+ Cơ quan giải quyết tố cáo: Cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng nào thì sẽ giải quyết tố cáo thuộc chức năng cơ quan đó phụ trách, đảm nhận, nếu thấy nội dung tố cáo không thuộc thẩm quyền cơ quan mình thì chuyển tiếp đến cơ qua có thẩm quyền và phải có thông báo cho người tố cáo.

 

>> Tải mẫu Sổ theo dõi giải quyết khiếu nại đầy đủ nhất tại đây ngay!!

File mẫu sổ theo dõi khiếu nại tố cáo

Mau-so-theo-doi-giai-quyet-khieu-nai-to-cao.rar

 

4. Mẫu sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo chuẩn

4.1. Mục đích của việc lập sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo

Sổ theo dõi khiếu nại tố cáo là mẫu sổ được dùng để ghi chép lại các vụ khiếu nại, tố cáo theo từng thời gian, thời điểm cụ thể để theo dõi. Mẫu sổ theo dõi khiếu nại cần được ghi đầy đủ, chi tiết để cả người ghi lẫn người theo dõi, giám sát đều có thể xem và nắm được những thông tin quan trọng được ghi trong cuốn sổ khiếu nại.

Timviec365.vn cung cấp cho các bạn mẫu sổ theo dõi khiếu nại tố cáo đầy đủ và hoàn chỉnh nhất tại đây, giúp những bạn cần sử dụng sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo cho mình cuốn sổ đầy đủ, rõ ràng. Hi vọng các bạn sẽ hài lòng với biểu mẫu này.

Tuyển dụng

4.2. Những yếu tố quan trọng cần có trong sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo

Timviec365.vn lưu ý đến các bạn về việc trình bày cũng như một số yếu tố không thể thiếu trong cuốn sổ theo dõi giải quyết giấy đề nghị khiếu nại tố cáo, bao gồm:

- Quốc hiệu: Dòng Quốc hiệu được trình bày rõ ràng ở đoạn đàu, nằm chính giữa khổ giấy. Nếu dòng thứ nhất để cỡ chữ 12 thì dòng thứ 2 để cỡ chữ 13. Còn nếu dòng thứ nhất để cỡ chữ 13 thì dòng thứ 2 để cỡ chữ 14.

- Tên cuốn sổ: SỔ THEO DÕI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, quyển số bao nhiêu, thời gian mở sổ (ngày, tháng, năm).

- Nội dung cần có bao gồm: số thứ tự, tên người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết Chú ý, mục này các bạn cần ghi đầy đủ họ tên của những người liên quan trong nội dung cuốn sổ. Ngoài ra còn có tình trạng về tiến độ (đã giải quyết xong hay đang giải quyết), ghi chú.

- Tiếp theo, các bạn cũng cần chú ý ghi lại thời điểm những vụ việc ghi trong sổ được tính từ thời điểm nào và tổng số các khiếu nại (Đã nhận, đã giải quyết và đang giải quyết)

- Phần kết: Các bạn cần ghi rõ “Tỉnh/thành phố”, thời gian ghi thông tin vào các trang của cuốn sổ. Đừng quên xin chữ ký của người đại diện và đóng dấu.

Trên đây là những thông tin càn thiết giúp các bạn tải biểu mẫu chuẩn về và lưu lại để sử dụng bất cứ khi nào cần. Đồng thời cũng giúp các bạn biết cách trình bày cũng như những lưu ý về các yếu tố cần thiết có trong dạng biểu mẫu này.

Mẫu sổ theo dõi giải quyết khiếu nại, tố cáo

 

>> Tải mẫu Sổ theo dõi giải quyết khiếu nại đầy đủ nhất tại đây ngay!!

Mau-so-theo-doi-giai-quyet-khieu-nai-to-cao.rar

 

>>> Xem thêm: Bạn có thể download ngay những mẫu hợp đồng lao động mới nhất mới nhất và tất cả những lưu ý mà người lao động cần biết tại đây mà không phải trả bất cứ chi phí nào.

>> Tạo cv bằng tiếng anh chuyên nghiệp dễ dàng ? Tham khảo ngay mẫu cv tiếng anh đẹp nhất tại Timviec365.vn.

Tác giả: Timviec365.vn